2.1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh An Giang nằm ở toạ độ địa lý giữa vĩ tuyến 100 và 110 vĩ độ Bắc, giữa kinh tuyến 104,70 và 105,50 kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 1.900 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3.406 km2, chiếm 1,03% tổng diện tích tự nhiên cả nƣớc. Ðƣờng giao thông quan trọng nhƣ đƣờng quốc lộ 91; hệ thống sông ngòi chính có sông Cửu Long chảy qua.
2.1.1.2. Ðịa hình
Vùng núi chiếm 27,3% diện tích tự nhiên của tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng. Ðiểm cao nhất cao 714m, điểm thấp nhất cao 0,7m so với mặt nƣớc biển.
2.1.1.3. Khí hậu
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mƣa bão tập trung từ tháng 5 đến tháng 11; lũ hàng năm do sông Cửu Long tràn về ngập 70% diện tích tự nhiên của tỉnh. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.132 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 370C, thấp nhất là 230C; hàng năm có 2 tháng nhiệt độ trung bình là 270C, tháng lạnh nhất là tháng 12. Các hiện tƣợng gió lốc, mƣa đá vào tháng 5 và 6 hàng năm.
2.1.1.4. Dân số - dân tộc
Theo kết quả điều tra của viện nghiên cứu dân tộc học ngày 1/4/1999, tỉnh An Giang có 2.044.376 ngƣời. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 1.065.789 ngƣời.
Trên địa bàn tỉnh có trên 20 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 1.940.996 ngƣời, chiếm 94,94%. Các dân tộc thiểu số khác nhƣ dân tộc Hoa có 2.629 ngƣời, chiếm 0,13%; dân tộc Khơ-me có 364 ngƣời, chiếm 0,02%; dân tộc Chăm có 122 ngƣời, chiếm 0,01%; dân tộc Tày có 136 ngƣời, chiếm 0,01%; dân tộc Phù Lá có 17 ngƣời; dân tộc Mƣờng có 45 ngƣời; dân tộc Nùng có 38 ngƣời và các dân tộc khác chiếm 4,89%.
2.1.1.5. Trình độ dân trí
Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11 huyện, thị, thành phố với số xã là 140; tỷ lệ ngƣời biết chữ chiếm 97%. Số học sinh phổ thông năm học 2001- 2002 là 419.015 em. Số giáo viên toàn tỉnh là 12.155 ngƣời. Số thầy thuốc có 730 ngƣời; số bác sĩ, y sĩ là 1.117; bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 9 ngƣời.
2.1.1.6. Tài nguyên
Tài nguyên đất: Tỉnh An Giang có 340.623 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 256.179 ha, chiếm 75,20%; diện tích đất đất lâm nghiệp có rừng là 11.789 ha, chiếm 3,46%; diện tích đất chuyên dùng là 26.298 ha, chiếm 7,72%; diện tích đất ở là 19.835 ha, chiếm 5,82% và diện tích đất chƣa sử dụng, sông suối đá là 26.522 ha, chiếm 7,78%. Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 248.466 ha, chiếm 96,98%, riêng đất lúa có 220.600 ha gieo trồng đƣợc 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 4.530 ha, chiếm 1,76%; diện tích đất có mặt nƣớc nuôi trồng thuỷ sản là 703 ha, chiếm 0,27%. Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 3.436 ha, đất có mặt nƣớc chƣa sử dụng là 2.998 ha, núi đá không có rừng cây và sông suối là 13.910 ha.
Tài nguyên rừng: Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 13.653 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 778 ha, rừng trồng là 12.875 ha. Các khu bảo tồn thiên nhiên nhƣ rừng tràm Trà Sƣ.
Tài nguyên du lịch:
- Làng nghề truyền thống: Làng dệt thổ cẩm Châu Phong, làng nghề mộc Long Điền, làng lụa Tân Châu…
- Hệ thống thánh đƣờng: Thánh đƣờng Mubarac, Al Khairiyah, Jamiul Muslimin, Al Khairiyah…
- Hệ thống lễ hội: Tháng nhịn chay Ramadan, tết Roya Fitrack, lễ cầu an Tolakbala, lễ kỷ niệm đức Muhammaad, lễ hội Bà Chúa Xứ…
- Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh:Khu lƣu niệm quê hƣơng Bác Tôn Đức Thắng, Nhà bảo tàng Thoại Ngọc Hầu, Khu du lịch Châu Ðốc, Khu du lịch Lâm Viên, Núi Cấm, Di tích Hoà Thành Cổ Tự, Khu di tích khảo cổ nền văn hóa Óc Eo…