- Làng nghề mộc Long Điền
b) Bối cảnh trong nƣớc
3.2.2. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm AnGiang
3.2.2.1. Về tổ chức quản lý
Các làng Chăm tham gia hoạt động du lịch một cách tự phát dẫn đến sản phẩm bị trùng lắp, từ đó hạn chế sức cuốn hút đối với du khách, cần có bộ máy quản lý du lịch tại mỗi làng Chăm. Việc kết nối các làng Chăm lại với nhau là rất cần thiết để chọn lọc những sản phẩm đặc trƣng của mỗi làng từ đó nâng cao chất lƣợng loại hình du lịch này.
3.2.2.2. Về sản phẩm du lịch văn hóa Chăm An Giang
- Đa dạng hóa về chủng loại, kiểu dáng, kích thƣớc, màu sắc của sản phẩm dệt thổ cẩm, sáng tạo hoa văn đẹp mắt…Sản phẩm thổ cẩm là thế mạnh của làng Chăm nên cần tận dụng tối đa.
- Liên kết trong phát triển du lịch: Trong một tour cần có sự kết hợp với các nội dung khác nhau: tìm hiều văn hóa dân tộc Khmer, Hoa, kết hợp với du lịch sinh thái, leo núi…nhằm thu hút đƣợc một lƣợng lớn du khách và tạo đƣợc sự hấp dẫn.
Các sản phẩm du lịch Chăm đặc thù tại An Giang
Ngày nay, An Giang đang trên đà phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội...Với đặc thù của một tỉnh miền Tây Nam Bộ có đồng lúa mênh mông, có sông xanh nƣớc biếc, có dãy Thất Sơn hùng vĩ và rừng tràm bạt ngàn,... Cùng với truyền thống năng động, phóng khoáng, hiếu khách, Cộng đồng ngƣời Chăm An Giang đang tham gia một cách tích cực vào các hoạt động phát triển du lịch để vực dậy các tiềm năng từ lợi thế tài nguyên du lịch, từ các hoạt động văn hóa, lễ hội, làng nghề truyền thống...
Trên cơ sở những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của ngƣời Chăm nhƣ: làng nghề truyền thống truyền làng lụa Tân Châu, làng dệt thổ cẩm Châu Phong, Châu Giang, làng nghề mộc Long Điền. Bên cạnh đó còn có nghệ thuật ca, múa, kịch và hệ thống các lễ hôi, nghệ thuật ẩm thực đặc trƣng…đã tạo ra các sản phẩm du lịch mới, độc đáo và mang nét đặc trƣng riêng của tỉnh có sức hấp dẫn mạnh mẽ, cần phát triển du lịch văn hóa lễ hội Chăm gắn với làng nghề dệt và mộc Chăm, tiếp tục trùng tu, tôn tạo cảnh quan và đƣa vào khai thác hệ thống các thánh đƣờng và các lễ hội đặc trƣng để phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu các giá trị văn hóa Chăm. Đặc biệt là thánh đƣờng Mubarac và lễ hội Roya.
Bên cạnh loại hình du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng thông thƣờng và đang phổ biến hiên nay ở các tỉnh thành trên cả nƣớc nói chung và ở An Giang nói riêng thì ngành du lịch An Giang nên xây dựng và phát triển loại hình du lịch Homestay (du lịch ở tại nhà của ngƣời dân – “Một ngày làm ngƣời Chăm”) đối với hoạt động du lịch văn hóa truyền thống của ngƣời Chăm. Hình thức du lịch homestay không mới đối với An Giang vì hiện nay tại An Giang đang đƣa vào khai thác thử nghiệm loại hình du lịch này với sự ra đời của trung tâm du lịch Châu Phong, nhƣng gần nhƣ chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ khai thác, phổ biến mạnh mẻ dựa trên các giá trị tài nguyên du lịch vốn có của mình ở An Giang, trong khi vùng đất này có đầy đủ yếu tố để vận dụng loại hình du lịch thú vị này.
Làng dệt thổ cẩm Châu Phong, Châu Giang và làng lụa Tân Châu là những ''mỏ vàng'' của du lịch An Giang, và còn nữa những ngôi làng. Tuy nhiên, muốn nhƣ vậy, ngành này và các công ty du lịch phải liên kết và phối hợp thật chặt chẽ, sâu rộng với
ngƣời Chăm tại các thôn làng. Quy hoạch, phát triển các làng nghề không hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, tự phát triển, tự sản xuất và tìm đầu ra mà phải có tổ chức, có hợp tác xã,…để phát triển một cách đồng bộ, chúng ta có thể học hỏi cách làm du lịch của ngƣời Malaisia, ở Hội An. Đầu tƣ cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch trong làng nhƣ phòng trƣng bày, an ninh, môi trƣờng xanh sạch. Nghiên cứu tạo sản phẩm làng nghề đặc sắc, tinh xảo, hấp dẫn để phục vụ du khách và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng. Ngƣời dân làng nghề có kiến thức chung về nghiệp vụ du lịch và khả năng giao tiếp với du khách.
Kết hợp du lịch lễ hội với các giá trị và loại hình du lịch văn hóa khác của ngƣời Chăm (lễ Ramadan, Roya, nghệ thuật biểu diễn ca – múa – kịch…), với các sản phẩm du lịch văn hóa, tham quan nghỉ dƣỡng khác của nghƣời Kinh, Khmer: Khu du lịch núi Sam – Bà Chúa Sứ, di tích đồi Tức Dụp, lễ hội Dolta, đau Bò… của địa phƣơng.
An Giang đang nỗ lực để phát triển tiềm năng du lịch văn hóa Chăm, đang phấn đấu để nâng cao chất lƣợng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Đồng thời tổ chức hợp tác với du lịch Campuchia và các tỉnh ĐBSCL khai thác có hiệu quả du lịch tiểu vùng MêKông; kết nối tour cho ngƣời dân hai nƣớc đƣợc qua lại tham quan du lịch thông qua chƣơng trình hợp tác phát triển du lịch với TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Kiên Giang và Tây Ninh.
3.2.2.3. Về đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo cho ngƣời Chăm trong làng làm hƣớng dẫn viên du lịch. Để sản phẩm du lịch văn hóa đƣợc hoàn hảo thì cần có cái hồn ở trong đó và những hƣớng dẫn viên du lịch địa phƣơng chính là ngƣời làm tốt công tác này. Họ chính là một phần của sản phẩm du lịch văn hóa, là minh chứng gửi đến cho du khách cái độc đáo và đặc trƣng riêng của văn hóa dân tộc.
Các kiến nghị đối với Sở, Ban, Ngành hữu quan: Cần xúc tiến quảng bá cho hoạt động du lịch văn hóa tỉnh, trong đó chú ý đến văn hóa du lịch làng Chăm. Cần kêu gọi đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng tại các làng Chăm để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch. Nghiên cứu và đề xuất nâng cấp một số lễ hội lên một tầm cao mới đủ sức thu hút du khách tham gia, tăng thêm các trò chơi dân gian làm tôn thêm nét đẹp văn hóa của cộng
đồng ngƣời Chăm. Thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch, đặc biệt là hƣớng dẫn viên du lịch cho cộng đồng ngƣời Chăm.
3.2.2.4. Vai trò của doanh nghiệp trong phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Chăm An Giang
Phát triển du lịch Chăm An Giang không thể không kể đến vai trò của các doanh nghiệp trong kinh doanh du lịch. Doanh nghiệp muốn thực hiện du lịch hiệu quả thì phải có trách nhiệm mang lại lợi ích cho tất cả các bên: lợi nhuận cho các doanh nghiệp, lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng, giúp quản lý tốt các nguồn lực văn hóa - tự nhiên, tạo ra nhiều điểm đến tốt hơn cho ngƣời dân và du khách, đồng thời đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng nói riêng và quốc gia nói chung.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến những vấn đề về bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo lợi ích cho ngƣời lao động, ngƣời tiêu dùng, cộng đồng địa phƣơng trên cơ sở thực hiện kinh doanh trung thực và quản trị tốt hoạt động doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến các dịch vụ làm hài lòng khách mà còn chú ý chăm sóc chính ngƣời lao động trong đơn vị, tạo cơ hội đào tạo, nâng cao trình độ cho họ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải góp phần đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phƣơng; đào tạo đội ngũ lao động địa phƣơng; có trách nhiệm trong việc sƣu tầm, bảo tồn các di sản văn hóa phục vụ du lịch; khai thác du lịch đi đôi với bảo tồn các giá trị truyền thống, không làm băng hoại hay gây nguy hại cho các di sản truyền thống vì lợi ích trƣớc mắt, xác định khai thác và phát triển du lịch bền vững chứ không phải ngày một ngày hai; bảo vệ môi trƣờng; hƣớng dẫn khách không đƣợc xâm phạm đến những giá trị thiêng liêng hay những kiêng kỵ của đồng bào…
Điều quan trọng hiện nay là cần nâng cao nhận thức của ngƣời dân, du khách, doanh nghiệp và cả các cấp, các ngành về ý thức trách nhiệm trong hoạt động du lịch. Không quá khó để doanh nghiệp thực hiện du lịch có trách nhiệm, điều quan trọng là có định hƣớng, quyết tâm và sự hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan. Di sản văn hóa Chăm đồng thời là những tài nguyên du lịch độc đáo và hấp dẫn. Do đó, cần đẩy mạnh hơn nữa việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý di sản và các doanh nghiệp du lịch trong
mọi hoạt động nhằm vừa bảo tồn, vừa khai thác có hiệu quả các di sản là tài nguyên du lịch.
Ông Florian Beranek, Tƣ vấn trƣởng của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (UNIDO) Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) nhấn mạnh, một tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động theo hƣớng có trách nhiệm với xã hội là phù hợp với sự phát triển bền vững và phúc lợi xã hội, với sự mong đợi của các bên liên quan, với pháp luật và các tiêu chuẩn quốc tế và trở thành định hƣớng hoạt động trong toàn bộ tổ chức, doanh nghiệp cũng nhƣ trong các mối quan hệ với bên ngoài.