9. Khung lý thuyết
2.2.3. Trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật
Trình độ học vấn được coi là yếu tố vốn của con người, nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định khả năng của cá nhân tham gia vào thị trường lao động. Bên cạnh đó, trình độ học vấn là một thước đo phổ biến trong xã hội, những người trí thức được xếp ở vị trí phân tầng đầu tiên của xã hội. Chính vì vậy việc xem xét yếu tố trình độ học vấn của NKT là cần thiết, để có những giải pháp nâng cao vị thế và hoà nhập đầy đủ của NKT.
Biểu đồ 2.2: Trình độ học vấn của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%) 1.96 4.48 7.00 27.17 59.38 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 Trung cấp trở lên THPT THCS Tiểu học Mù chữ %
Nhìn chung trình độ học vấn của NKT rất thấp. Kết quả khảo sát cho thấy có tới 59,38% NKT chưa biết chữ, 27,17% có trình độ tiểu học, số người có trình độ từ THCS trở lên chỉ chiếm khoảng 13,44 % trong tổng số NKT từ 6 tuổi trở lên, trong đó 7% NKT có trình độ THCS, 4,88% NKT có trình độ THPT và chỉ có 1,96% có trình độ từ trung cấp trở lên. Điều này cũng tương đồng với thực trạng NKT trong cả nước, theo Khảo sát đánh giá tình hình thực hiê ̣n pháp luâ ̣t NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH có tới 34,4% NTT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ [5; tr.12].
Nguyên nhân chính hạn chế khả năng tiếp cận giáo dục được xác định là khả năng học tập của NKT bị hạn chế bởi khuyết tật gây ra, có 58,78 % NKT ở độ tuổi 6 – 18 tuổi không đi học cho biết không có khả năng học hoặc khả năng học rất hạn chế và vì vậy họ không thể hoặc không muốn đi học. Các lý do như trường học ở xa không có người đưa đi, không có nơi để học hoặc lớp học không phù hợp, nhà nghèo, thiếu sác vở, đồ dùng học tập chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ dao động từ 0% - dưới 6% NKT nêu ra lý do này. Các nguyên nhân khác như sợ học hành vất vả không mang lại lợi ích kinh tế, tư tưởng học cũng chẳng giải quyết gì, không muốn làm phiền người khác, sợ bạn bè trêu trọc, cô lập... có khoảng 18,35% NKT đề cập đến. Điều này cho thấy nhận thức của NKT về vai trò giáo dục còn hạn chế, bên cạnh đó là vấn đề kỳ thị NKT vẫn còn tồn tại.
Cũng giống như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của NKT cũng rất thấp do các nguyên nhân từ khả năng hạn chế của NKT cũng như các rào cản từ gia đình và xã hội.
Bảng 2.7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai phân chia theo giới tính và dạng tật (%)
Chƣa qua đào tạo Sơ cấp/ chứng chỉ nghề/ truyền nghề Trung cấp chuyên nghiệp và nghề Cao đẳng, đại học trở lên Chung 95,80 2,24 1,12 0,84 Giới tính 96,87 1,77 0,86 0,51 Nam 96,77 1,70 0,99 0,54 Nữ 96,99 1,85 0,69 0,46 Dạng tật 95,80 2,28 1,20 0,72
Khuyết tâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng 94,89 2,72 1,44 0,96 Khuyết tâ ̣t nghe, nói 98,56 0,96 0,48 0,00
Khuyết tật nhìn 97,64 1,40 0,61 0,35
Thần kinh, tâm thần 98,16 0,92 0,92 0,00 Khuyết tật trí tuê ̣ 97,86 1,60 0,00 0,53
Tật khác 96,97 2,02 0,51 0,51
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Phần lớn NKT chưa qua đào tạo nghề, trong tổng số 315 NKT độ tuổi từ 15 trở lên, NKT chưa qua đào tạo là 302 người chiếm 95,8%, chỉ có 4,2% đã qua đào tạo nghề. Tỷ lệ NKT chưa qua đào tạo nghề giữa nam giới và nữ giới gần như không có sự khác biệt, nam giới chưa qua đào nghề chỉ thấp hơn nữ giới 0,12%. Theo nhóm dạng tật, dạng khuyết tật nhìn có tỷ lệ chưa qua đào tạo nghề thấp nhất, ở mức 75,45%; các nhóm dạng tật còn lại đều ở mức trên 95%.
Như vậy, trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật của NKT rất thấp với khoảng 2/3 NKT mù chữ và trên 90% NKT chưa qua đào tạo nghề. Lý do chính được xác định đó là NKT không có khả năng học tập, bên cạnh đó các rào cản về điều kiện tiếp cận, sự kỳ thị, phân biệt đối xử, nhận thức hạn chế của gia đình và bản thân NKT cũng là các lý do dẫn tới thực trạng này. Điều
này cho thấy, vấn đề cấp thiết đối với TGXH là phải có những chính sách hỗ trợ về giáo dục để cải thiện trình độ học vấn và khả năng nghề nghiệp cho NKT.