Ngƣời Chăm An Giang đều theo đạo Hồi Islam, tôn thờ Thƣợng đế Allah và lấy Kinh Qur‟an làm kim chỉ nam cho hoạt động tín ngƣỡng của mình. Các lễ hội truyền thống của ngƣời Chăm An Giang vì vậy chủ yếu là lễ hội tín ngƣỡng - tôn giáo: lễ Tolakbala vào ngày thứ tƣ tuần cuối tháng Safar (tháng 2 Hồi lịch) để cầu xin Thƣợng đế ban sự bình an, lễ kỷ niệm ngày sinh của Đấng Muhammad vào ngày 12 tháng Rabiul Awal (tháng 3), lễ Raya Iadil Fitrah vào ngày cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan (tháng 9). Nơi hành lễ là các thánh đƣờng nằm ở trung tâm của cộng đồng.
Trong số đó, đẹp nhất là thánh đường Mubarak ở xã Phú Hiệp, huyện Phú Tân. Đây là công trình có kiến trúc rất giống với các thánh đƣờng tại các nƣớc Hồi giáo với những mái vòm, 4 tháp ở 4 góc. Thánh đƣờng này do một kiến trúc sƣ ngƣời Ấn Độ thiết
kế và xây dựng, hoàn thành vào năm 1992, đƣợc xem là công trình kiến trúc tiêu biểu của cộng đồng ngƣời Chăm ở An Giang. Ở huyện An Phú, nơi có ngƣời Chăm cƣ trú đông nhất trong các huyện, có đến 6 thánh đƣờng, toạ lạc trên địa bàn 5 xã. Các thánh đƣờng này cũng rất đẹp đẽ, uy nghi. Nhƣ thánh đường Ehsan ở ấp Hà Bao II, xã Đa Phƣớc, đƣợc xây lại vào năm 2000.
2.1.3.1. Văn hóa vật thể
Cộng đồng ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang là chủ nhân của một kho tàng văn hóa đặc sắc với rất nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình đều thể hiện cách nhìn, cách ứng xử của họ đối với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội xung quanh, không ngừng đƣợc nâng cao và hoàn thiện.
Về kiến trúc nhà ở trƣớc hết, nhà ở của ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang đƣợc xem là một loại hình kiến trúc khá đặc trƣng với nhiều sự kết hợp đa dạng giữa truyền thống và hiện đại. Về mặt hình thức. Ngƣời Chăm An Giang thƣờng cƣ trú trên vùng đất thấp ven sông rạch, tuy nhiên theo tập quán cƣ trú khi sống chung với ngƣời Khmer, ngƣời Malaysia nên ngƣời Chăm thƣờng cất nhà sàn cao để ở. Những ngôi nhà sàn này thƣờng cất bằng gỗ, mái lợp lá, sau này thƣờng thay thế bằng tôn. .
Nhà ngƣời Chăm ở Châu Đốc: Khuôn viên của nhà Chăm Châu Đốc không còn
nhiều nhà mà chỉ có nhà chính và nhà phụ kết hợp thành hình thƣớc thợ. Chuồng gia súc, gia cầm đƣợc làm xa nhà ở. Do lịch sử sống ở vùng sông nƣớc nên nhà phải có sàn cao để chống lũ. Ở làng Chăm Châu Giang, xã châu Phong, thị xã Tân Châu, có những ngôi nhà sàn gỗ, trong đó phải kể đến những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Sàn đƣợc đôn cao bằng hệ thống cột bằng gỗ nguyên cây chủ yếu là các loại danh mộc nhƣ: Cẩm lai, Căm xe, Cà chất… mà quý nhất bà con thƣờng dùng là cột giáng hƣơng. Cây đƣợc tƣớc hết vỏ, bào nhẵn, cao khỏi đầu ngƣời để phù hợp với mùa nƣớc nổi dâng cao. Mặt tiền nhà nào cũng có một cái thang bằng gỗ. Hai cửa cái ra vào hơi thấp so đầu ngƣời có hai ý nghĩa: Ngƣời lạ vào nhà phải cúi thấp để chào cái nhà và chào chủ nhà. Vách lót sàn thƣờng bằng gõ đen hoặc cẩm lai hay thao lao. Tùy điều kiện mỗi gia đình và loại gỗ dùng cất nhà cũng thể hiện đẳng cấp hay sự giàu có của gia chủ.
Bên trong nhà hầu nhƣ không có bàn ghế, nên khi khách đến nhà thì chủ nhà thƣờng trải chiếc chiếu hoặc tấm thảm, để chủ khách cùng ngồi xếp bằng trên sàn gỗ. Khách cần lƣu ý không đƣợc tự động vƣợt qua khung cửa có màn che đƣợc trang trí tùy theo mức độ giàu nghèo của chủ nhà, ngăn cách với gian nhà trong. Theo tập tục, đây là khu vực hoàn toàn dành cho đàn bà con gái sinh hoạt, không lẫn lộn với đàn ông con trai. Nhà cửa đồng bào Chăm trƣớc kia do sống quần tụ nên phần lớn cất sát vào nhau, mở cánh cửa sổ bên này là có thể chuyện trò với nhà bên kia đƣợc, nên tạo cảm giác nhƣ con ngƣời đang hợp quần lại.
Do sự phát triển đô thị, những khu vực thấp, sình lầy đƣợc san lấp, những ngôi nhà sàn đƣợc cải tạo bằng cách đắp đất cho cao rồi sang sửa phần dƣới sàn để ở. Vào mùa hè, phần đất dƣới sàn nhà đƣợc sử dụng làm nơi đặt khung dệt hay để sinh hoạt gia đình. Và cho đến nay ở các nông thôn vẫn chủ yếu là nhà xây trên đất. Nhƣng ở đô thị, các gia đình khá giả lại chuyển sang nhà tƣờng.
Điều đặc biệt ở nhà của ngƣời Chăm theo Islam giáo là không treo bất cứ hình tƣợng ngƣời hay vật nào lên tƣờng hay vách nhà, kể cả những tấm ảnh gia đình. Họ cho rằng Allah là cao quý nhất, không thể mô tả bằng bất cứ hình ảnh nào và không đƣợc phép ví Allah với bất cứ vật nào.
Về kiến trúc thánh đƣờng: Đại diện nổi bật của kiến trúc Hồi giáo trƣớc hết là các thánh đƣờng. Điều mà mọi ngƣời để ý đến đầu tiên ở một thánh đƣờng Hồi giáo là các ngọn tháp cao với mái vòm bên cạnh thánh đƣờng, thƣờng gắn một ngôi sao và vành trăng lƣỡi liềm vốn là biểu tƣợng của đạo Hồi. Các cửa ra vào đều đƣợc xây cuốn theo hình vòm khá cao để lấy ánh sáng. Toàn bộ Thánh đƣờng đƣợc sơn màu trắng là chủ đạo. vào trong là một cái sân cầu nguyện rộng rãi. Ở đó thƣờng có một bể nƣớc để dùng vào việc thanh tẩy trƣớc khi cầu nguyện, và đó cũng là nơi hội họp ƣa thích của cộng đồng. Nội thất thánh đƣờng đơn giản.
Với kiến trúc nhƣ vậy, thánh đƣờng Hồi giáo thể hiện rất rõ hai định hƣớng của đạo Hồi, hƣớng đến Thƣợng đế và hƣớng đến cộng đồng tín đồ, đƣợc biểu tƣợng bằng Mecca là trung tâm trên trần thế. Tất cả mọi kiến trúc thánh đƣờng đều hƣớng về thánh địa Mecca.
Mubarak đƣợc xem là một thánh đƣờng có lối kiến trúc tiêu biểu và đẹp nhất của cộng đồng ngƣời Chăm An Giang.
Kiến trúc công trình thể hiện đƣờng nét riêng, mang đậm văn hóa Islam giáo nói chung và văn hóa của ngƣời Chăm ở Nam bộ. Thánh đƣờng Mubarak đã đƣợc Bộ Văn hóa-Thông tin (nay Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch) công nhận là kiến trúc nghệ thuật vào tháng 12-1989.
Trong loại hình y phục – trang sức, các đặc trƣng của cộng đồng ngƣời Chăm ở tỉnh An Giang phản ánh một cách cụ thể, rõ nét sự tồn tại của cộng đồng ngƣời Chăm tại An Giang.
Trang phục là một trong những yếu tố vật chất để phân biệt ngƣời Chăm theo Islam giáo với các tộc ngƣời khác. Trang phục của họ cũng tùy thời gian, địa phƣơng và địa vị mỗi ngƣời trong xã hội mà thay đổi. Nhƣng vẫn có những đặc điểm biểu lộ quan niệm về nhân sinh và mỹ thuật riêng của họ.
Đồ đội đầu, về cơ bản, phụ nữ Chăm thƣờng đội khăn, hoặc phủ trên mái tóc hoặc quấn gọn trên đầu. Họ hoặc quấn theo “lối chữ nhân”, hoặc với loại khăn to quàng từ đầu rồi phủ kín vai. Đôi khi còn có khăn che mặt (khăn Matr‟a hay khăn Khanh ma om, khăn Ma-tơ-ra).
Khăn “Khanh ma om” của phụ nữ Chăm An Giang xuất phát từ các dân tộc theo đạo Hồi, nguyên mẫu là chiếc khăn hình vuông và dần dần biến tấu cho phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của các thời kỳ. Chiếc khăn "Khanh ma om" có chiều dài khoảng 1,5 – 1,6 m, chiều ngang 50 cm, thƣờng đƣợc làm bằng voan, ren hoặc bất cứ loại vải gì. Khác với những ngƣời đạo Hồi Ả rập chuộng hai màu đen và trắng, chiếc khăn của phụ nữ Chăm có đủ màu sắc, điểm xuyết bằng các hoa văn hình con sò, bông hoa… bằng chỉ thêu màu, kim tuyến hay cƣờm dọc theo mép khăn.
Khăn “Khanh ma om” không chỉ để che nắng, mà đủ dài để quàng quanh cổ và vắt qua vai, vừa có thể che tóc, che cổ và một phần trƣớc ngực, hầu nhƣ để tránh đi ánh mắt tò mò của những ngƣời khác giới. Nhƣng theo tập tục, họ luôn để hai vạt khăn thoải mái phủ xuống từ hai bên má đến ngang hàng thắt lƣng, biểu lộ tính kín đáo và nghiêm túc khi đi ra ngoài hoặc tiếp khách trong nhà. Khi cần thiết, nhất là khi muốn đƣợc dễ dàng
xoay xở trong việc làm, thì phần hai vạt bỏ thòng xuống đƣợc vén lên hai bên đầu cho đƣợc gọn gàng. Ngoài ra, khi có dịp xuất hiện trong các buổi tiếp xúc ngoài xã hội, và để duyên dáng hơn, ngƣời phụ nữ Chăm mới diện thêm một khăn sẵn có viền thêu bó sát quanh đầu bên dƣới chiếc khăn “Khanh ma om”.
Khăn “Khanh ma om” là vật bất ly thân của phụ nữ Chăm An Giang. Bất cứ ở đâu làm gì ngƣời phụ nữ cũng không bỏ chiếc khăn ấy ra đƣợc, trừ lúc ngủ; họ rất yêu và tự hào với chiếc khăn truyền thống của mình.
Ngƣời đàn ông Chăm đội hai loại mũ: thông dụng nhất là mũ Kapeak (loại mũ Islam giáo có tính cách quốc tế, không phải của riêng ngƣời Chăm). Mũ bằng nỉ đen hay xám với những vằn sẫm nhƣ lông thú, không có vành nên xếp lại dễ dàng vì cả những lần vải lót bên trong cũng chỉ dày chừng 0,5 cm. Những ngƣời đàn ông lớn tuổi thì ƣa loại mũ trắng nhẹ nhàng hơn. Mũ hình nửa trái cầu, may bằng hai lớp vải dày ở giữa có nhồi bông gòn. Muốn cho cứng cáp và mỹ thuật ngƣời ta may nhiều đƣờng chỉ song song và chéo nhau trên mặt ngoài của mũ hoặc cài hoa trên đỉnh và xung quanh.
Đặc biệt hơn cả là loại khăn những tín đồ đã hành hƣơng sang thánh địa La Mecque đƣợc phép đội sau khi nhận tƣớc vị Hadji. Khăn hình vuông, mỗi chiều dài 1,5m, có tua ở hai phía đối nhau. Cũng có ngƣời dùng hai khổ vải dài 1,5m nối lại cho vuông vắn và dùng vải nhiều màu trang trí cho khăn đẹp hơn.
Cách đội khăn này khá cầu kỳ vì theo tập tục, những tín đồ lớn tuổi đều cạo trọc đầu. Muốn giữ khăn cho vững, họ thƣờng đội sẵn một chiếc mũ vải trắng bên trong (đã nói ở trên). Đầu tiên, lấy chéo một góc khăn thả dài xuống ngay sau gáy, phần khăn che dọc đỉnh đầu từ phía sau ra trƣớc trán đƣợc vén sang một bên rồi tỏa ra phủ khắp nửa đầu bên ấy. Một tay giữ đoạn khăn bề ngang trán, một tay cuốn vành khăn đè lên đoạn ở sau gáy rồi vòng ra phía trƣớc để vén lên đỉnh đầu, giắt lại cho chặt. Cuối cùng, nắn lại cho vành khăn hai bên đầu nhô cao bằng nhau và đƣờng ngôi trƣớc trán thành hình chữ nhân.
Thƣờng thì những ông cả chùa, còn đƣợc gọi là Imam dù chƣa đi hành hƣơng nhƣng cũng thích đội khăn này cho lịch sự, xứng đáng với nhiệm vụ của ngƣời hƣớng dẫn trong các cuộc lễ. Còn những nam tín đồ lớn tuổi, dù đã là hadji thực lại không quá chau chuốt trong việc đội khăn.
Tập tục đội khăn mang tính quy chuẩn đạt sự trân quý và tôn kính lý tƣởng của cộng đồng. Trên thực tế, qua các thôn ấp Chăm An Giang hiện nay, lác đác ngƣời ta có thể gặp một số phụ nữ không đội khăn ngoài đƣờng do thân phận nghèo khó hoặc do khuynh hƣớng buông thả của giới trẻ hiện nay.
Áo, ngày nay, phụ nữ Chăm An Giang ƣa mặc áo cộc, chỉ trong các ngày lễ lớn, ngày vui họ mới mặc áo dài. Áo cộc của ngƣời Chăm An Giang cơ bản giống áo bà ba của ngƣời Việt, cũng có thân rộng, ống tay hẹp và có hai túi lớn phía trƣớc. Các cô gái trẻ thích theo thời trang hiện đại, mặc những chiếc áo có màu sặc sỡ hay in hoa chứ không thích màu trắng và đen, cổ khoét rộng, viền cổ áo có thêu hoa văn. Thân áo có chít eo để lộ những đƣờng cong của cơ thể.
Phụ nữ Chăm An Giang chỉ dám mặc áo dài (tunic) cổ kín cao 3cm, có khuy cài trƣớc ngực. Tay áo cắt riêng rồi nối vào áo từ trên vai xuống phía dƣới nách nhƣ áo veste, có chít eo và sau lƣng làm nổi những đƣờng cong của cơ thể, có xẻ bên sƣờn trái để gài dây kéo. Áo vẫn giữ lối bít tà và may dài gần chấm gót chân, khi mặc phải cho hai cánh tay vào áo và trùm từ trên đầu xuống cho xuôi theo thân ngƣời. Mẫu áo dài phụ nữ Chăm An Giang ngày nay khác với mẫu áo dài phụ nữ Chăm miền Trung ở cái cổ. Áo dài Chăm thƣờng khoét cổ hình tròn hoặc hình trái tim và hai bên hông thƣờng có hai đƣờng mở với hàng khuy bấm hoặc nút bấm dính khi mặc sát eo hông. Trái lại, áo dài phụ nữ Chăm An Giang không có đƣờng mở này, và cổ áo đƣợc may che kín theo kiểu cổ đứng có một hàng nút gài trên một đƣờng viền ngắn tiện cho việc mặc và cởi áo. Hiện nay, chiếc áo dài Chăm bị biến tấu lai dần chiếc áo dài của ngƣời Việt. Chúng có cổ đứng, hàng nút từ cổ chéo sang eo, không tròng đầu, nhƣng vẫn giữ đƣợc nét kín đáo Chăm đó là không xẻ tà ( hoặc chỉ xẻ một phần rất nhỏ để dễ đi lại). Dần dần sự tác động mạnh mẽ của những kiểu thời trang áo dài Việt, với tính chất ôm sát ngƣời làm lộ đƣờng nét cơ thể phụ nữ. Các cô gái Chăm ngày nay chạy theo trào lƣu, thế là những chiếc áo dài Việt 100% ra đời trong những buổi tiếc hay lễ hội. Cái còn lại đƣợc gọi là nét Chăm trong chiếc áo dài chỉ là chiếc váy (thay vì mặc quần).
Vì cơ bản là theo đạo Hồi nên cả nam và nữ lễ phục thiên về màu trắng. Có thể thấy đặc điểm trang phục là lối tạo hình áo (khá điển hình) là lối khoét cổ và can thân và
nách từ một miếng vải khổ hẹp (hoặc can với áo dài) thẳng ở giữa làm trung tâm áo cho cả áo ngắn và áo dài.
Áo phái nam, thanh niên Chăm Islam thƣờng mặc áo sơmi kiểu Tây phƣơng. Chỉ những ngƣời lớn tuổi mới mặc những loại áo cổ truyền. Hai kiểu áo đặc biệt nhất, khác hẳn áo dài lỡ của ngƣời Chăm miền Trung là áo Chvéa và áo Azubah.
Chvéa là kiểu áo cộc có lẽ du nhập từ Malaysia sang nên mới có tên nhƣ vậy. Áo này phía trên tựa nhƣ áo sơmi, cổ kín, cao chừng 3cm, mổ xuống ngang ngực và cổ đắp thêm một lần vải xung quanh lan ra tới hai vai. Phía đuôi áo rất rộng vì tuy bít tà nhƣng hai bên sƣờn có đắp thêm những thân phụ, may chéo theo lằn hông trung bình mỗi bên gần 30cm. Thân áo nhƣ vậy cũng chắp nối nhƣ áo dài phụ nữ. Áo Chvéa có hai túi lớn gần gấu vừa tầm tay, đôi khi thêm một túi kín đáo phía trong ngực áo. Tay áo dài và rộng nhƣ áo khách, nhƣng cũng có khi chỉ dài tới 3/4 cánh tay.
Khác với phụ nữ, đàn ông thích dùng vải trắng, khá dày để may áo Chvéa. Cũng có ngƣời dùng vải mỏng nhƣ lụa. Nếu khổ vải rộng 0,9m thì phải cắt 2,3om mới đủ một áo cho ngƣời có cỡ ngƣời trung bình. Ngƣời lớn tuổi ƣa mặc áo này vì cùng với chiếc xà rông phía dƣới, nó có vẻ đứng đắn lịch sự hơn so với áo sơmi.
Azubah là kiểu áo dài của thầy Imam mặc khi điều khiển các buổi lễ. Đó là một thứ áo cổ đứng có hai túi lớn và một hàng khuy phía trƣớc. Thoạt nhìn, có Azubah tựa nhƣ kiểu áo của lính Tây xƣa. Ngƣời ta không dùng nỉ để may áo này nhƣng muốn cho đứng áo phải chọn vải dày một chút. Màu sắc tuy cũng ảnh hƣởng nhiều đến nhiệt độ và gây ấn tƣợng vể tinh thần nhƣng ngƣời Chăm không chú ý lắm đến màu sắc nên có ngƣời dùng màu xanh sẫm, hồng nhạt hay trắng để may áo Azubah. Chiều dài không bó buộc, có thể may đai tới bắp chân hay dài hơn nữa tùy ý thích của ngƣời mặc.
Cùng với chiếc khăn Hadji, áo Azubah làm cho các thầy Imam thêm phần uy nghiêm đứng đắn xứng đáng với địa vị lãnh đạo đời sống tinh thần cho các tín đồ trong