Rà soát hệ thống văn bản của chính sáchtrợ cấp xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 69)

9. Khung lý thuyết

3.1.1. Rà soát hệ thống văn bản của chính sáchtrợ cấp xã hộ

hàng tháng

Trợ cấp xã hô ̣i là chính sách chính bô ̣ phâ ̣n quan tro ̣ng của chính sách TGXH thườ ng xuyên cô ̣ng đồn g. Chính vì vậy , chính sách TCXH đã được quy đi ̣nh chi tiết trong hê ̣ thống các văn bản pháp luâ ̣t ngay từ thời gian

trước đổi mới kinh tế và đã được đổi mới , hoàn thiện kể từ sau đổi mớ i kinh tế đến nay.

Giai đoạn trước năm 1994 trở về trước , chính sách TCXH được thực hiê ̣n theo quy đi ̣nh của Thông tư 202/CP ngày 26 tháng 11 năm 1966 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội . Giai đoạn từ n ăm năm 1994 đến trước năm 2007, trợ cấp xã hội được quy đi ̣nh t rong các văn bản như Pháp lệnh về người tàn tật, số 06/1998/PL-UBTVQH10, ngày 30 tháng 7 năm 1998 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Nghị định 55/1999/NĐ-CP, ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội; Nghị định số 168/2004/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2004 của chính phủ v ề sửa đổi một số điều của Nghị định số 07/2004/NĐ-CP; Thông tư số 13/2000/TT-BLĐTBXH, ngày 12 tháng 5 năm 2000 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh về người tàn tật; Thông tư số 18/2000/TT- BLĐTBXH ngày 28 tháng 7năm 2000 của Bộ LĐTBXH về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ về chính sách cứu trợ xã hội.

Kể từ năm 2007 đến nay chính sách TCXH đã được quy định và thực hiện theo hệ thống văn bản như Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng

4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng BTXH; Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều Nghi ̣ đi ̣nh số 67/207/NĐ-CP; Thông tư số 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm 2010 Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. Trong đó, người khuyết tật thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng được quy định là: “Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ” hoặc “Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm” [3, tr.1]. Để đủ điều kiện thụ hưởng chính sách NKT cần có văn bản xác nhâ ̣n của b ệnh viện cấp huyện trở lên hoặc văn bản kết luận của Hội đồng giám định y khoa về khả năng lao động hoặc khả năng tự phục vụ. NKT đa số là những người không có điều kiện kinh tế, trong khi đó chi phí cho việc xác định này là khá cao, đối với Hội đồng giám định y khoa là 1.150.000đ/01 lần/ trường hợp. Ngoài ra, việc đi lại bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh cũng tốn kém thời gian, công sức và chi phí cho NKT. Chính vì vậy những NKT tật nghèo, NKT không có khả năng đi lại thường khó có cơ hội để tiếp cận chính sách. Bên cạnh đó một số trẻ em khuyết tật chưa được hưởng chính sách, do trẻ em chưa tới độ tuổi lao động nên không thể xác định được khả năng lao động. Do vậy, thời gian qua xác định đối tượng thuộc diện hưởng chính sách còn nhiều bất cập, bỏ sót đối tượng. Điển hình một NKT vận động cho biết: “Tôi biết chính sách trợ cấp của nhà nước từ lâu, nhưng không có đủ hồ sơ vì đến cuối năm 2009 tôi mới có điều kiện đi lên bệnh viện để xác định tôi liệt nửa người, vì vừa không có tiền lại vừa không có ai đưa đi” (Nam, khuyết tật vận động, 53 tuổi).

2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Luật quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng t háng bao gồm: Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng. Việc xác định đối tượng hưởng lợi theo quy định của Luật đã không loại trừ trẻ em. Luật cũng quy định việc xác định mức độ khuyết tật được thực hiện bởi Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã. Điều này đã tạo thuận lợi cho NKT khi được xác định mức độ khuyết tật tại nơi mình sống, không mất chi phí xác định, tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Tuy nhiên, vấn đề trình độ của cán bộ cấp xã và tính minh bạch trong quá trình thực hiện là điểm cần phải cải thiện trong cách xác định đối tượng này. Tính tới thời điểm thực hiện khảo sát thì tỉnh Đồng Nai đang trong quá trình thực hiện xác định đối tượng theo quy định của Luật người khuyết tật.

Nghị định số 13/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hộ quy định “mức chuẩn để xác định mức trợ cấp xã hội hàng tháng là 180.000 đồng (hệ số 1)” [3; tr.2]. Quy định về mức trợ cấp xã hội này được xác định phụ thuộc chủ yếu vào khả năng của ngân sách Nhà nước, không được cập nhật chỉ số giá tiêu dùng hàng năm, chưa dựa trên cơ sở mức sống tối thiểu tiếp cận đa chiều nên chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của đối tượng. Mức trợ cấp này thấp hơn cả chuẩn nghèo nông thôn giai đoạn 2011-2015 là 400.000đồng/tháng. Nghị định này cũng quy định căn cứ điều kiện cụ thể các địa phương có thể quyết định mức trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc quyền quản lý cho phù hợp, nhưng không thấp hơn các mức quy định[3; tr.3]. Điều này đã tạo điều kiện cho các địa phương có điều kiện kinh tế nâng mức chuẩn trợ cấp, mang lại lợi ích cho đối tượng hưởng lợi, nhưng quy định này lại tạo ra sự bất bình đẳng giữa tỉnh giàu và tỉnh nghèo. Điều này đã dẫn đến cùng một đối tượng, hoàn cảnh như nhau, nhưng được hưởng mức khác nhau nếu ở các đi ̣a phương khác nhau.

Về kết quả thực hiện, chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Theo Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ NKT Việt Nam của Bộ LĐTBXH, các địa phương đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 395.962 NKT nghèo và 8.599 hộ có từ hai NKT trở lên [6, tr.25]. So với năm 1998, số NKT được hưởng các chính sách TGXH tăng gấp 4 lần. Các chế độ trợ giúp cũng đã được điều chỉnh tăng từ 45.000 đồng/tháng năm 2000 lên 65.000 đồng/tháng năm 2004 và 120.000đồng/tháng năm 2007 và 180.000đồng/tháng năm 2010. Việc điều chỉnh này đã thể hiện sự nỗ lực của Chính phủ từng bước đưa mức trợ cấp phù hợp điều kiê ̣n kinh tế xã hô ̣i, mức sống dân cư và các chính sách an sinh xã hội. Tóm lại, tuy còn một số bất cập trong quy định như quy định về xác định đối tượng còn phức tạp, bỏ sót đối tượng; quy định về mức trợ cấp còn thấp so với mức sống tối thiểu; tính công bằng trong việc thực hiện chính sách ở các địa phương nhưng chính sách trợ cấp hàng tháng đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận NKT.

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)