- Làng nghề mộc Long Điền
2.2. Tìm hiểu thực trạng khai thác văn hóa Chăm trong du lịch tại tỉnh AnGiang
Với 2.110 hộ ngƣời Chăm/14.650 ngƣời dân đang sinh sống gắn bó, hòa thuận. Ngƣời Chăm định cƣ ở 9 xã thuộc 5 huyện: An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu và Phú Tân – phƣờng Mỹ Long – Long Xuyên.
Làng Chăm Châu Phong và Đa Phƣớc là 2 làng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Hiện nay khách du lịch đến làng Chăm theo đoàn của các công ty nội địa phần lớn từ Hà Nội, Tp. HCM và các tỉnh miền Trung, miền Bắc. Khách du lịch quốc tế đến đây chủ yếu từ: Nhật, Campuchia, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp phần lớn vì mục đích tôn giáo hay nghiên cứu dân tộc là chính…
Kể từ khi làng Chăm bƣớc vào hoạt động du lịch thu nhập ngƣời dân đƣợc cải thiên, sản phẩm dệt thổ cẩm của Châu Giang đƣợc rất nhiều ngƣời ƣa chuộng. Trong thời gian tới làng Chăm Châu Phong sẽ đƣa vào hoạt động loại hình du lịch homestay với tiêu đề “ Một ngày làm ngƣời Chăm”, đây là sản phẩm du lịch độc đáo.
Chính quyền địa phƣơng rất quan tâm đầu tƣ du lịch, nhƣ các công trình xây dựng Trung tâm Thông tin du lịch cộng đồng Châu Phú - Tân Phú. Đây là dự án phát triển du lịch cộng đồng phục vụ ngƣời dân nghèo thuộc dự án phát triển du lịch Mêkông do ngân hàng phát triển Châu Á – ADB cho vay ƣu đãi.
Với tiềm năng du lịch sẵn có và đa dạng: thánh đƣờng, lễ hội, nghề dệt truyền thống..ngƣời dân mến khách, vị trí làng Chăm rất thuận tiện cho thiết kế tour.
Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số khó khăn: cộng đồng chƣa nhận thức đầy đủ lợi ích từ loại hình du lịch văn hóa mang lại, trình độ học vấn chuyên môn của ngƣời Chăm chƣa cao, khả năng giao tiếp ngoại ngữ rất hạn chế. Chƣơng trình tham quan hiện nay chƣa thực sự níu chân du khách ở lại thời gian dài và quay lại. Chƣa thể làm nổi bật
nét đặc sắc riêng của văn hóa Chăm mà không nơi nào có đƣợc. Du khách chƣa có cơ hội tìm hiểu trực tiếp tập quán sinh hoạt đời thƣờng và sinh hoạt tôn giáo của ngƣời Chăm An Giang. Hơn nữa, nếu nói theo quan điểm của du lịch bền vững hiện nay thì chi tiêu cho du lịch của khách tại làng Chăm là rất khiêm tốn, chƣa mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cho cƣ dân địa phƣơng.
Một hạn chế lớn nhất phải kể đến đó là việc thông tin về du lịch vùng Chăm rất yếu và thiếu. Khảo sát trên mạng các trang du lịch về tỉnh An Giang cũng thấy rất ít thông tin về du lịch vùng Chăm. Khảo sát của chúng tôi tại địa phƣơng cho thấy du khách đến làng Chăm An Giang không tập trung vào mùa nào nhất định, không có mùa trọng điểm, mà hầu nhƣ họ có thể đến bất cứ vào ngày nào trong năm. Kết quả là để lại cho họ không mấy ấn tƣợng về sự đặc sắc của văn hóa Chăm.