Vấn đề thị trường và khách du lịch văn hóa

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 35)

Tiếp cận theo kinh tế chính trị học, thị trƣờng du lịch là một bộ phận của thị trƣờng chung một phạm trù của sản xuất và lƣu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa ngƣời mua và ngƣời bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các thông tin kinh tế kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch. Tiếp cận theo hƣớng marketing du lịch, thị trƣờng du lịch là “tập hợp ngƣời mua và ngƣời bán sản phẩm hiện tại và tiềm năng. Ngƣời mua với tƣ cách là ngƣời tạo ra thị trƣờng du lịch và ngƣời bán với tƣ cách là ngƣời tạo ra ngành du lịch” [59, tr.112].

Thị trƣờng khách du lịch văn hóa đƣợc xác định dựa trên những giá trị về văn hóa ở địa phƣơng, yếu tố tâm lý, tuổi tác, nhu cầu sở thích của du khách. Đối với một số thị trƣờng khách du lịch quốc tế, có thể khai thác loại hình du lịch văn hóa để phục vụ du khách yêu thích tìm hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán của các dân tộc. Đối với thị trƣờng nội địa, du lịch văn hóa thu hút hầu hết sự quan tâm, tham gia của cƣ dân địa phƣơng và các vùng lân cận. Bên cạnh đó, những du khách thuộc lứa tuổi về hƣu, trung niên, khách có thu nhập và trình độ văn hóa ở dạng trung bình,… cũng là những thị trƣờng khách du lịch thƣờng quan tâm, yêu thích loại hình du lịch văn hóa. Tiếp cận đƣợc vấn đề thị trƣờng và khách du lịch lễ hội nhằm tạo cơ sở lý luận vững chắc trong việc đề

xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch văn hóa của ngƣời Chăm ở An Giang.

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)