Lý thuyết cấu trúc chức năng

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 25)

9. Khung lý thuyết

1.1.2.Lý thuyết cấu trúc chức năng

Thuyết cấu trúc chức năng cho rằng để giải thích sự tồn tại và vận hành của xã hội cần phải phân tích cấu trúc – chức năng của nó, tức là chỉ ra các thành phần cấu thành (cấu trúc) và cơ chế hoạt động (chức năng) của chúng. Các luận điểm của thuyết này đều nhấn mạnh tính cân bằng, ổn định và khả năng thích nghi của cấu trúc. Thuyết này cho rằng một xã hội tồn tại, phát triển được là do bộ phận cấu thành của nó hoạt động nhịp nhàng với nhau để đảm bảo sự cân bằng chung của cả cấu trúc; bất kỳ sự thay đổi ở thành phần nào cũng kéo theo sự thay đổi ở các thành phần khác. Đối với cấu trúc xã hội các đại diện của chủ thuyết chức năng vừa nhấn mạnh tính hệ thống của nó vừa đề cao vai trò quan trọng của hệ giá trị, hệ chuẩn mực xã hội trong việc duy trì, thống nhất, ổn định, trật tự xã hội.

Theo Lê Ngọc Hùng (2002) về mặt phương pháp luận “Thuyết chức năng hướng vào giải quyết các vấn đề bản chất của cấu trúc xã hội và hệ quả của cấu trúc xã hội. Đối với bất kỳ sự kiện, hiện tượng xã hội nào đều hướng vào việc phân tích các thành phần tạo nên cấu trúc của chúng, xem các thành phần đó có mối liên hệ với nhau như thế nào và đặc biệt xét quan hệ của chúng đối với nhu cầu chung của sự tồn tại và phát triển của sự kiện, hiện tượng đó. Đồng thời về mặt phương pháp luận, chủ thuyết này đòi hỏi phải tìm hiểu cơ chế hoạt động của từng thành phần để biết chúng có chức năng, tác dụng gì đối với sự tồn tại một cách cân bằng, ổn định của cấu trúc xã hội “ [18, tr. 196-197].

Chính sách TGXH là hợp phần của hê ̣ thốn g ASXH được xây dựng trên cơ sở quan điểm phát triển kinh tế và phát triển hê ̣ thống ASXH quốc gia. Mọi thành viên trong xã hội luôn có nguy cơ bị rủi ro. Rủi ro làm cho cá nhân trong xã hội mất hoặc suy giảm thu nhập, không còn nguồn sống, thiếu người chăm sóc. TGXH là công cụ quản lý rủi ro và thực hiện các chức năng phòng

ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro, góp phần bảo đảm ổn định xã hội. Với quan điểm này TGXH bao gồm hệ thống nhiều cấp độ chính sách khác nhau và tạo ra các loại hình dịch vụ riêng. Cấp cao nhất là trợ giúp phát triển, sau đó đến trợ giúp ổn định và cấp cuối cùng là trợ giúp để duy trì. Trong mỗi cấp độ trợ giúp lại được chia thành các hình thức khác nhau từ trợ giúp đơn giản đến phức tạp.

Áp dụng lý thuyết cấu trúc chức năng trong nghiên cứu về chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với đời sống NKT chính là việc tìm hiểu vai trò của chính sách TGXH với đời sống của đối tượng yếu thế cũng như đối với sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 25)