Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 39)

9. Khung lý thuyết

1.4. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Định Quán là một huyện miền núi nằm dọc theo tuyến quốc lộ 20, cách xa trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 80 km và thành phố Hồ Chí Minh khoảng 110 km ở phía bắc tỉnh Đồng Nai. Diện tích tự nhiên của huyện là 966,5 km² với dân số 212.300 (thống kê năm 2011), gồm nhiều dân tộc sinh sống: Kinh, Thái, Hoa, Tày, Khmer, Chơ Ro, Chăm, Ê Đê, Sán Dìu, Châu Mạ, chăm, thái, nhưng chủ yếu vẫn là dân tộc Kinh. Định Quán có 1 thị trấn (Định Quán) và 13 xã (Thanh Sơn, Phú Tân, Phú Vinh, Ngọc Định, La Ngà, Phú Lợi, Phú Hoà, Gia Canh, Phú Ngọc, Túc Trưng, Phú Cường, Phú Túc, Suối Nho).

Xã Gia Canh có 1270 hộ gia đình với 6000 nhân khẩu. Tính đến cuối năm 2011 vẫn còn trên 270 hộ gia đình sống trong các căn nhà tạm và 500 hộ nghèo, chiếm gần 10,8% tổng số hộ. Trong xã có 299 hộ gia đình có NKT, trong đó 55 hộ có từ 2 NKT trở lên với tổng số NKT của xã lên tới 368 người, chiếm tỷ lệ gần 2,8% dân số của xã. Số trẻ em khuyết tật là 53 em, chiếm 1,03% tổng số trẻ em của xã, số người già khuyết tật là 84 người, chiếm 4,8% tổng số người từ 60 tuổi trở lên trong xã [7, tr.3].

Nhìn chung xã Gia Canh đã có các hạng mục hạ tầng cơ sở thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân sinh sống trong xã, các hạng mục hạ tầng cơ sở bao gồm: Ủy ban nhân dân, trường học, trạm y tế, bưu điện, nhà

văn hóa xã và nhà văn hóa thôn, chợ và hệ thống giao thông nội xã. Đối với các hạng mục cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận của NKT phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giao thông nội xã, hệ thống giao thông tốt được trải bê tông hoặc nhựa thì khả năng tiếp cận của nguời khuyết tật tốt hơn. Xã Gia Canh có tỷ lệ đường giao thông trong xã được bê tông hóa, nhựa hóa trên 40% và chủ yếu tập trung ở trung tâm xã, đồng thời do là xã miền núi, địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên chỉ những NKT sống ở khu vực trung tâm xã và lân cận có thể tiếp cận được tốt, còn lại những NKT sống ở các thôn/bản/ ấp xa trung tâm khó hoặc không thể tiếp cận được với các hạng mục cơ sở hạ tầng trong xã.

CHƢƠNG 2: NGƢỜI KHUYẾT TẬT TẠI XÃ GIA CANH, HUYỆN ĐỊNH QUÁN, TỈNH ĐỒNG NAI: ĐẶC ĐIỂM VÀ

NHU CẦU TRỢ GIÚP XÃ HỘI

2.1. Khái quát về ngƣời khuyết tật ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian qua nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu, đánh giá về NKT ở Việt Nam đã đưa ra các số liệu khác nhau về tỷ lệ và số lượng NKT. Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO) thì NKT Việt Nam chiếm khoảng 10% dân số [6, tr.10]. Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy, tỷ lệ NKT ở độ tuổi từ 5 tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số tương đương với 6,7 triệu người, trong đó có khoảng 5,8% là nữ giới và khoảng 75% tập trung ở khu vực nông thôn [20, tr.9]. Còn theo Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH có khoảng 5,4 triệu người chiếm 6,64% dân số, tỷ lệ NKT ở vùng nông thôn chiếm 87,20% [5, tr.5]. Để có cái nhìn tổng quan về NKT ở Việt Nam cũng như tìm hiểu các đặc điểm của người khuyết tật làm cơ sở cho việc phân tích chính sách, đề tài này khái quát một số yếu tố về NKT Việt Nam như độ tuổi, phân dạng khuyết tật, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật, điều kiện và hoàn cảnh sống.

- Về độ tuổi: Theo kết quả Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH thì cơ cấu độ tuổi của NKT như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu độ tuổi của NKT

Độ tuổi Tỷ lệ (%)

Dưới 16 tuổi 11,14

Từ 16 – 60 tuổi 68,27

Trên 60 tuổi 20,6

Nguồn: Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH

Qua bảng số liệu ta thấy NKT dưới 16 tuổi chiếm 11,14 % và NKT từ 60 tuổi trở lên chiếm 20,6%. Nhóm NKT từ 16 - 60 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là

68,27%. So sánh với số liệu về NKT mới nhất trong “Khảo sát NKT năm 2011” của Bộ LĐTBXH tại 7 tỉnh/thành phố thì cơ cấu độ tuổi của NKT đã có biến đổi, nhóm NKT trong độ tuổi lao động vẫn chiếm đa số với 63,6%, tuy nhiên tỷ lệ NKT là trẻ em thấp hơn chỉ chiếm là 9,69%, trong khi đó tỷ lệ người cao tuổi là NKT có xu hướng gia tăng với 26,66% [7, tr.10]. Với cơ cấu độ tuổi trong độ tuổi lao động chiến đa số thì việc đáp ứng nhu cầu về học nghề và việc làm có ý nghĩa quan trọng trong việc hòa nhập đời sống của NKT.

- Về phân dạng khuyết tật và nguyên nhân khuyết tật: Khảo sát năm 2008 của Bộ LĐTBXH điều tra theo các tiêu chí: khuyết tật vận động; khuyết tật thần kinh, khuyết tật thị giác, khuyết tật thính giác, khuyết tật ngôn ngữ, khuyết tật trí tuệ, và các dạng khác. Bảng 2.2: NKT chia theo dạng tật Dạng tật Tỷ lệ (%) Khuyết tật vận động 29,4 Khuyết tật thần kinh 16,8 Khuyết tật thính giác 9,3 Khuyết tật thị giác 13,9 Khuyết tật ngôn ngữ 7,1 Khuyết tật trí tuệ 6,5 Khuyết tật khác 17,0

Nguồn: Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy khuyết tật vận động chiếm đa số so với các dạng khác với 29,4%; tiếp theo là khuyết tật thần kinh với 16,8%, khuyết tật thị giác là 13,9%, các dạng khuyết tật khác chiếm 17,0% đây thường là nhóm người khuyết tật với nhiều dạng khuyết tật kết hợp. Khảo sát

NKT năm 2011 của Bộ LĐTBXH tuy có một số khác biệt về tiêu chí điều tra dạng tật nhưng cũng đã chỉ ra rằng khuyết tật vận động là dạng khuyết tật phổ biến chiếm 31,45% [7, tr.11]. Sự phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ giúp NKT phù hợp với nhu cầu của từng dạng tật.

Bảng 2.3: Nguyên nhân dẫn tới khuyết tật (%)

Nguyên nhân Tỷ lệ * Tỷ lệ**

Bẩm sinh 29,15 45,51

Bệnh tật 20,7 33,14

Hậu quả của chiến tranh 34,33 11,92

Tai nạn lao động 4,46 4,85

Tai nạn giao thông 5,96 1,98

Nguyên nhân khác 6,04 3,61

Nguồn:

*

Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH

**

Khảo sát NKT năm 2011 của Bộ LĐTBXH

Kết quả khảo sát năm 2008 cho thấy nguyên nhân khuyết tật chủ yếu là do hậu quả của chiến tranh chiếm 34,33%, tiếp theo là do bẩm sinh chiếm 29,15%, bệnh tật chiếm 20,7%, tai nạn lao động 4,46%, tai nạn giao thông là 5,96% và nguyên nhân khác chiếm 6,04%. Nguyên nhân hậu quả chiến tranh chiếm tỷ lệ cao là do hậu quả chiến tranh không chỉ ảnh hưởng tới thế hệ trực tiếp tham gia chiến tranh mà còn ảnh hưởng tới cả thế hệ sau, đặc biệt là các nạn nhân chất độc màu da cam. So với kết quả Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH thì nguyên nhân dẫn tới khuyết tật đã có sự khác biệt đáng kể, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh và bệnh tật, còn do hậu quả của chiến tranh chỉ chiếm 11,92%. Các nguyên nhân do bẩm sinh, bệnh tật phản ánh sự chăm sóc ban đầu cho trẻ và dịch vụ y tế còn khá hạn chế trong việc kiểm soát bệnh tật dẫn đến tỷ lệ khuyết tật cao.

- Trình độ học vấn: Nhìn chung trình độ học vấn của NKT thấp, có tới 34,4% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, 21,24% chưa tốt nghiệp tiểu học, số có trình độ văn hoá từ THCS trở lên chỉ chiếm 21,9% trong đó tốt nghiệp THCS chiếm 9,22%, tốt nghiệp THPT chiếm 9,07%.

Bảng 2.4: Trình độ học vấn của NKT (%) Không biết chữ Chƣa tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp tiểu học Chƣa tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THCS Chƣa tốt nghiệp THPT Tốt nghiệp THPT Chung 34,39 21,24 9,26 14,01 9,22 2,80 9,07 Khu vực Thành thị 34,87 16,88 9,89 13,73 8,44 3,67 12,53 Nông thôn 33,80 26,72 8,48 14,38 9,87 1,72 5,04 Giới tính Nam 30,25 19,04 9,40 16,22 10,11 2,90 12,07 Nữ 40,77 24,61 9,05 10,62 7,48 2,65 4,83 Nhóm tuổi Dưới 16 tuổi 65,15 18,69 5,56 9,60 1,01 0 0 Từ 16 – 60 tuổi 3,81 17,95 8,87 15,84 11,60 3,84 10,44 Trên 60 tuổi 29,19 33,26 12,22 9,95 4,30 1,81 9,28 Dạng tật Khiếm thị 38,68 17,92 9,43 14,15 5,66 2,83 11,32 Khiếm thính 25,00 28,55 15,38 15,38 3,85 3,85 7,69 Vận động 24,34 25,66 11,51 13,98 11,18 2,80 10,53 Giao tiếp 34,55 24,55 5,45 12,73 13,64 1,82 7,27 Trí tuệ 48,19 17,03 6,52 12,32 6,16 2,54 7,25 Khác 36,83 19,20 8,71 14,59 8,71 2,94 9,02

Nguồn: Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện p háp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH

Giữa nam và nữ cũng có sự khác biê ̣t tương đối về trình độ học vấn. Nam giới có trình độ học vấn cao hơn so với nữ giới thể hiện ở tỷ lệ mù chữ của nữ giới cao hơn hẳn nam giới và tỷ lệ nam giới tốt nghiệp THPT cao hơn gần 3 lần so với nữ . Giữa các nhóm dạng tật khác nhau thì khả năng học tập có sự khác biệt. Tật vâ ̣n động (24,5% có trình độ học vấn từ THCS trở lên) và tật giao tiếp (22,7% có trình độ học vấntừ THCS trở lên) có trình độ học vấn cao nhất. Các tật khác chỉ có k hoảng từ 15% - 21% có trình độ THCS. Tỷ lệ chưa biết chữ cao nhất đối với tật nhận thức, chiếm tới gần 48,2%, tiếp đến là khiếm thị và tật khác (chiếm 38,68 % và 36,83%), chính sách hỗ trợ cần lưu ý sự khác biệt này để có những chính sách hỗ trợ giáo dục ưu tiên nữ giới và phù hợp với từng dạng tật. Khảo sát NKT năm 2011 của Bộ LĐTBXH cũng khẳng định “Có 40% NKT chưa biết chữ, 19,34% chưa tốt nghiệp Tiểu học, số người có trình độ từ Trung học cơ sở trở lên chỉ chiếm khoảng 17% trong tổng số NKT từ 6 tuổi trở lên. Nhìn chung trình độ học vấn của NKT rất thấp và có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm dạng tật khác nhau cũng như giữa NKT là nam giới và NKT là nữ giới”[7, tr.14]. Chính vì vậy để cải thiện trình độ học vấn của NKT trong tương lai cần có các biện pháp hỗ trợ tích cực từ phía gia đình, cộng đồng và xã hội.

- Trình độ chuyên môn kỹ thuật và viê ̣c làm : Kết quả k hảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 cho thấy có gần 89% NKT chưa qua bất kỳ hình thức đào tạo nghề nào, tỷ lệ này ở nữ là 93% và nam là 90,8%. Trong những người qua đào tạo có 59,7% sơ cấp, 19,4% trình độ từ cao đẳng, đại học. Tật khiếm thính có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất, chiếm gần 29%, tiếp đến là nhóm tật vận động 14,3%, khó khăn nhận thức 6,5% có chuyên môn kỹ thuật.

Bảng 2.5: Cơ cấu chuyên môn kỹ thuật của NKT

Trình độ chuyên môn kỹ thuật Tỷ lệ (%)

Chưa qua đào tạo 88,94

Truyền nghề, sơ cấp, công nhân kỹ thuật 6,61

Trung học chuyên nghiệp 2,73

Cao đẳng, đại học 1,73

Nguồn: Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH

Về việc làm, có 61,8% NKT có khả năng lao động tham gia hoạt động kinh tế. Trong số hoạt động kinh tế có 41,06% làm trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, 28,86% làm trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, 6,1% làm trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 23,98% làm các công việc khác nhau. Tiền công bình quân tháng của các ngành nghề nông lâm ngư nghiệp là 619.000đồng/tháng, thương mại dịch vụ là 1.026.000 đồng/tháng và trong lĩnh vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp là 1.166.000 đồng/tháng và các công việc khác là 328.000 đồng/tháng. Tính chung thu nhập bình quân của nhóm đang làm việc là 785.000 đồng/người/tháng [5, tr.25]. Tuy vậy, gần 79,7% NKT không có thu nhập ổn định là nhờ vào sự hỗ trợ của gia đình và người thân; số có nguồn thu nhập chính từ hoạt động kinh tế chỉ chiếm có 12,11%, số còn lại thu nhập chính từ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp xã hội. Đến năm 2011, Kết quả khảo sát NKT của Bộ LĐTBXH cho thấy thu nhập bình quân của lao động tăng lên là 827.000 đồng/tháng, tuy nhiên với mức thu nhập này đời sống của những lao động là NKT vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

- Điều kiện và hoàn cảnh sống: Với số liệu ước tính NKT sống trong khoảng 4,5 triệu hộ gia đình, bình quân 1,2 NKT/hộ. Gần 60% hộ có NKT có mức sống trung bình, 1/3 số hộ thuộc diện hộ nghèo. Trong đó 85% số hộ sống ở

nông thôn, 38% hộ nghèo, 8,51% hộ đồng bào dân tộc thiểu số [5, tr.33]. Hầu hết các hộ gia đình đều hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu của NKT do phải đối mặt với nhiều khó khăn xuất phát từ hoàn cảnh, điều kiện của hộ, các điều kiện chung của xã hội cũng như những hạn chế, khó khăn của bản thân NKT trong hộ, mức độ khó khăn của hộ gia tăng khi số NKT trong hộ nhiều hơn.

Phân tích thực tra ̣ng NKT Việt Nam có thể nhận thấy hơn một nửa NKT trong độ tuổi lao động với các dạng tật phổ biến như khuyết tật vận động, thần kinh, nghe, nhìn và nguyên nhân chủ yếu là do bẩm sinh, bệnh tật và hậu quả của chiến tranh. Đời sống vật chất, tinh thần củ a NKT còn nhiều khó khăn và hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật của NKT thấp, NKT không có việc làm và thu nhập ổn định. Chính vì vậy, chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng có vai trò to lớn trong tạo điều kiện để NKT khắc phục khó khăn, phát huy năng lực và vị thế của mình trong xã hội.

2.2. Đặc điểm nhóm ngƣời khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Giới

Bình đẳng giới đang là vấn đề hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm và xác định là một trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ của toàn cầu. Việc nâng cao vị thế, địa vị của phụ nữ trên mọi lĩnh vực sẽ góp phần đưa xã hội phát triển toàn diện, văn minh. Việt Nam tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, đã kí tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật; cam kết thực hiện 7 lĩnh vực ưu tiên trong “Khuôn khổ hành động thiên niên kỉ Biwako hướng tới một xã hội hòa nhập, không vật cản vì quyền của người khuyết tật”, khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Khuôn khổ Biwako đã xác định 7 lĩnh vực hành động ưu tiên, trong đó vấn đề phụ nữ khuyết tật là lĩnh vực ưu tiên thứ hai. Chính vì vậy xem xét yếu tố giới tính của nhóm NKT là điều cần thiết để thúc đẩy bình đẳng giới trong vấn đề khuyết tật.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%) 56.25 43.75 Nam Nữ

Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 368 người tỷ lệ nam giới khuyết tật (chiếm 56,25%) cao hơn nữ giới khuyết tật chiếm 43,75%. Các cuộc điều tra về NKT cũng chỉ ra kết quả này, theo Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH thì trong 5,4 triệu NKT tỷ lệ nữ giới khuyết tật chỉ chiếm 36,48% [5, tr.5]. Tỷ lệ nam là NKT cao hơn nữ là do nguyên các nguyên nhân như hậu quả chiến tranh, tai nạn lao động, tai nạn thương tích,...

Tóm lại, tại địa bàn nghiên cứu tỷ lệ nam giới khuyết tật cao hơn tỷ lệ nữ giới khuyết tật, tuy nhiên sự chênh lệch là không đáng kể. Phụ nữ khuyết tật là một trong số các nhóm yếu thế nhất trong xã hội bởi các lý do về giới tính, khuyết tật và trong số những người nghèo thì họ chiếm số đông. Phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật thường bị phân biệt đối xử nhiều hơn nam giới và trẻ em trai khuyết tật. Họ ít được chăm sóc sức khoẻ, học văn hóa, học nghề cũng

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)