Giải pháp tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến văn hóa Chăm An Giang

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 136)

- Làng nghề mộc Long Điền

b) Bối cảnh trong nƣớc

3.2.5 Giải pháp tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến văn hóa Chăm An Giang

Giang

- Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, phát triển các kênh phân phối, chào bán sản phẩm du lịch.

- Thực hiện các chƣơng trình kích cầu du lịch nhằm thu hút khách du lịch trong mùa thấp điểm và các dịp lễ, tết.

- Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch ở tỉnh đƣa các sản phẩm du lịch ra chào bán tại các thị trƣờng mục tiêu thông qua hệ thống phân phối là các doanh nghiệp lữ hành trong và ngoài nƣớc.

- Tổ chức hoạt động tôn vinh các hãng lữ hành gửi khách đến và các doanh nghiệp du lịch đón nhiều khách quốc tế tại An Giang.

- Phát triển thƣơng hiệu du lịch An Giang, chuyên nghiệp hóa hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.

- Tiếp tục phát triển và định vị ngày càng vững chắc hơn thƣơng hiệu du lịch An Giang ở các thị trƣờng du lịch quốc tế và trong nƣớc; có cơ chế quản lý, giữ uy tín, chất lƣợng sản phẩm để bảo vệ thƣơng hiệu du lịch văn hóa Chăm An Giang.

- Nghiên cứu xây dựng thƣơng hiệu du lịch xung quanh cụm du lich tỉnh An Giang - Cơ bản đến năm 2020, xây dựng đƣợc hình ảnh điểm đến du lịch An Giang:

+ Là một điểm đến nổi bật với loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.

+ Là một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện và tin cậy.

- Tổ chức các chƣơng trình, sự kiện du lịch lớn ở tỉnh để truyền thông, quảng bá thƣơng hiệu du lịch An Giang.

- Nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu du lịch An Giang.

- Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thông tin, quảng bá du lịch, chú trọng chất lƣợng nội dung, hình thức ấn phẩm quảng bá và phƣơng tiện thông tin hiện đại có sức lan truyền mạnh, rộng; tổ chức các hoạt động xúc tiến du lịch theo hƣớng có lựa chọn, mang tính chuyên nghiệp.

- Tranh thủ các mối quan hệ chính quyền, đoàn thể mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ, lãnh sự quán Việt Nam ở nƣớc ngoài, lãnh sự quán nƣớc ngoài tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và các cơ quan truyền thông quốc tế đến Việt Nam để giới thiệu, quảng bá du lịch An Giang đến các thị trƣờng du lịch quốc tế.

- Phối hợp với Tổng cục Du lịch, Tổng Công ty Hàng không quốc gia Việt Nam và Hiê ̣p hô ̣i du li ̣ch Việt Nam tổ chức đón các đoàn Famtrip, Presstrip để giới thiệu tài nguyên, lợi thế, sản phẩm du lịch của tỉnh, thu hút đầu tƣ và mở rộng thị trƣờng khách du lịch quốc tế.

- Tham gia hội chợ, hội thảo về du lịch tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trƣờng. Xuất bản đa dạng ấn phẩm du lịch phục vụ việc tham gia các hội chợ, hội thảo chuyên ngành du lịch kích thích sự quan tâm chú ý của du khách.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, hợp tác trong nƣớc, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng du lịch trong nƣớc và quốc tế. Chú trọng hợp tác phát triển các tour liên kết với TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; hợp tác với công ty lữ hành các nƣớc Đông Nam Á đƣa khách đến An Giang.

- Ban hành cơ chế huy động nguồn lực của doanh nghiệp du lịch cùng ngân sách nhà nƣớc bảo đảm các hoạt động xây dựng, phát triển thƣơng hiệu du lịch, tổ chức các sự kiện và các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chung của tỉnh.

Tiếp tục nâng cao hình ảnh quê hƣơng con ngƣời An Giang, tạo sức hút mạnh mẽ của điểm đến du An Giang, từng bƣớc xây dựng thƣơng hiệu du lịch An Giang - điểm đến của Việt Nam trong tƣơng lai, tạo thế cạnh tranh cho du lịch tỉnh nhà tại các thị trƣờng trọng điểm. Góp phần chuyển biến và nâng cao nhận thức về du lịch, thu hút sự tham gia và hƣởng ứng của toàn xã hội đối với sự nghiệp phát triển du lịch. Cụ thể:

internet, để đƣa du lịch An Giang đến với du khách một cách nhanh nhất.

- Quảng bá chủ yếu về các danh lam thắng cảnh đẹp, các tập tục văn hóa độc đáo, các đặc sản chỉ có tại An Giang với đội ngũ phục vụ chuyên nghiệp có trình độ.

- Xuất bản những ấn phẩm giới thiệu tổng thể/chi tiết về An Giang, đĩa, tƣ liệu tổng quan về du lịch, chƣơng trình xúc tiến, hình ảnh quảng bá bằng DVD-ROM, bản đồ du lịch . . . bằng 3 thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Pháp và tiếng Anh, tiếng Nhật.

- Xây dựng lại theo hƣớng phù hợp với phát triển du lịch trong thời điểm hiện tại và trong vài năm tiếp theo, phát triển website du lịch An Giang trên mạng (www.angiangtourist.com) có băng tầng và dung lƣợng cao, tăng cƣờng quảng bá website trên các kênh truyền thông uy tín trong lĩnh vực du lịch, lĩnh vực tìm kiếm trên mạng internet.

- Chú trọng xây dựng hình ảnh các điểm đến du lịch trong tỉnh, quan tâm hơn đến vấn đề rác thải tại điểm du lịch, ngăn chặn nạn ăn xin bán vé số dạo gây phiền nhiễu cho du khách tại các địa phƣơng có điểm du lịch nói chung và tại các điểm ăn uống ở trong nội thành nói riêng.

- Vấn đề giữ gìn uy tín thƣơng hiệu của sản phẩm cần đƣợc xem trọng hơn, ví dụ: Làng dệt Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) có trao đổi sản phẩm dệt của mình với hàng Trung Quốc, nhƣng khi trƣng bày lại để chung sản phẩm từ Trung Quốc với sản phẩm dệt của làng dệt Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) nên du khách rất bất bình khi phát hiện ra mình mua phải hàng Trung Quốc tại đây. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến ấn tƣợng của du khách về điểm đến.

- Có kế hoạch cụ thể cho từng năm về tổ chức tốt các sự kiện, lễ hội của ngƣời Chăm góp phần làm đa dạng và phong phú các sản phẩm du lịch văn hóa Chăm, đồng thời tạo thƣơng hiệu cho ngành du lịch An Giang đối với thị trƣờng khách du lịch trong và ngoài nƣớc.

Ví dụ: sự kiện “ngày hội văn hóa thể thao dân tộc Chăm An Giang” đƣợc tổ chức 2 năm một lần tại Búng Bình Thiên là một hƣớng đi đúng đắng cần đƣợc phát huy và chú

trọng hơn nữa về tính chuyên nghiệp để giới thiệu các giá trị văn hóa Chăm đến với bạn bè trong nƣớc và quốc tế.

Theo đó, mỗi năm phải xây dựng đƣợc sự kiện nổi bậc nhất để làm “ điểm nhấn” thu hút khách du lịch. Việc tổ chức các sự kiện, lễ hội đều phải có sự phối hợp chặt chẽ thống nhất với các tỉnh trong vùng nhằm tránh tình trạng trùng lắp về sản phẩm, thời gian . . . tránh lãng phí về nguồn lực.

Một phần của tài liệu Khai thác những giá trị của văn hóa Chăm nhằm phục vụ cho du lịch ở An Giang (Trang 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)