Rà soát hệ thống văn bản của chính sáchtrợ giúp y tế

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 72)

9. Khung lý thuyết

3.1.2.Rà soát hệ thống văn bản của chính sáchtrợ giúp y tế

Với chủ trương giúp những người yếu thế tiếp cận với các dịch vụ y tế chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ khi đau ốm, chính sách này tập trung vào hỗ trợ khám ch ữa bệnh miễn phí, chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng, phục hồi chức năng và khuy ến khích các tổ chức thực hiê ̣n hình th ức khám chữa bệnh nhân đạo. Trước đây, chính sách khám chữa bệnh được quy định ở nhiều văn bản khác nhau , cụ th ể quy định ta ̣i Ngh ị định 95/CP ngày 27 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ về việc thu một phần viện phí; Thông tư số 27/LĐTBXH ngày 24 tháng 10 năm 1995 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướ ng dẫn thực hiê ̣n Nghi ̣ đi ̣nh số 95/CP về chính sách khám chữa bệnh miễn phí ; Thông tư liên Bộ số 05/1999/TTLB- BLĐTBXH-BYT-BTC, ngày 29 tháng 1 năm 1999 hướng dẫn việc cấp thẻ

bảo hiểm y tế cho người quá nghèo . Theo nhữ ng quy đi ̣nh của các văn bản này thì đ ối với những đối tượng thuộc diện cứu trợ thư ờng xuyên (nay là trợ cấp xã hội) được ưu tiên cấp thẻ BHYT. Thực hiện nội dung này thông qua việc cấp thẻ BHYT với mệnh giá 30.000đồng/người/năm, hoặc cấp giấy chứng nhận khám chữa bệnh miễn phí. Những tỉnh có điều kiện thì mua thẻ bảo hiểm y tế, tỉnh chưa có điều kiện mua thẻ BHYT thì thực hiện cấp giấy khám chữa bệnh miễn phí theo hình thức thực thanh, thực chi.

Kể từ năm 2007 thực hiện Chiến lược phục hồi chức năng tại cộng đồng; Luật Bảo hiểm y tế số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008; Luật Khám bệnh, chữa bệnh được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2011, đã cơ bản đảm bảo cơ sở pháp lý để thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật. Theo quy đi ̣nh của Nghi ̣ đi ̣nh số 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội thì các đối tượng thuộc diện TGXH thường xuyên cô ̣ng đồng được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí theo mê ̣nh giá đối với người nghèo . Kể từ năm 2009 thực hiê ̣n theo Luâ ̣t bảo hiểm y tế , ngân sách nhà nước cấp để mua thẻ BHYT cho nhóm đối tượng này với mệnh giá bằng 3% mức lương tối thiểu . Đồng thời áp dụng cơ chế đồng chi trả , đối tương này phải trả 5% chi phí khám, chữa bê ̣nh . NKT còn được hưởng các chính sách hỗ trợ ch ỉnh hình phục hồi chức năng . Trong mô ̣t số trường hợp đă ̣c biê ̣t , NKT không nơi nương tựa, sau khi được phục hồi chức năng cần có chân tay giả, dụng cụ chỉnh hình (nẹp, áo chỉnh hình, nạng v.v...) không phải trả tiền (được cấp theo yêu cầu của cơ quan chỉnh hình phục hồi chức năng). Tuy nhiên các quy định trợ giúp y tế cho NKT vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt là quy định về thẻ BHYT. Sử dụng thẻ BHYT còn nhiều bất cập, NKT phải khám theo đúng tuyến mới được thanh toán 95% chi phí khám chữa bệnh, trong khi đó trạm y tế xã chưa có đủ trang thiết bị và nhân lực đảm bảo chất lượng cho công việc này. Bên cạnh đó việc

chuyển tuyến khám chữa bệnh từ cấp xã đến cấp huyện, cấp tỉnh gây nhiều khó khăn cho NKT trong việc đi lại hoàn thiện thủ tục. Thêm vào đó một số danh mục kỹ thuật PHCN đang được thực hiện tại các cơ sở y tế chưa được quỹ BHYT chi trả, phần lớn các dụng cụ trợ giúp cho NKT chưa được BHYT thanh toán bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng. Trong khi đó, người khuyết tật lại có nhu cầu lớn sử dụng các dụng cụ trợ giúp để phát huy các khả năng còn lại của cơ thể, hạn chế tối đa vấn đề khuyết tật của bản thân, tham gia các hoạt động sống và hòa nhập xã hội.

Theo Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ NKT Việt Nam của Bộ LĐTBXH thì năm 2010 các địa phương đã cấp thẻ BHYT cho 100% NKT thuộc hộ gia đình nghèo, thực hiện chỉnh hình PHCN và cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí cho khoảng 300 ngàn NKT; cung cấp phương tiện trợ giúp như: xe lăn, xe đẩy, chân tay giả cho trên 100 ngàn người; phẫu thuật chỉnh hình và trợ giúp PHCN cho hàng trăm ngàn trẻ em khuyết tật. Mạng lưới trạm y tế xã đã phát triển ở hầu hết các tỉnh, thành phố của cả nước, 98,6%xã, phường có trạm y tế xã và 67,7% xã, phường có bác sỹ và gần 85% thôn bản có cán bộ y tế cộng đồng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh tối thiểu cho người dân và NKT. Mạng lưới PHCN dựa vào cộng đồng đã được phát triển ở 51/63 tỉnh, thành phố với hơn 50% số huyện, trên 50% số xã. Năm 2008 có 52,4% NKT đi khám bệnh, PHCN nhận được sự hỗ trợ về kinh phí (giảm viện phí) [6, tr.15]. Tuy nhiên, NKT vẫn còn nhiều khó khăn trong tiếp cận với các dịch vụ y tế, nhất là NKT ở vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện đi lại không thuận tiện. Kết quả khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về NKT năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy 58,34% NKT và 80% hộ gia đình có NKT còn đang gặp phải khó khăn trong việc khám chữa bệnh - chăm sóc sức khoẻ cho NKT [5, tr.15]. Mặc dù hầu hết các xã đã

có trạm y tế nhưng chất lượng còn hạn chế, mới có 46% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; đội ngũ y bác sĩ, giáo viên ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn thiếu, chất lượng còn thấp, các trang thiết bị phục vụ chuyên môn còn thô sơ, lạc hậu, không đảm bảo chất lượng. Phần lớn hộ gia đình có NKT có hoàn cảnh kinh tế khó khăn (32,5% thuộc diện nghèo) nên khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế bị hạn chế, đặc biệt là tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao do những chi phí ngoài điều trị (chi phí đi lại, chăm sóc, ăn ở, thuốc men,...) vượt quá khả năng tài chính của NKT và hộ gia đình có NKT

Tóm lại, khung chính sách chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật tương đối đầy đủ cả về phát triển hạ tầng cơ sở y tế xã hội cho đến những ưu tiên trợ giúp chăm sóc y tế đối với người khuyết tật, giúp họ có cơ hội cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên vẫn còn một số bất cập trong quy định về thẻ BHYT như quy định về việc chuyển tuyến, về chi trả các danh mục kỹ thuật PHCN cũng như các quy định về thực hiện chương trình PHCN tại cộng đồng. Chính vì hiệu quả của các chính sách còn chưa cao, cần tiếp tục hoàn thiện các chính sách trợ giúp y tế trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 72)