Hiện trạng hoạt động du lịch huyện CaoPhong

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 70)

9. Cấu trúc của luận văn

2.6.4.Hiện trạng hoạt động du lịch huyện CaoPhong

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch: huyện Cao Phong có quốc lộ 6 là tuyến đường Bắc Nam chạy qua huyện, nối liền thành phố Hòa Bình và huyện Tân Lạc. Ngoài ra, còn có tuyến đường 21A nối với đường quốc lộ 6, từ ngã ba đường 6 chạy qua dốc Cun sang phía Đông trên đường đi Kim Bôi. Bên cạnh đó, tuyến đường thủy sông Đà , hồ Hòa Bình cũng thuận lợi trong giao thông vận tải đi lại giữa huyện và các huyện lân cận trong toàn tỉnh.

Cơ sở lưu trú phục vụ du lịch: do hoạt động du lịch tại đây còn mang tính tự phát, manh mún của người dân, chưa có sự đầu tư của các cấp vào du lịch nên còn rất hạn chế. Hầu hết các cơ sở lưu trú là các nhà nghỉ ven đường, nhà sàn, nên chưa

64

thu hút nguồn khách du lịch lưu trú qua đêm tại vùng, đặc biệt là đối tượng khách có kinh tế và đòi hỏi cao về dịch vụ.

Các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Các công ty du lịch: hiện nay hầu hết các công ty du lịch trên địa bàn Hòa Bình, Hà Nội và các tỉnh lân cận đều triển khai các chương trình tour Hà Nội đi Thung nai trong ngày, hai ngày..như các công ty du lịch Vietravel, Saigon tourism, Fidi tour…Có nhiều công ty tổ chức điểm tham quan kết hợp đi Mai Châu hoặc Mộc châu lịch khởi hành hàng tuần như Pys Travel. Vietnam Paradise Travel, Open tour, Khánh sinh tour…

Các loại hình du lịch: tại đây có thể phát triển nhiều loại hình du lịch tương xứng với tiềm năng của vùng như sau:

Du lịch Mạo hiểm: có thể tổ chức các tour du lịch mạo hiểm trên sông Đà, hoặc các dãy núi với loại hình chèo thuyền, bè mảng, thi bơi lội. Trong hoạt động du lịch mạo hiểm, cần thiết lập các đội cứu hộ, cơ quan quản lý điểm du lịch, phương tiện vận chuyển và các trang thiết bị cứu trợ kịp thời, đảm bảo an toàn, an ninh cho du khách tham gia hoạt động du lịch.

Du lịch văn hóa, tâm linh: điểm văn hóa du lịch tâm linh có thể tổ chức các điểm là Đền thác Bờ, động Thác Bờ. Tại đây, du khách có thể đi thuyền tham quan lòng hồ sông Đà, ngắm cảnh hai bên bờ hồ, các tảng đá với hình thù ngộ nghĩnh, tham quan đền Thác Bờ - là một ngôi đền tồn tại nhiều năm, tương truyền đền Bờ thờ bà chúa thác Bờ là Đinh Thị Vân người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao , hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương. Sau khi hai bà mất thì thường hiển linh giúp đỡ người dân, phù hộ cho mưa thuận gió hòa , nên nhân dân đã phong cho hai bà là thánh và lập đền thờ. Ngay khi làm lễ tại đền xong, du khách có thể thưởng thức cá nướng nổi tiếng của Hòa Bình với các quán gần đền. Tham quan động Thác Bờ với nhiều tầng, thạch nhũ muôn hình vạn trạng lung linh soi bóng nước , có cây vàng, cây bạc, ô trời, lọng trời…Động có chiều sâu tới hơn 100 m, lòng động gập ghềnh, nhấp nhô chỗ rộng, chỗ hẹp, đặc biệt là đàn đá, dàn cồng chiêng Mường với vẻ đẹp tuyệt mỹ, hấp dẫn du khách.

65

Du lịch sinh thái: thiên nhiên và phong cảnh nơi đây phù hợp tổ chức du lịch sinh thái, kết hợp tham quan cảnh đẹp tự nhiên của hồ Hòa Bình, và thưởng thức ẩm thực, sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây.

Nguồn khách và doanh thu từ du lịch: huyện Cao Phong nhờ có chính sách phát triển du lịch của huyện, nên số lượng khách du lịch đến các điểm du lịch của huyện ngày càng cao. Cụ thể năm 2011 toàn huyện đón trên 95.300 lượt khách với doanh thu đạt 4,8 tỷ đồng, năm 2012 lượng khách của huyện tăng lên 97.800 lượt khách, doanh thu đạt 4,9 tỷ đồng, trong đó số lượng khách quốc tế có trên 4000 lượt khách. Năm 2013 huyện đã tăng cường công tác xây dựng và kiện toàn hệ thống cở vật chất nhằm phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng của huyện. Nguồn khách của huyện chủ yếu các công ty du lịch liên hệ trực tiếp điểm du lịch trong xây dựng và phát triển sản phẩm đặc thù.

Bảng 2.7. Doanh thu hoạt động du lịch huyện Cao Phong từ năm 2011 -2013

Năm

Tổng lƣợt khách (lƣợt)

Lƣợt khách Doanh thu ( tỷ đồng) Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa

2011 23.564 68 23.496 210 897

2012 26.198 326 25.872 278 900

Quý 1.2013 29.103 857 28.246 300 1.000

( Nguồn: Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Phong năm 2013) Một số đánh giá về hoạt động du lịch văn hóa Mường tại Cao Phong

Hoạt động du lịch tại Cao Phong có thể nói khá nổi bật. Nằm chung trong hoạt động du lịch văn hóa kết hợp tham quan nghỉ dưỡng. 87,1% lượng khách được khảo sát đến với Cao Phong nhằm mục đích tận hưởng không khí trong lành của vùng đất này. Đồng thời khám phá cảm nhận những nét đẹp của nền văn hóa Mường đặc sắc với những tập tục, lễ hội… Thời gian du khách dành tham quan tại Cao Phong thường là 2 ngày (50% lượng khách) đây là khoảng thời gian tương đối thích hợp để có thể khám phá những nét văn hóa người Mường tại Cao phong. Đồng thời có thể tham quan và thưởng thức khá nhiều những sản vật tịa địa

66

phương: Cam, mía… Bên cạnh đó, với khoảng thời gian lưu lại lâu hơn, du khách có những khám phá sâu về nền văn hóa, phong tục tập quán tại Cao Phong (33,3%). Là địa bàn còn nhiều nếp nhà sàn, mang dáng dấp và kiến trúc cổ của người Mường. Bản Giang Mỗ tại cao phong thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của khách du lịch. 37% du khách đã chọn lựa hình thức lưu trú tại nhà sàn. Với hình thức lưu trú này, du khách cảm nhận rõ nét những nét văn hóa của cư dân nơi đây.

Đánh giá về chất lượng cơ sở hạ tầng, 64% du khách đánh giá chất lượng tốt. Đối với chất lượng phục vụ dịch vụ du lịch, 76% du khách đánh giá chất lượng tốt. Đây là những đánh giá cho thấy hiệu quả của sự đầu tư trong hoạt động du lịch đúng đắn. Sự hài lòng của du khách chính là sự thành công đáng kể của hoạt động du lịch đồng thời khẳng định những nỗ lực của các bên tham gia cung cấp dịch vụ, đặc biệt là từ phía người dân. 54% du khách chọn lựa các sản phẩm thổ cẩm làm quà tặng cho người thân, đây là các sản phẩm thủ công do cư dân. Với 97% lượng khách sẽ quay trở lại và có thể quay trở lại, càng đánh giá cho sự thành công mà du lịch Cao Phong đạt được trong thời gian qua.

Hiệu quả đã đạt được: du lịch của huyện những năm gần đây đã có sự tăng trưởng và phát triển về số lượng, tuy nhiên vẫn còn chậm và nhỏ lẻ hơn so với các vùng khác trong tỉnh. Doanh thu từ du lịch của huyện trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng đáng kể. Điều đó, phải kể đến những chính sách nhằm phát triển hoạt động du lịch, phát triển tương xứng với tiềm năng của huyện. Theo ý kiến của du khách Hoàng Thị Thanh Nga, 28 tuổi, là nhân viên văn phòng, tổng công ty dược phẩm Hà Nam, Tp Phủ Lý, Hà Nam cho rằng: “cần nhân rộng mô hình du lịch tại bản Giang Mỗ đến các địa phương khác, du khách đến đây được người dân phục vụ rất chu đáo, xem đồ mà không mua người bán hàng vẫn vui vẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp, thích nhất là được sống trong ngôi nhà của người Mường, được sống và hòa mình với người dân trong bản. Hi vọng giữ mãi truyền thống như thế trong tương lai”. Du khách Nguyễn Duy Nguyên, 31 tuổi, cán bộ hành chính, công ty vận tải đường sắt Hà Lạng, tại Tp Bắc Giang cho rằng: Tôi nhận thấy du lịch tại địa phương có nhiều tiềm năng phát triển hơn nữa, điểm thu hút tôi ở đây chính là được sống và ăn cùng người dân tộc, được nghe họ kể chuyện, họ đàn hát về dân tộc họ,

67

mà ở miền xuôi không có được. Mặc dù, hoạt động du lịch đã đem lại cuộc sống ấm no cho người dân, nhưng không thể phủ nhận bất cập hiện nay ở điểm du lịch tại huyện là hầu hết các gia đình tham gia hoạt động du lịch đều đang bỏ các công việc trước đâu của họ, đây là điểm rất quan ngại nếu du lịch tại huyện không còn là xu thế phát triển và thu hút khách du lịch trong tương lai.

Những hạn chế còn tồn tại: tiềm năng văn hóa Mường tại huyện hiện nay vẫn còn đang bỏ ngỏ, các điểm tham quan du lịch, khu du lịch chưa nhận được đầu tư từ các dự án bên ngoài. Hầu hết đều là vốn từ các cấp đưa xuống, nên cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nghèo nàn, thô sơ chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của khách du lịch. Theo như bác trưởng xóm Nguyễn Văn Hậu cho biết: “Bây giờ đời sống khó khăn cần có sự đầu tư của Nhà nước, cả bản không có máy tính, không có điểm dịch vụ internet. Trước kia ở bản có cây cầu tre bắc qua sông thơ mộng là thế. Bây giờ là cầu bê tông đã làm mất đi cảnh quan du lịch, nên rất muốn thay lan can cầu bằng cây tre giả bê tông. Về lâu dài cần có sự quy hoạch hợp lý hơn. Chỗ nào có thể khai thác thế mạnh thiên nhiên như suối chảy qua xóm, bản, chỗ nào là khu xử lý chất thải, nhà vệ sinh cho khách vì hiện tại chưa có nhà vệ sinh công cộng cho khách…đều phải có sự tính toán lại. Dân bản đang mong chờ từng ngày để có một khu du lịch cộng đồng hấp dẫn du khách…”

Tiểu kết chƣơng 2

Từ những thông tin đánh giá và tìm hiểu thực tế nội dung như trên, có thể thấy rằng văn hóa Mường tại Hòa Bình có rất nhiều tiềm năng du lịch để xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng. Mặc dù các điểm du lịch đã đẩy mạnh các hình thức quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước và ngoài nước, tuy nhiên chưa mang lại hiệu quả cao, hoặc nguồn vốn đầu tư cho quảng cáo chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Từ việc tìm hiểu văn hóa truyền thống của dân tộc Mường nhằm phát triển du lịch hiện có nhiều tài liệu, và tư liệu về nhiều loại hình văn hóa đặc sắc của tỉnh Hòa Bình. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt nhận thức, chưa có kinh nghiệm mà nhiều loại hình văn hóa chưa được khai thác phục vụ du lịch. Nên chăng cần có kiến thức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

68

phổ biến và chọn lọc văn hóa nhằm phục vụ cho du lịch, mà không làm mất đi dần nét văn hóa trong từng phong tục, tập quán của nhân dân.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển sản phẩm du lịch văn hóa là rất cần thiết. Nó là một trong bốn yếu tố hình thành và cấu thành nên sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Chính vì vậy, cần có chính sách khuyến khích người dân tham gia vào du lịch nhằm tăng cường thêm nhân lực du lịch tại chỗ, giữ gìn và phát triển văn hóa gắn với bảo tồn, nâng cao nhận thức và việc làm cụ thể cho người dân. Ngoài ra, cần tìm hiểu và đáp ứng mong muốn nhu cầu của người dân, hài hòa các lợi ích tham gia phát triển sản phẩm du lịch giữa cư dân địa phương, chính quyền địa phương, các đơn vị cung ứng du lịch và du khách.

Hầu hết các điểm du lịch, di tích hiện nay đang đi vào khai thác du lịch đều đã được sửa chữa và làm mới nhằm phục vụ nhu cầu du lịch của du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc quản lý vấn đề xây dựng còn chưa chặt chẽ, hiện tượng thiếu mỹ quan so với tài nguyên du lịch cũng đang gây bức xúc cho người dân khi tham gia phục vụ du lịch. Nên chăng, cần có chính sách quản lý và quy trình tu sửa điểm di tích, khu du lịch một cách khoa học và hài hòa với tự nhiên của vùng.

69

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH VĂN HÓA MƢỜNG HÒA BÌNH THEO HƢỚNG BỀN VỮNG 3.1. Định hƣớng phát huy giá trị văn hóa tộc ngƣời trong phát triển du lịch

3.1.1. Các nhu cầu phát triển du lịch văn hóa trong việc khai thác giá trị văn hóa tộc người tộc người

3.1.1.1. Nhu cầu về việc nâng cao chất lượng cuộc sống, nghỉ ngơi, vui chơi

Do hiện nay đời sống của người dân càng càng nâng cao, mức thu nhập và thời gian rảnh rỗi nhiều, thêm vào đó là cuộc sống nhiều áp lực trong công việc. Chính vì vậy, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng trở thành là nhu cầu thiết yếu, tránh xa cuộc sống phố phường thường nhận, du khách thường lựa chọn những điểm du lịch nghỉ ngơi cuối tuần, vui chơi và giải trí nhằm giải tỏa tâm lý stress trong công việc, cũng như có thời gian giành cho gia đình. Do vậy, việc lựa chọn điểm đến du lịch gắn với thiên nhiên và không khí trong lành là lựa chọn của nhiều du khách. Việc phát triển hoạt động du lịch tại các dân tộc thiểu số cũng là một nhu cầu khách quan, rất thiết thực với con người. Trong đó, xuất phát nhu cầu không chỉ là đặc điểm của du khách thành thị, mà còn là điểm thu hút du khách các địa phương khác mong muốn tìm đến khám phá và tìm hiểu điểm du lịch.

Trong hoạt động du lịch tại điểm du lịch là các dân tộc thiểu số đang là tâm điểm thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu đời sống của người dân nơi đây. Tại đây, về văn hóa được bảo tồn tương đối nguyên vẹn, chưa ảnh hưởng nhiều bởi quá trình đô thị hóa và thương mại hóa, ngoài ra thiên nhiên rất hoang sơ, các bản làng còn giữ được nếp sống của dân tộc mình, nên đây được coi là điểm hấp dẫn cho du khách quốc tế khi đến Việt Nam.

3.1.1.2. Nhu cầu về việc làm và nâng cao đời sống cho người dân

Hòa Bình là một tỉnh miền núi với sô dân có đến hơn 795 triệu dân sinh sống, các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, và phụ thuộc vào rừng, điều kiện tự nhiên như săn bắt động vật quý hiếm, lấy gỗ... Chính vì thế , đời sống người dân tương đối nghèo và mức sống thu nhập thấp so với các tỉnh khác. Có thể nhận thấy điều kiện tự nhiên, nhân văn tương đối hấp dẫn để tỉnh có thể phát

70

triển hoạt động du lịch, một mặt giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, một mặt du lịch cũng là một ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân nâng cao kiến thức và thu nhập người dân. Hoạt động du lịch phát triển sẽ giúp người dân bớt lệ thuộc vào rừng, và tránh di dân tự do tại vùng, tận dụng được nguồn lao động tại chỗ, giúp người dân có thể lập nghiệp và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Trong các loại hình du lịch hiện nay đang được chú ý đến nhất và đem lại hiệu quả tương đối rõ rệt đó là du lịch cộng đồng, tức là người dân cùng tham gia và là chủ thể của hoạt động du lịch, đây cũng là điểm sáng trong hoạt động du lịch tại Hòa Bình trong các năm sắp tới.

3.1.1.3. Nhu cầu về việc phát triển đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước

Hiện nay ở nước ta khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng là rất lớn, do đó việc quy hoạch và phát triển du lịch tại các tỉnh miền núi là điều hết sức cần thiết, nó không chỉ đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên phục vụ cho hoạt động du lịch, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng mà còn là một cơ hội giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Tuy nhiên, tại các tỉnh miền núi đặc biệt là tỉnh Hòa Bình thì bên cạnh những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi cho phát triển du lịch, còn có

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 70)