Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tập quán, tín ngƣỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phƣơng - nơi lƣu giữ những lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại các sinh hoạt đời thƣờng. Khách du lịch ở các nƣớc phát triển thƣờng lựa chọn những lễ hội của các nƣớc để tổ chức những chuyến du lịch nƣớc ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng.
1.1.6.1. Bảo vệ môi trường và bảo vệ nét văn hóa
Đây là một trong nguyên tắc cơ bản, quan trọng cần tuân thủ bởi các giá trị của nó: - Việc bảo vệ môi trƣờng là quyết định sự tồn tại và duy trì nét văn hóa chính của các mục tiêu hoạt động của du lịch văn hóa.
- Bảo tồn du lịch văn hóa gắn bó mật thiết môi trƣờng tự nhiên, sự xuống cấp, sự suy thoái đồng nghĩa với sự xăm thực đi xuống của hoạt động du lịch văn hóa.
1.1.6.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng
Hoạt động du lịch phải đảm bảo nguyên tắc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng, phải có sự kế thừa không vì lợi ích kinh tế chung hay cá nhân mà làm phá vỡ truyền thống và làm biến đổi những giá trị văn hóa địa phƣơng và dân tộc.
1.1.6.3. Giúp cộng đồng địa phương tạo cơ hội việc làm, mang lại lợi ích cho người dân bản địa
Ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tƣ lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thƣờng dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những sản phẩm du lịch văn hóa này tạo ra giá trị rất lớn cho ngành du lịch, mà còn đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội thông qua sự phát triển của hoạt động du lịch sẽ tạo cơ hội rất nhiều việc làm cho ngƣời dân địa phƣơng.