Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Chăm tại AnGiang

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 110)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

2.2.8. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Chăm tại AnGiang

Hiện nay, công tác quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên du lịch trên phạm vi cả nƣớc cũng nhƣ ở An Giang còn nhiều hạn chế và bất cập. Sự chồng chéo trong quản lý giữa các bộ, ngành với chính quyền địa phƣơng; giữa các ngành trên cùng một lãnh thổ…; sự không thống nhất trong công tác quản lý tài nguyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khai thác và sử dụng tài nguyên không hiệu quả, không có sự đầu tƣ đồng bộ cho công tác tôn tạo và bảo tồn tài nguyên.

Sự không thống nhất trong công tác quản lý tài nguyên du lịch thể hiện rõ ở chỗ: đa số các nguồn tài nguyên du lịch hiện nay đang thuộc quyền quản lý của nhiều chủ thể. Phần lớn các di sản và các công trình văn hóa đều thuộc sự quản lý của ngành văn hóa (cấp quốc gia thì do Bộ quản lý, cấp địa phƣơng thì do Sở quản lý…); trên thực tế, ngành du lịch khai thác hầu hết các tài nguyên du lịch, nhƣng lại không đƣợc quản lý nhà nƣớc đối với các tài nguyên đó. Đây là một hạn chế, ảnh hƣởng đến việc quản lý, khai thác, đầu tƣ tôn tạo các nguồn tài nguyên của ngành du lịch.

Ở An Giang việc quản lý và khai thác các tài nguyên du lịch cũng không nằm ngoài tình trạng chung của cả nƣớc. Các tài nguyên du lịch cũng do nhiều chủ thể khác nhau quản lý và khai thác.

Công tác quản lý và tổ chức khai thác các tài nguyên phục vụ phát triển du lịch ở An Giang hiện nay đƣợc thực hiện theo hai mô hình chủ yếu sau:

Mô hình có một chủ thể quản lý và khai thác: lợi thế của mô hình này là việc quản lý và khai thác đƣợc tập trung vào một chủ thể, nên chủ động đƣợc trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch; giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn cho khách; chủ động đầu tƣ tôn tạo và bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng; chủ động ban hành các nội quy, quy chế nhằm quản lý và khai thác có hiệu quả tài nguyên; chủ động xây dựng quy hoạch và thực hiện quản lý theo quy hoạch... Điển hình của mô hình quản lý này là Khu di tích các thánh đƣờng Islam .

Hạn chế của mô hình quản lý này là chủ thể quản lý không đƣợc giao đầy đủ quyền hạn để giải quyết các mối quan hệ với chính quyền địa phƣơng và các ban, ngành khác. Một hạn chế nữa là tính độc quyền trong quản lý khai thác, kinh doanh...

Mô hình có nhiều chủ thể quản lý và khai thác: theo mô hình này thì đồng thời có nhiều chủ thể tham gia vào công tác quản lý và tổ chức khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch. Mỗi chủ thể quản lý có những mục tiêu, chức năng, lĩnh vực quản lý và khai thác riêng nên đƣợc giao những quyền nhất định và có những nội quy, quy chế riêng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Ƣu điểm của mô hình này là có sự cạnh tranh trong việc khai thác tài nguyên phục vụ du lịch, do đó các chủ thể quản lý không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. Sự cạnh tranh này tạo cơ hội cho khách du lịch có sự lựa chọn trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch.

Tuy nhiên, hạn chế của mô hình quản lý và khai thác này cũng không ít, thể hiện rõ nhất là: Do các chủ thể quản lý tài nguyên trực thuộc nhiều ngành khác nhau và đối tƣợng quản lý cũng khác nhau, nên không bao quát đƣợc tất cả những vấn đề có liên quan đến quản lý và khai thác mà chỉ giải quyết đƣợc một số vấn đề, lĩnh vực nhất định. Từ đó dẫn đến tình trạng quản lý mang tính cục bộ, không toàn diện; vấn đề an ninh, an toàn cho khách, vấn đề vệ sinh môi trƣờng ít đƣợc quan tâm đầu tƣ...

Hiện nay, ở An Giang, công tác quản lý và khai thác tài nguyên phục vụ phát triển du lịch phần lớn theo mô hình này. Để khắc phục những hạn chế nêu trên của mô hình này, cần có cơ chế phối kết hợp giữa các chủ thể tham gia quản lý và khai thác tài nguyên, trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và quyền lợi của từng chủ

thể; có thể xem xét tiến tới giao cho một chủ thể quản lý với những quyền hạn nhất định để điều phối các hoạt động khai thác tài nguyên.

Các nhà quản lý và các nhà kinh doanh du lịch, chƣa tập trung nhiều nỗ lực để phát triển du lịch văn hóa. Bởi vậy, nhìn chung, nguồn tài nguyên này của chúng ta chƣa đƣợc khai thác triệt để hoặc đang bị phôi pha dần theo năm tháng, nhất là các di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy, chúng ta chƣa có một sản phẩm du lịch nào vừa có hàm lƣợng văn hóa cao, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Chăm lại vừa có hiệu quả kinh tế cao.

Các Công ty lữ hành nội địa và Quốc tế vẫn chƣa mạnh dạn khai thác hết tour, tuyến du lịch và quảng bá rộng rải bởi lẽ ngành du lịch tỉnh chƣa thật sự phát triển mặc dù có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Đa phần khách quốc tế đến An Giang là do các Trung tâm du lịch lữ hành quốc tế trong nƣớc đƣa đến và khách du lịch tự do.

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)