Khái quát về tỉnh HòaBình

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 37)

9. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về tỉnh HòaBình

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 73 km về phía Tây Bắc của Việt Nam, Hòa Bình là một tỉnh miền núi giáp gianh với các tỉnh Hà Nội, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Sơn La và Thanh Hóa. Nơi đây, từ lâu đời dân cư lưu trú từ rất sớm với nền “Văn Hóa Hòa Bình” mang dấu ấn riêng và đậm nét. Tỉnh Hòa Bình được thành lập vào cuối đời nhà Nguyễn, tỉnh lị là Chợ Bờ, sau này thì chuyển về thành phố Hòa Bình. Đến năm 1976 tỉnh Hòa Bình sát nhập với tỉnh Hà Tây cũ (Hà Nội ngày nay) mang tên Hà Sơn Bình. Ngày 12/8/1991, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách tỉnh Hà Sơn Bình về hai tỉnh như cũ là Hà Tây cũ (Hà Nội ngày nay) và tỉnh Hòa Bình. Hòa Bình là một tỉnh được coi là cái nôi của dân tộc Mường với các địa danh nổi tiếng ( Bi, Vang, Thàng, Động). Văn hóa Mường là văn hóa tộc người đã sớm khẳng định bản sắc riêng: qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống. Tất cả hội tụ được bảo tồn và phát triển qua hàng nghìn năm lịch sử.

Hòa Bình là một tỉnh giàu tiềm năng về văn hóa, sản xuất nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thủy điện và du lịch. Là một vùng đất đa dân tộc mang giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

Hiện nay, địa giới hành chính của tỉnh Hòa Bình tương đối ổn định gồm tổng diện tích tự nhiên hơn 4 nghìn km2, tổng dân số trên 8 vạn dân, có 11 huyện, thành phố: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Thủy, Kỳ Sơn, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. Trong đó có 210 xã, phường và thị trấn, có 6 dân tộc sinh sống ( Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông), trong đó dân tộc Mường chiếm đa số dân với 63,3% dân số toàn tỉnh.

Hòa Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, phân chia thành 2 vùng rõ rệt: vùng núi cao nằm ở phía Tây bắc có độ cao trung bình 600 -700m. Nơi đây có địa hình hiểm trở, diện tích 212,740ha, chiếm 44,8% diện tích của toàn vùng; vùng núi thấp nằm ở phía

31

Đông Nam có diện tích 262,202 ha, chiếm 55,2% diện tích của toàn tỉnh, địa hình bao gồm các dải núi thấp, ít bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 -250m, độ cao trung bình từ 100 -200m. Bên cạnh đó, hệ thống sông ngòi trên địa bàn được phân bố tương đối đồng đều với các con sông lớn: sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng, sông Bùi. Sông Đà là sông lớn nhất chảy qua tỉnh có lưu vực 15.000 km2, chạy qua các huyện Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn, và thành phố Hòa Bình với tổng chiều dài 151 km. Hồ sông Đà ( hay còn gọi là Thủy điện sông Đà) có dung tích 9,5 tỷ m2 nước, rất có tiềm năng phát triển du lịch.

Nhờ có địa hình phân chia làm 2 vùng, nên Hòa Bình có nền khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Trong cả năm thì tháng 7 có nền nhiệt độ cao nhất trung bình từ 270C - 200C, và tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 0C - 16,50C. Với điều kiện về khí hậu tương đối thuận lợi, Hòa Bình có lợi thế phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa, nhân văn và nghỉ dưỡng.

Dân số Hòa Bình theo báo cáo của tổng cục Thống kê tháng 09 năm 2012 dân số trung bình của tỉnh Hòa Bình là 799,8 nghìn người, mật độ phân bố dân cư 174 người/ 1 km2. Nguồn lao động dồi dào với hơn 50 vạn người trong độ tuổi lao động. Trong đó, số lao động được đào tạo chiếm khoảng 25% tuổi lao động trung bình từ 22 tuổi đến 25 tuổi đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, và sự phát triển du lịch nói riêng. Trung bình mỗi năm lực lượng lao động của tỉnh được bổ sung thêm 10.178 người. Số lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 83,18% dân số, trong khi đó lao động trong ngành dịch vụ chiếm 41%. [17,tr33]3

Về kinh tế - xã hội tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 khoảng 11,5%, đến năm 2012 tăng lên 11,8%. Thu nhập GDP bình quân đầu người của toàn tỉnh đạt 13,4 triệu đồng, không còn hộ đói, tỷ lệ nghèo giảm còn 14%. Trong nền kinh tế cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển hướng theo yêu cầu của xã hội, tỉ trọng các ngành Nông

3 .Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình(2011), Báo cáo tình hình phát triển du lịch, dịch vụ 2005 –

32

– Lâm – Ngư nghiệp đạt 34,2%, ngành Công nghiệp – xây dựng đạt 32,8%, các ngành dịch vụ đạt 33%.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm du lịch dựa trên giá trị văn hoá Mường Hoà Bình (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)