- Làng nghề mộc Long Điền
2.2.3. Các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm AnGiang
2.2.3.1. Du lịch làng nghề
Nếu ngƣời Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận nổi tiếng với nghề làm gốm, thì ngƣời Chăm An Giang lại nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Con gái khoảng 11 - 12 tuổi đã đƣợc mẹ và bà truyền nghề cho.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã đƣợc UBND tỉnh quyết định công nhận 3 làng nghề truyền thống: Làng nghề lụa Tân Châu, Làng nghề mộc Long Điền, Làng dệt thổ cẩm Châu Phong. Các làng nghề truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa của tộc ngƣời Chăm. Sản phẩm làng nghề trƣớc đây sản xuất chủ yếu phục vụ nhu cầu trang phục, lễ hội và sinh hoạt của đồng bào Chăm. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trƣờng và quá trình hội nhập, nhu cầu về các sản phẩm truyền thống phục vụ du lịch ngày càng cao. Một số sản phẩm đặc trƣng của địa phƣơng có triển vọng gắn kết với việc phát triển ngành du lịch của địa phƣơng nhƣ:
- Làng nghề mộc Long Điền
Tinh hoa nghề mộc Long Điền sản phẩm mộc Long Điền Những phiến gỗ nhỏ, to đƣợc thổi hồn làm cho sống động, phản ánh đời sống văn hóa dân gian đặc sắc của vùng sông nƣớc An Giang nói riêng và của làng quê Việt Nam nói chung, đƣợc bạn bè trong, ngoài nƣớc yêu thích và có giá trị xuất khẩu cao. Thuộc huyện cù lao Chợ Mới của tỉnh An Giang, xã Long Điền Chợ Thủ nổi tiếng từ cách đây gần hai thế kỷ, nơi phát triển những ngƣời thợ thủ công giỏi giang nhất của An Giang, đa tài, khéo léo
Câu ca: "Long Điền Chợ Thủ quê anh
Trai chuyên làm tủ, gái sành cửi canh Dệt hàng chị mặc chẳng lành
Giường chõng nghề rành, anh ngủ sạp tre.."
Câu ca trên đã gói gọn hai nghề rất lâu đời và độc đáo của địa phƣơng đó là nghề dệt vải lấy quần áo mặc, nghề mộc đóng và chạm khắc các sản phẩm từ gỗ nhƣ: bàn ghế, giƣờng, tủ, chõng… Từ huyện lỵ chợ Mới, men theo con đƣờng 942 đi khoảng 20 km sẽ
tới xã Long Điền Chợ Thủ. Xƣa kia, bên bờ sông Tiền có một khu chợ tên là chợ Thủ, nghĩa là chợ của các nghề làm bằng thủ công và bán chủ yếu hai mặt hàng vải và đồ gỗ. Song, vì ngoài bờ sông đất hay sụt lở, chợ đƣợc chuyển vào sâu bên trong trung tâm làng và lấy tên mới là chợ Long Điền A, nhƣng dân gian vẫn thích cái tên cũ nên thƣờng gọi là chợ Thủ.
Những năm đầu thế kỷ XX, Long Điền Chợ Thủ đã nổi tiếng cả nƣớc với những chuyến bè gỗ xuôi ngƣợc, tiếng đục đẽo gỗ và tiếng thoi dệt cửi lách tách nhộn nhịp đêm ngày. Mặc dù bán buôn phát đạt, song vì giá cả hạn hẹp, một thời làng nghề gặp nhiều khó khăn, vải dệt ra nhƣng phụ nữ vẫn phải mặc áo vá, giƣờng tủ bền chắc mà nam giới vẫn phải ngủ sạp tre ọp ẹp. Trong chiến tranh ác liệt, ngƣời dân vẫn bám nghề, xây dựng đƣợc thƣơng hiệu đồ gỗ Long Điền chợ Thủ ở nƣớc ngoài. Nhƣng khi sang thời bình, vì điều kiện còn nhiều khó khăn, việc sản xuất đồ gỗ giảm mạnh, chỉ còn một số hộ duy trì làm nghề. Những năm 1990 trở đi, nhờ chính sách hỗ trợ thiết thực của Đảng và Nhà nƣớc, một số xƣởng sản xuất với quy mô lớn đƣợc xây dựng, trong đó có đầu tƣ máy móc hiện đại của châu Âu. Cuộc sống ngƣời dân xã Long Điền A hiện nay từng bƣớc khấm khá, nhà cửa khang trang đầy đủ tiện nghi, đƣờng sá cũng rộng dài sạch đẹp, tất cả là nhờ vào nghề mộc trong đó đóng đồ gia dụng và chạm khắc gỗ đang là hai nghề chủ lực chính tạo công ăn việc làm cho đông đảo ngƣời dân. Bên cạnh đó, nghề chạm gỗ phát triển trên cơ sở nghề mộc cổ và một nghệ nhân chạm gỗ có công lớn đầu tiên trong việc phát.
Nghề làm mộc ở Long Điền chợ Thủ chủ yếu là “cha truyền con nối”, sau này một bộ phận thanh niên đƣợc xã cử đi học nâng cao tay nghề ở các tỉnh, tiếp thu tinh hoa nghề mộc. Ngày nay, ngƣời dân khéo tay làm đƣợc rất nhiều sản phẩm đẹp và chất lƣợng cao cung ứng cho thị trƣờng. Ngoài giƣờng, tủ, sập, tràng kỷ, bàn, ghế, đôn chậu cảnh, tƣợng, phù điêu, câu đối, ghe thuyền, còn có các sản phẩm mây tre đan đa dạng về chủng loại, rực rỡ về màu sắc. Những tấm gỗ lớn qua bàn tay nghệ nhân khéo léo trở thành những chiếc ghe xuồng ba lá, năm lá, những chiếc tủ tƣờng, bàn và ghế dài trong các phòng hội nghị; những phiến gỗ nhỏ hơn cũng trở thành các loại tủ nhỏ để quần áo, chạn bát, giá đỡ, khay đựng,… ngay cả những khúc gỗ nhỏ cong queo sần sùi có khi chỉ là gốc cây, cành cây cũng biến ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt đẹp nhƣ: tƣợng Phật, các vị
tiên, tứ linh (Long, Lân, Qui, Phụng), các con vật nuôi trong nhà (trâu, lợn, gà), câu đối, tƣợng…Bên cạnh đó, còn có các bức phù điêu theo trƣờng phái mỹ thuật Tây Âu nhƣ: các em bé hài đồng nghịch ngợm, tƣợng thần vệ nữ…
Những phiến gỗ nhỏ, to đƣợc thổi hồn làm cho sống động, phản ánh đời sống văn hóa dân gian đặc sắc của vùng sông nƣớc An Giang nói riêng và của làng quê Việt Nam nói chung, đƣợc bạn bè trong, ngoài nƣớc yêu thích và có giá trị xuất khẩu cao. Nhờ vị thế trên bến dƣới thuyền, nằm bên các nhánh sông Tiền, Hậu Giang, Ông Chƣởng, sản phẩm đồ gỗ Long Điền, chợ Thủ đƣợc đƣa đi muôn nơi nhƣ: Long Xuyên, Châu Đốc, Vĩnh Long, Tp.Hồ Chí Minh, Huế và Hà Nội. Hiện nay, xã Long Điền A có khoảng 1.470 hộ gồm hộ cá nhân và kinh doanh tập thể với hơn 3.000 lao động sản xuất đồ gỗ, hàng tháng thu nhập bình quân là 1.200.000 đồng. Những ngƣời thợ mộc yêu nghề sáng tạo đang từng ngày cống hiến cho đời những sản phẩm tuyệt mỹ.
Ngoài những sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của ngƣời dân cũng nhƣ xuất khẩu. Ngày nay làng nghề mộc Long Điền còn tạo ra các sản phẩm mới nhằm phục vụ cho hoạt động du lịch có: tranh gỗ ghép, điêu khắc gỗ mỹ nghệ, sản phẩm mỹ nghệ … do mới hình thành và phát triển nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đồng thời còn hạn chế về năng lực quản lý, ổn định chất lƣợng sản phẩm, công tác quảng bá xúc tiến thƣơng mại…
- Làng nghề lụa Tân Châu
Lụa Tân Châu (An Giang) từ lâu đã nổi tiếng ở trong nƣớc và nƣớc ngoài. Không biết nghề tầm tang, canh cửi, tơ lụa ở đây có từ bao giờ, chỉ biết rằng nói về nghề dệt thủ công cổ truyền của Việt Nam thì Hà Đông ở phía Bắc và Tân Châu ở phía Nam xƣa nay vẫn đƣợc coi là hai trung tâm dệt lớn nhất…Ngƣợc dòng thời gian, vào đầu thế kỷ 20, ở Nam Bộ đã có nhiều cơ sở tơ tằm dệt lụa rất thịnh hành. Thời đó, tơ lụa của Tân Châu làm ra không kịp bán, từng xuất cảng qua Campuchia, Pháp. Dọc theo hai bên bờ Sông Tiền, Sông Hậu từ biên giới Campuchia đến Tân Châu, Tân An, Chợ Mới, nhất là các làng Tân An, Vĩnh Hòa (Tân Châu), Long Điền, Chợ Thủ (Chợ Mới), đâu đâu cũng bạt ngàn những bãi dâu, những nong tằm đang kỳ chín rộ. Dƣới sông, nhà bè chen chúc thành một làng nổi. Sát bờ nƣớc là những vƣờn dâu xanh ngát. Hai bên đƣờng, nhà san
sát, nhìn vào thấy những khung cửi, những quay tơ ánh vàng và nhƣng cô thợ dệt xinh xắn khắp các làng Tân An, Vĩnh Hòa… (Tân Châu), rồi Long Điền, Chợ Thủ (Chợ Mới) giờ nào cũng nghe tiếng lách cách đƣa thoi…
Ngƣời dân Tân Châu rất tự hào về quê lụa vang danh của mình với các sản phẩm lụa có hoa văn đẹp, vóc lụa mềm óng ả, màu sắc không phai đƣợc nhuộm từ các loại chât liệu tự nhiên nhƣ chàm, vỏ đƣớc... Tân Châu cũng là quê hƣơng nổi tiếng với mặt hàng Mỹ A “độc nhất, vô nhị”, mà bất luận ngƣời phụ nữ nào hồi đầu thế kỷ XX cũng đều mơ ƣớc, với màu đen bóng, nhuộm từ trái mặc nƣa có nhiều đặc tính quý nhƣ: dai, bền, mềm mại, nhẹ, hút ẩm cao, mà chƣa có loại tơ nào qua mặt đƣợc. Chất liệu lụa Tân Châu thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, không bị hấp hơi nhƣ một số loại vải bằng sợi nylon, có lẽ vì vậy ngƣời ta gọi lụa Tân Châu là “Nữ hoàng” của các loại tơ.
Tuy nhiên để có đƣợc những vóc lụa đẹp là cả một kỳ công, phải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ từ 20 ngày đến một tháng, tùy theo thời tiết mà không phải nơi đâu cũng làm đƣợc. Thoạt tiên là chải cửi, rồi đến xe tơ, chọn sợi... Dƣới bàn tay tinh tế của ngƣời thợ, từng sợi tơ đƣợc lựa chọn kỹ lƣỡng bởi chỉ một sợi to hơn cũng sẽ làm tấm lụa không còn mịn màng nữa. Sau khi dệt thành tấm, lụa sẽ đƣợc ngâm, xả, phơi khô, ủ nhựa cây rừng, nhuộm mầu, phơi nắng rồi lại nhuộm lần thứ hai... Nắng để phơi lụa phải là thứ nắng dịu để khỏi làm hƣ lụa. Nhựa cây rừng dùng để ngâm ủ lụa cũng phải đƣợc lấy đúng mùa, lụa mới ra đúng màu sắc đã ấn định. Đƣợc làm hoàn toàn thủ công, không hề sử dụng chất hóa học nên lụa bền chắc, óng ả và vẹn nguyên qua dòng chảy của thời gian.
Nhƣng từ khi vải dệt trên thị trƣờng, đặc biệt là các nguồn vải nhập khẩu từ Trung Quốc và Thái Lan trở nên đa dạng hơn với nhiều chủng loại khác nhau và giá thành rẻ, thì lụa Tân Châu đã đứng trƣớc những khó khăn thực thụ. Những ngƣời thợ dệt chân chất chƣa có nhiều kinh nghiệm để chủ động quảng bá các sản phẩm lừng danh của mình đến với khách hàng gần xa. Chỉ gần đây, một số khách hàng ngƣời Pháp tình cờ nhận ra đƣợc vẻ đẹp hoàn mỹ của lụa Tân Châu đã đến đặt vóc lụa Mỹ A cung cấp cho thị trƣờng thời trang của Châu Âu thì ngƣời thợ dệt Tân Châu mới thực sự càng tin tƣởng hơn vào thị trƣờng lụa chất lƣợng cao mà cha ông đã truyền lại và hy vọng sẽ đƣợc hợp tác nhiều hơn nữa với bạn bè trên thế giới để đƣa nét quý phái của lụa Mỹ A đến với muôn ngƣời.
- Làng dệt thổ cẩm Châu Phong
An Giang - một tỉnh thuộc miền Tây nam Bộ có làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm Chăm nổi tiếng. Nằm phía bên kia sông Hậu, đối diện thị xã Châu Đốc là làng Chăm Châu Phong (thuộc thị xã Tân Châu), đây là làng Chăm cổ và còn mang đậm nét đặc trƣng văn hóa Chăm ở vùng châu thổ Cửu Long. Làng Chăm Châu Phong nằm dọc theo hai bên bờ kênh Vĩnh An hiền hòa.
Dệt thổ cẩm là nghề mà bất cứ ngƣời phụ nữ Chăm nào cũng phải biết. Khi đƣợc 10- 12 tuổi, những thiếu nữ ngƣời Chăm đã đƣợc tập những thao tác đơn giản nhất của nghề dệt. Thổ cẩm của ngƣời Chăm hiện nay khác trƣớc rất nhiều nhƣng vẫn giữ đƣợc những hoa văn truyền thống. Chất liệu chủ yếu đƣợc sử dụng là tơ công nghiệp và đƣợc nhuộm màu thủ công từ nƣớc nấu của cây rừng. Nhuộm màu sợi, màu vải là bí quyết đƣợc lƣu truyền nhiều đời nay trong cộng đồng ngƣời Chăm ở An Giang. Đồng bào Chăm cũng khéo léo, sản phẩm họ làm ra là những chiếc khăn choàng tắm, sà rông đầy màu sắc, thổ cẩm tinh xảo, túi đeo và đặc biệt là những chiếc khăn bịt tóc đẹp mắt.
Cộng đồng dân cƣ Chăm lúc đầu chọn phƣơng kế sống bằng nhiều nghề nhƣ: đánh bắt thủy sản, dệt vải… Nghề dệt thổ cẩm Chăm ở xã Châu Phong hình thành rất sớm. Trƣớc là phục vụ cho nhu cầu ăn mặc của gia đình, sau là để trao đổi hàng hoá với các dân tộc khác.
Lúc đầu, ngƣời thợ dệt còn là một nông dân. Nhƣng khi cộng đồng phát triển, có sự phân công lao động đòi hỏi sản phẩm dệt phải có tính nghệ thuật vừa mang tính hàng hoá. Những thợ dệt chuyên nghiệp bắt đầu xuất hiện tại vùng này và sản phẩm thổ cẩm cũng ngày càng đặc sắc hơn.
Có một thời gian, nghề dệt ở Châu Phong bị “chựng” lại do khó khăn trong khâu nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Một số bỏ nghề dệt sang làm nghề khác. Làng dệt đứng trƣớc nguy cơ bị thất truyền. Năm 1997, sau khi tìm hiểu nguyện vọng của bà con, Sở Công nghiệp tỉnh An Giang quyết định hỗ trợ nguồn vốn vay từ chƣơng trình khuyến nông của tỉnh, tạo điều kiện cho nơi đây phát triển theo mô hình du lịch cộng đồng gắn với làng nghề. Đây là quyết định không những tạo điều kiện rất tốt để phát triển kinh tế
địa phƣơng, kinh tế gia đình mà ý nghĩa hơn, đó sẽ là việc làm thiết thực góp phần giúp đồng bào dân tộc Chăm giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc mình.
Ở Châu Phong hiện nay có gần 500 hộ đồng bào Chăm, trong đó ấp Phũm Soài có khoảng 300 hộ và phân nửa trong số này làm nghề dệt thổ cẩm. Ở Châu Phong còn có cả một hợp tác xã mang tên Châu Giang tập trung nhiều xã viên dệt thổ cẩm để cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài nƣớc.
Sở dĩ nghề dệt thổ cẩm Chăm ở đây còn lƣu giữ đến hôm nay là do tục “cấm cung”, tức con gái lớn lên không đƣợc ra ngoài, chỉ ở trong nhà dệt vải hay thêu thùa. Mặc dù tục “cấm cung” hiện nay không còn nữa nhƣng sự khéo léo, tinh tế, tỉ mỉ của ngƣời phụ nữ Chăm Châu Phong vẫn không mất đi. Nhờ những nét hấp dẫn và độc đáo ấy nên làng Châu Phong đƣợc ngành du lịch An Giang chọn làm làng du lịch cộng đồng. Ở đây đã thành lập Trung tâm Thông tin Du lịch Châu Phong có nhiệm vụ quảng bá làng du lịch cộng đồng, làng dệt Châu Phong, giới thiệu cho du khách nét văn hóa và sản phẩm của ngƣời Chăm.
Đặc biệt, trung tâm này còn tổ chức nhiều tour cho du khách trong và ngoài nƣớc tham quan Châu Phong, trong đó có tour homestay với chƣơng trình “Trở thành một ngƣời Chăm”. Du khách sẽ ăn, ngủ tại nhà ngƣời Chăm, cùng sinh hoạt với họ, thƣởng thức chƣơng trình âm nhạc Chăm, tập vài thao tác dệt thổ cẩm hay vài điệu múa Chăm…Đặc biệt, khách còn đƣợc thƣởng thức những món ăn truyền thống của ngƣời Chăm nhƣ: Cà ri bò, lạp xƣởng bò, gỏi sầu đâu, bánh Chăm…Đến Châu Phong bây giờ du khách nhƣ lạc vào một thế giới khác. Những thánh đƣờng Hồi giáo bề thế, uy nghi, nhà cửa có nét kiến trúc riêng với các hoa văn trang trí và nội thất mang nét đặc trƣng của dân tộc Chăm. Thấp thoáng bên song cửa sổ là những cô gái đang ngồi quay tơ, dệt thổ cẩm. Phụ nữ Chăm rất đẹp, trong bộ trang phục truyền thống họ càng trở nên duyên dáng hơn.
Sản phẩm dệt thổ cẩm
Ngoài các sản phẩm truyền thống phục vụ nhu cầu sinh hoạt và lễ hội truyền thống nhƣ: quần áo, khăn choàng, dây lƣng,…Đến nay, từ các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống các nghệ nhân, thợ thủ công làng nghề đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú với
những hoa văn độc đáo, đa dạng với nhiều mẫu mã, kích cỡ vừa có giá trị sử dụng vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc. Các sản phẩm chủ yếu: tấm ra, khăn, chăn, túi xách, quần, áo, ba lô, cà vạt, bóp,…nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch tham quan trực tiếp tại các làng nghề, các trung tâm du lịch lớn (Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Cần Thơ, Kiên Giang...) và xuất khẩu sang nƣớc ngoài.
Để đẩy mạnh phát triển sản phẩm mang bản sắc văn hóa Chăm An Giang, trong thời gian đến cần tổ chức các khóa đào tạo nâng cao tay nghề, đào tạo kỹ thuật dệt các hoa văn cổ, hoa văn truyền thống,…nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đồng thời tập huấn nâng cao năng lực quản lý, hình thành các loại hình doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp làng nghề (hợp tác xã dệt thổ cẩm Châu Giang đã đƣợc hình thành)…nhằm tập trung sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tập trung vốn đầu tƣ phát triển sản xuất gắn với hoạt động du