Người Chă mở Việt Nam và người Chă mở tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 51)

2.1.3.1. Khái quát người Chăm ở Việt Nam

Dân tộc Chăm là một dân tộc đã từng sinh sống lâu đời trên phần đất miền Trung Việt Nam, từ Đèo Ngang (Quảng Bình) đến Bình Thuận. Ngƣời Chăm có một nền văn hóa rực rỡ và phong phú. Họ có những nếp sống gia đình, lễ nghi tôn giáo khá độc đáo. Ngƣời Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia độc lập, hùng mạnh trong lịch sử; có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cƣ dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Về nguồn gốc tộc ngƣời, ngƣời Chăm đƣợc xếp vào nhóm Malayo-polynésien cùng với các tộc ngƣời Churu, Raglai, Giarai, Êđê ở Việt Nam. Nhƣ vậy, cƣ dân Chăm có nguồn gốc từ thế giới Đa đảo mà giống ngƣời chiếm đa số và ƣu thế là ngƣời Indonesien. Những cuộc khai quật các di tích lịch sử vùi sâu trong lòng đất từ thời Pháp thuộc chứng tỏ đƣợc rằng văn minh Indonésien đƣợc truyền bá rộng rãi từ Vân Nam đến Sumatra. Ngƣời Dyak ở đảo Bornéo giống ngƣời Êđê, ngƣời Giarai ở Việt Nam là bằng chứng hùng hồn về sự rộng rãi của lãnh vực sinh hoạt.

Bernard Groslier nhận định “những ngƣời Chiêm đầu tiên của nƣớc Lâm Ấp đều chắc sinh ra từ những ngƣời Indonésien, những kẻ đã sáng tạo ra văn hóa Đông Sơn”. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng tộc ngƣời Chăm có nguồn gốc từ Nam Trung Quốc di chuyển vào. Nhƣng giả thuyết này xem ra không đứng vững lắm.

Trên lãnh thổ Việt Nam có khoảng 145.235 ngƣời sinh sống, rải rác ở các tỉnh phía Nam nhƣ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh…Do đặc điểm cƣ trú, tính chất tôn giáo và sắc thái văn hóa mang tính vùng miền, ngƣời Chăm ở Việt Nam chia thành 3 nhóm cộng đồng chính là: Chăm Hroi; Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và Chăm Nam Bộ. Trong đó ngƣời Chăm ở Ninh Thuận có số dân đông nhất (57.137), chiếm gần 50% ngƣời Chăm ở Việt Nam. Họ sống tập trung thành từng làng palei (làng Chăm) riêng biệt và bảo lƣu đậm nét nhiều tập tục truyền thống nhƣ: nghi lễ, hội hè, tục cúng tế đền tháp, tục cƣới gả, tang ma, tín ngƣỡng, tôn giáo, luật tục, văn chƣơng, làng nghề… mang bản sắc văn hoá riêng.

Chăm Hroi

Chăm Hroi sinh sống ở 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định tập trung ở các huyện Vân Canh (Bình Định) và Đồng Xuân, Sơn Hoà, Sông Thinh (Phú Yên) dân số vào khoảng 20.000 nguời. Chăm Hroi sống rất gần gũi và hoà đồng với ngƣời Bana và đặc biệt là có những mối quan hệ hôn nhân khắng khít.

Chăm Ninh Thuận và Bình Thuận

Đặc điểm của ngƣời Chăm ở hai tỉnh Nam Trung bộ là còn gìn giữ đƣợc bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là Ninh Thuận, họ sống tập trung ở các huyện Ninh Phƣớc, Ninh Hải (Ninh Thuận) và Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc (Bình thuận). Theo thống kê mới nhất cho biết dân số Chăm Ninh Thuận là 73.000 ngƣời (chiếm ½ dân số Chăm toàn quốc) và Bình Thuận là khoảng 40.000 ngƣời.

Chăm Nam bộ

Đặc điểm của Chăm Nam bộ là toàn bộ đều theo tôn giáo Islam. Họ cƣ trú trong các thôn xóm riêng biệt, xung quanh những thánh đƣờng Islam ở các tỉnh An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dƣơng và Tp. Hồ Chí Minh. Dân số trên 20.000 ngƣời. Cần lƣu ý về những cƣ dân Chăm ở Châu Đốc, là do nguyên nhân lịch sử sau: vào giữa thế kỹ XIX, Trƣơng Minh Giảng đem quân sang Campuchia đánh quân Xiêm có tuyển thêm nhiều lính Chăm và Mã Lai ở đây. Khi lui binh, số ngƣời này về Việt Nam và định cƣ sinh sống tại vùng Châu Đốc cho đến hôm nay.

Ngoài Việt Nam, ngƣời Chăm còn cƣ trú ở các nƣớc: Campuchia (khoảng 350.000 ngƣời) Thái Lan (8.000), Malaysia (chỉ sau 1975 đã có hơn 30.000 ngƣời gốc Campuchia; Hải Nam (Trung Quốc: 20.000 ngƣời) và các nƣớc Hoa Kì, Úc, Pháp và một số nƣớc Châu Âu khoảng 6.000 ngƣời.

2.1.3.2. Khái quát người Chăm tại tỉnh An Giang

Cộng đồng ngƣời Chăm ở An Giang cƣ trú tập trung ở 4 huyện ven bờ sông Hậu, gần biên giới: An Phú (7.367 ngƣời, 1/4/2009), Tân Châu (2.472 ngƣời), Phú Tân (2.185 ngƣời), Châu Phú (1.027 ngƣời). Ở các huyện thị khác, chỉ có rải rác một ít ngƣời Chăm: Châu Thành (874 ngƣời), Long Xuyên (122 ngƣời), Châu Đốc (50 ngƣời), Tri Tôn (37 ngƣời), Thoại Sơn (37 ngƣời), Chợ Mới (21 ngƣời), Tịnh Biên (17 ngƣời) [Viện Dân tộc, 2010]. Ở Nam Bộ, nếu Sóc Trăng và Trà Vinh là hai tỉnh có đông ngƣời Khmer nhất, thì An Giang là nơi có nhiều ngƣời Chăm sinh sống nhất.

Ngƣời Chăm Nam Bộ chủ yếu làm các nghề đánh cá, làm ruộng, dệt thêu, buôn bán, dịch vụ du lịch. Ở An Giang, có nghề dệt sarong (xà-rông), dệt kama (khăn tắm, khăn rằn), thêu khăn, đan lƣới… của phụ nữ Chăm, phục vụ nhu cầu ăn mặc theo truyền thống của ngƣời Chăm và dùng để trao đổi trong vùng. Nổi tiếng nhất về nghề dệt nơi đây là nghề dệt lụa ở Tân Châu. Xƣa kia, Tân Châu là nơi làm ra loại lãnh mỹ a nổi tiếng với một màu đen bóng, nhuộm bằng trái mặc nƣa (giống trái táo ta, nhƣng vị đắng, ăn không đƣợc). Về sau do vải nhập, nghề dệt Tân Châu bị thu hẹp lại. Trong quá trình tìm kiếm những loại vải lụa đáp ứng đƣợc các mẫu thiết kế của mình, nhà thiết kế thời trang Võ Việt Chung đã tìm về Tân Châu nghiên cứu, và đặt hàng cho một nghệ nhân. Từ đó, nghề dệt lụa Tân Châu đã phục hồi. Năm 1999, Hợp tác xã Dệt thêu Châu Giang đã đƣợc thành lập tại cộng đồng Chăm tỉnh An Giang nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống. Nay nghề này đang khởi sắc, sản xuất đƣợc sáu màu lụa khác nhau.

Nghề buôn bán của ngƣời Chăm bao gồm buôn bán đƣờng dài và buôn bán tại chỗ. Hằng ngày, các tiểu thƣơng ngƣời Chăm xếp hàng hoá, thực phẩm xuống xuồng, chở ra bán cho các nhà bè nuôi cá. Gần đây, nghề nuôi cá bè thất bát, số lƣợng nhà bè giảm sút, việc buôn bán cũng trở nên ế ẩm. Nhiều chủ xuồng đã sơn phết lại xuồng, lắp băng gắn

ghế, sắm áo phao, chuyển thành xuồng máy du lịch, đƣa đón du khách trong và ngoài nƣớc, từ thị xã Châu Đốc sang du ngoạn các làng Chăm. Hiện nay xã Châu Phong ở huyện Tân Châu là nơi có hoạt động du lịch cộng đồng tƣơng đối phát triển. Nhƣng ở những nơi khác mà chúng tôi đến, nhƣ xã Đa Phƣớc, huyện An Phú, nằm trên cồn Tiên, chen giữa sông Hậu và sông Châu Đốc, thì dịch vụ du lịch vẫn chƣa khởi sắc. Nơi xuồng ghe cặp bến làng Chăm (thuộc ấp Hà Bao II) còn rất sơ sài, chỉ là một chiếc cầu ván mỏng manh, chao đảo mỗi khi xuồng máy tấp vào hơi mạnh. Đầu cầu là một căn nhà nhỏ, phía trƣớc trƣng bày, bán lẻ các sản phẩm thổ cẩm Chăm, phía sau đặt một khung dệt thủ công để dệt thổ cẩm tại chỗ cho khách xem. Cạnh nhà đặt vài ba quầy hàng do các cô gái Chăm trông nom, bày bán các mặt hàng thủ công mỹ nghệ do ngƣời Chăm làm hoặc đƣa về từ các địa phƣơng khác của An Giang.

Ngƣời Chăm An Giang cƣ trú chủ yếu trong các nhà sàn, dựng trên những cột gỗ hoặc cột bê tông cao từ 2m đến 4m, vách ván hoặc vách tôn, mái tôn. Việc duy trì những ngôi nhà sàn này là để thích nghi với môi trƣờng sông nƣớc: nơi đây, trên các cù lao, cồn bãi nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, không có mấy chỗ còn khô ráo vào mùa nƣớc nổi. Các gia cƣ của ngƣời Chăm phần nhiều đều quần tụ xung quanh các thánh đƣờng Hồi giáo Islam (masjid).

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 51)