Chủ trương chính sách của tỉnh AnGiang

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 120)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

3.1.2. Chủ trương chính sách của tỉnh AnGiang

An Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi và đa dạng trong tín ngƣỡng, sinh hoạt văn hóa của 4 dân tộc (Kinh, Khmer, Chăm, Hoa) cùng với nhiều lễ hội đặc sắc, danh lam, thắng cảnh, chùa chiền, nhƣ: Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam, chùa Xà Tón, chùa Giồng Thành, lễ hội đua bò Bảy Núi… Từ lợi thế đó, để chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng hoạt động dịch vụ, đổi mới, nâng cao chất lƣợng phục vụ, xây dựng môi trƣờng du lịch văn minh, thân thiện thì việc tăng cƣờong quản lý Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng và cần thiết. Mặc dù cơ sở vật chất cho hoạt động du lịch, dịch vụ của tỉnh còn chƣa đáp ứng đƣợc với nhu cầu thực tế hiện nay, nhƣng trong năm qua, hoạt động du lịch và dịch vụ cũng đã thu đƣợc nhiều kết quả khả quan. Năm 2012, tỉnh đón đƣợc 5,4 triệu lƣợt khách đến tham quan tại các khu, điểm du lịch trong tỉnh. Doanh thu của các doanh nghiệp du lịch lữ hành khoảng 280 tỷ đồng. Để ngành du lịch tỉnh nhà hoạt dộng hiệu quả, ngày càng thu hút du khách và giữ vững thƣơng hiệu du lịch địa phƣơng, các doanh nghiệp du lịch đã và đang chú trọng tổ chức nhiều loại hình, sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng, mang tính chuyên nghiệp để hấp dẫn khách du lịch. Đồng thời, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trƣờng, cảnh quan du lịch trong cộng đồng cũng nhƣ chất lƣợng phục vụ

của hệ thống nhà hàng, khách sạn và các khu, điểm du lịch nhằm đáp ứng, theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội.

Đặc biệt, để hoạt động du lịch của An Giang ngày càng phát triển mạnh, đáp ứng đƣợc nhu cầu hiện nay của xã hội, thì việc tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc đối với lĩnh vực này là một vấn đề cần thiết và quan trọng. Theo đó, trong những năm qua, tỉnh cũng đã có những giải pháp cụ thể cho từng giai đoạn từ 2010- 2020; lập kế hoạch, chƣơng trình điều tra nguồn nhân lực du lịch của tỉnh và có kế hoạch phát triển; điều tra đánh giá và rà soát toàn bộ các dự án du lịch tại các khu, điểm du lịch đã quy hoạch trên địa bàn, xúc tiến du lịch, hợp tác phát triển du lịch trong nƣớc và quốc tế. Mặt khác, mở các lớp tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch và biểu diễn văn nghệ cho các làng du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, tập huấn quản lý Nhà nƣớc về du lịch cho cán bộ cấp huyện, cán bộ của các ban quản lý, tập huấn bồi dƣỡng nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc về du lịch cho cán bộ thuộc các sở, ngành…

Để chuyển biến mạnh mẽ về chất lƣợng hoạt động dịch vụ, đổi mới, nâng cao chất lƣợng phục vụ, xây dựng môi trƣờng du lịch văn minh, thân thiện, Sở VHTT&DL sẽ tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nƣớc từ tỉnh đến các huyện, thị, trong đó có bộ máy quản lý du lịch. Củng cố, tăng cƣờng hiệu lực quản lý của các cơ quan quản lý theo hƣớng bổ sung đội ngũ cán bộ có năng lực, nâng cấp trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo chuyên môn du lịch… Tăng cƣờng công tác đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh An Giang đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 của tỉnh, sở sẽ xây dựng những kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện trong từng giai đoạn để ngành du lịch đạt các mục tiêu đề ra trong quy hoạch. Đồng thời, xây dựng các biện pháp hữu hiệu để triển khai và kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch đó. Bên cạnh đó, đổi mới phƣơng thức hoạt động, thực hiện cải cách hành chính và tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng, kiến trúc, môi trƣờng, an ninh trật tự… có phân công, phân cấp rõ ràng, hƣớng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, tạo động lực để phát triển du lịch bền vững. Thành lập Hội Doanh nghiệp du lịch tỉnh An Giang;

có cơ chế phối hợp để các doanh nghiệp cùng Nhà nƣớc và cộng đồng xây dựng các sản phẩm du lịch truyền thống và tour, tuyến du lịch trong tỉnh, khu vực, đồng thời hình thành nhiều cơ sở hạ tầng du lịch. Xây dựng cơ chế quản lý đặc thù đối với các khu du lịch trung tâm nhƣ: khu du lịch núi Cấm, núi Sam... Đồng thời, kiến nghị với UBND tỉnh sửa đổi những cơ chế, chủ trƣơng và chính sách đang cản trở hoặc chƣa đủ sức thúc đẩy du lịch tỉnh phát triển. Thành lập các trung tâm chuyên ngành về du lịch để hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng nhƣ các doanh nghiệp trong quá trình phát triển du lịch, nhƣ: Trung tâm xúc tiến du lịch, Trung tâm hỗ trợ đầu tƣ du lịch… Song song đó, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, xử lý các hiện tƣợng chèo kéo khách, mê tín dị đoan, nói thách, tranh bán, thái độ thiếu hòa nhã đối với khách hàng, bán không đúng giá niêm yết... tại các khu, điểm du lịch.

Tuy nhiên, để ngành du lịch ngày càng phát triển bền vững, đòi hỏi ngành phải nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch, đầu tƣ cho hoạt động du lịch, quan tâm công tác quảng bá xúc tiến cho hoạt động của ngành, tập trung tăng cƣờng hơn nữa trong công tác quản lý Nhà nƣớc trên lĩnh vực du lịch, khuyến khích và duy trì phát triển các làng nghề truyền thống, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nâng cao chất lƣợng các lễ hội văn hóa truyền thống của địa phƣơng vốn hấp dẫn khách du lịch, doanh thu từ ngành công nghiệp không khói sẽ đƣợc tái đầu tƣ cho công tác tu bổ, tôn tạo các khu du lịch, danh lam thắng cảnh, các khu di tích văn hóa lịch sử, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho tỉnh nhà. Ngoài ra, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về hoạt động du lịch thông qua các phóng sự, phim tƣ liệu, website, bản tin, bản đồ, ấn phẩm, tham dự hội chợ, biển quảng cáo, tổ chức các đoàn Famtrip về An Giang cũng cần đƣợc ngành duy trì và xúc tiến.

Bên cạnh đó, ngành cũng không ngừng tiếp tục phối hợp với các ngành chức năng trong công tác quản lý bảo vệ duy tu và tôn tạo các di tích, danh lam thắng cảnh; khu, điểm du lịch về vệ sinh môi trƣờng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự và kiên quyết xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội, nhằm xây dựng nếp sống văn minh, an toàn và thân thiện tại các khu, điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thƣơng mại, cửa khẩu… Quan tâm và tập trung đầu tƣ cho việc tổ chức và duy trì các lễ hội truyền thống

và phát triển các loại hình văn hóa nghệ thuật của các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer; du lịch mùa nƣớc nổi; phát triển và duy trì mô hình du lịch cộng đồng; nghiên cứu và phát triển thêm một số mô hình du lịch mới… Đồng thời, nâng cao chất lƣợng các sản phẩm du lịch và cung cách phục vụ du khách ngày càng văn minh, lịch sự, thân thiện và an toàn.

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)