9. Khung lý thuyết
2.2.4. Dạng tật, mức độ khuyết tật, nguyên nhân khuyết tật
Phân dạng, phân hạng khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện pháp luật đối với NKT, là cơ sở pháp lý để NKT tiếp cận được với các chính sách trợ giúp xã hội. Khảo sát năm 2011 của Bộ LĐTBXH chia NKT theo 6 dạng khuyết tật quy định trong Luật NKT năm 2010, bao gồm: khuyết tật vận động, khuyết nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật tâm thần, khuyết tật trí tuệ và khuyết tật khác.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ NKT phân chia theo dạng khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%)
35.9 22.0 26.4 9.5 1.9 4.3 0.0 5.0 10.0 15.0 20.0 25.0 30.0 35.0 40.0 Khuyết tật vận động Khuyết tật nghe, nói Khuyết tật nhìn Thần kinh, tâm thần Khuyết tật trí tuệ Tật khác %
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Kết quả khảo sát cho thấy có 2 dạng khuyết tật phổ biến nhất là dạng khuyết tật vận động (35,9%) và dạng khuyết tật nhìn (26,4%), dạng khuyết tật chiếm tỷ lệ thấp nhất trong 6 dạng khuyết tật là dạng khuyết tật trí tuệ (1,9%). Tỷ lệ khuyết tật khác/đa khuyết tật chiếm 4,3%. Theo Khảo sát đánh giá tình hình thực hiê ̣n pháp luâ ̣t NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH thì NKT vận động cũng là
dạng tật chiếm tỷ lệ cáo nhất trong cả nước với 29,4% [5; tr.15]. Sự phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng các hoạt động trợ giúp NKT, đặc biệt là trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình PHCN và tiếp cận giáo dục.
Mức độ khuyết tật cũng là căn cứ pháp lý quan trọng để xem xét điều kiện thụ hưởng các chính sách TGXH thường xuyên của NKT.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ NKT phân chia theo mức độ khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%)
17.66
16.58
25.27 40.49
Đặc biệt nặng Nặng Nhẹ
Chưa được đánh giá
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Qua biểu đồ có thể thấy có gần 17,66% NKT đặc biệt nặng, gần 16,58% khuyết tật nặng và 25,27% NKT nhẹ; còn lại 40,49% NKT chưa được cơ quan nào giám định mức độ khuyết tật. Xét theo dạng tật, nhóm dạng khuyết tật khác/đa khuyết tật, nhóm dạng khuyết tật nhìn và dạng khuyết tật nghe nói, có tỷ lệ người chưa được giám định cao nhất, lần lượt là 76,81%, 51,05% và 46,26%. Trên thực tế đây là những nhóm dạng tật được nhìn nhận là dạng khuyết tật nhẹ, vì vậy việc giám định mức độ khuyết tật chưa được quan tâm, kể cả từ phía các cơ quan chức năng cũng như từ phía bản thân NKT thuộc 3 nhóm này. Kết quả khảo sát cũng cho thấy số NKT thuộc 3 nhóm này đã được giám định thì có hơn một nửa là có mức độ khuyết tật nhẹ. Đối với các nhóm dạng khuyết tật còn lại
tỷ lệ người đã được giám định mức độ khuyết tật tương đối cao, trên 54% tổng số được xác định mức độ khuyết và gần một nửa trong số này là khuyết tật nặng; riêng đối với nhóm dạng khuyết tật thần kinh, tâm thần thì tỷ lệ người có mức độ khuyết tật nặng chiếm đến 90,5% số người đã được giám định.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng khuyết tật chính là một trong những yếu tố chủ chốt bên trong vấn đề ngăn ngừa khuyết tật và PHCN cho NKT.
Biểu đồ 2.5: Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%)
41.03 40.76 4.62 6.25 5.16 2.17 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
Bẩm sinh Bệnh tật Hậu quả chiến tranh Tai nạn lao động Tai nạn giao thông Nguyên nhân khác
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khuyết tật, trong đó nguyên nhân chủ yếu là nguyên nhân bẩm sinh (41,03%), nguyên nhân bệnh tật (40,76%). Các nguyên nhân khác như tai nạn giao thông, tai nạn lao động,... chiếm tỷ lệ dao động từ khoảng 2% đến dưới 7%. Điều đáng lưu ý là gần một nửa số NKT trong mẫu khảo sát bị khuyết tật từ khi mới sinh ra, đây là hiện tượng rất đáng quan tâm trong việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đặc biệt là các chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm, sàng lọc sơ sinh, công tác
truyền thông về sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Kết quả khảo sát về đặc điểm khuyết tật của nhóm NKT tại địa bàn nghiên cứu có sự tương đồng nhất định với đặc điểm NKT tại Việt Nam đã phân tích ở dạng tật chủ yếu là vận đông cũng như nguyên nhân khuyết tật chủ yếu là do bẩm sinh, bệnh tật.
Tóm lại, nhóm NKT ở địa bàn nghiên cứu có đặc trưng về khuyết tật đó là dạng khuyết tật vận động chiếm đa số với nguyên nhân chính dẫn tới khuyết tật là do bệnh tật và bẩm sinh. Hơn một nửa số NKT đã được xác định mức độ khuyết tật với tỷ lệ NKT đặc biệt nặng và NKT nặng tương tối cao chiếm khoảng 2/3 trong số NKT được xác định mức độ khuyết tật. Làm rõ các đặc điểm của NKT là một trong những cơ sở, căn cứ khoa học tác động đến việc quy định, ban hành, thực thi, áp dụng pháp luật và chính sách đối với NKT.
2.3. Điều kiện sống của ngƣời khuyết tật
2.3.1. Nhà ở và tài sản
Nhà ở là nhu cầu thiết yếu của mọi người dân trong xã hội. Chính vì vậy nhà ở và tài sản là một yếu tố cơ bản thể hiện điều kiện sống của con người.
Biểu đồ 2.6: Loại nhà ở của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%) 11.8 57.6 30.6 0 10 20 30 40 50 60 Kiên cố Bán kiên cố Nhà tạm S1
Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có khoảng 11,8% hộ gia đình NKT sống trong các căn nhà thuộc loại kiên cố, còn lại 57,6% sống trong các căn nhà thuộc loại bán kiên cố và 30,5% hộ sống trong các căn nhà tạm. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 cũng chỉ ra rằng NKT có điều kiện sống và mức sống thấp hơn so với người không khuyết tật, tỷ lệ NKT có nhà ở kiên cố chỉ chiếm là 14,1% [20; tr.35].
Về khả năng tiếp cận nhà ở đối với NKT sinh sống trong hộ gia đình có 63,8% nhà ở hiện tại đảm bảo NKT sinh sống trong nhà có thể hoàn toàn tiếp cận, nghĩa là NKT có thể đi lại, sử dụng thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên vẫn còn 26,3% nhà ở hiện tại NKT chỉ tiếp cận được một phần, điều này đồng nghĩa với một số nơi trong nhà NKT không thể đi lại hoặc sử dụng được. Đặc biệt còn gần 10% nhà ở hiện tại mà NKT chưa thể tiếp cận, trong những căn nhà này NKT chỉ có thể đi lại ở một chỗ nhất định và chỉ có thể sử dụng một vài nơi phục vụ sinh hoạt cá nhân tối thiểu. Tương tự, các hộ gia đình có NKT thuộc diện nghèo thì tỷ lệ nhà ở chưa tiếp cận đối với NKT cũng rất cao, 12% so với khoảng dưới 9% thuộc về các hộ gia đình có NKT không thuộc diện hộ nghèo.
Tài sản cũng là một yếu tố để đánh giá điều kiện và chất lượng sống. Tài sản của các hộ gia đình có NKT trong mẫu khảo sát chủ yếu là những vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày có giá trị vừa và thấp, rất ít hộ gia đình sở hữu những tài sản, vật dụng có giá trị lớn.
Biểu đồ 2.7: Tình trạng sở hữu các loại tài sản của hộ gia đình NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%)
0.39 0.9 3.4 3.5 13.4 18.8 84.2 44.5 63.4 41.7 90.5 69.5 73.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ô tô Điều hòa Máy giặt Máy vi tính
Tủ lạnh Đài Tivi Xe máy Xe đạp Điện thoại Giường Tủ quần áo Bàn ghế
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Các tài sản và đồ dùng sinh hoạt phổ biến của các hộ gia đình là: xe đạp (63,4% ), xe máy (44,5%), điện thoại (41,7%), ti vi (84,2%) và giường, tủ, bàn ghế. Đối với các tài sản, vật dụng có giá trị lớn thì chỉ một số ít gia đình có được. Dưới 1% hộ có ô tô, máy điều hòa nhiệt độ; khoảng 4% hộ có máy giặt, máy vi tính và khoảng 13% hộ có tủ lạnh. Đặc biệt chỉ có khoảng 12,8% hộ gia đình có đồ dùng riêng cho NKT sinh sống trong hộ.
Tương tự như nhà ở, sự khác biệt cũng thể hiện rõ ràng giữa các hộ nghèo và hộ không nghèo trong việc sở hữu tài sản. Tỷ lệ hộ không nghèo có các tài sản kể trên nhiều hơn ít nhất từ 3 đến 6 lần tùy theo từng loại tài sản, vật dụng cụ thể. Ví dụ như chỉ có 28,23% hộ NKT nghèo có điện thoại, trong khi đó 49% hộ NKT không thuộc diện nghèo có điện thoại các loại; 10,40% hộ NKT nghèo có đồ dùng dành riêng cho NKT, trong khi đó có tới 24,10% hộ NKT không thuộc diện nghèo có đồ dùng này.
Từ kết quả khảo sát có thể nhận thấy tình trạng nhà ở của các hộ gia đình có NKT còn khó khăn với khoảng 1/3 NKT đang phải sống trong nhà tạm với các loại tài sản ít có giá trị. Điều này thể hiện chất lượng cuộc sống của NKT còn thấp. Có thể nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tình trạng nghèo đói và điều kiện sống của NKT. Những hộ gia đình có NKT có tình trạng kinh tế khá thì chất lượng nhà ở tốt, sở hữu nhiều tài sản giá trị và khả năng tiếp cận của NKT cao hơn.
2.3.2. Lao động, việc làm và thu nhập của người khuyết tật
Lao động, việc làm và thu nhập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là yếu tố chủ chốt để đảm bảo đời sống cho NKT. Trong tổng số 315 NKT từ 15 tuổi trở lên có 31 người còn khả năng lao động chiếm 9,84% và 91 đã bị suy giảm một phần khả năng lao động chiếm 28,89%, có 169 người không còn khả năng lao động chiếm 53,65 %, và 7,62% chưa thể đánh giá được mức độ suy giảm khả năng lao động. Và trong tổng số NKT chỉ có 41 người có việc làm chiếm 11,14%.
Bảng 2.8: Loại hình công việc của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai
Loại hình công việc Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Tự làm, kinh doanh ở nhà 27 65,85
Làm thuê 10 24,39
Cơ quan/ Doanh nghiệp/tổ chức 2 4,88
Khác 2 4,88
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Loại hình công việc chủ yếu mà NKT làm là công việc tự doanh, bao gồm các hình thức tự làm, hoặc kinh doanh tại nhà, khoảng 65,85% NKT đang làm việc theo hình thức này; loại hình công việc phổ biến thứ hai là làm
thuê với 24,39 % đang hoạt động kinh tế theo hình thức này và 4,88 % NKT làm các loại hình công việc khác. Đối với các công việc ở khu vực chính thức, tỷ lệ NKT có việc làm rất thấp, chỉ có 4,88 % NKT làm việc có thể tìm được việc làm trong các loại hình cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.
Bảng 2.9: Thu nhập của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai phân chia theo loại hình công việc và dạng khuyết tật
Đơn vị: 1000 đồng Bình quân chun g Tƣ̣ làm, kinh doanh ở nhà Làm thuê Cơ quan, doanh nghiê ̣p , tổ chƣ́c Cơ quan nhà nƣớc Khác Thu nhập bình quân 716 612 1026 1411 1231 641 Giới tính Nam 741 629 1044 1459 1515 888 Nữ 679 588 997 1290 0 270 Dạng tật
Khuyết tâ ̣t vâ ̣n đô ̣ng 819 703 1177 1915 0 1233 Khuyết tâ ̣t nghe, nói 858 572 1288 1726 830 0
Khuyết tật nhìn 955 851 1156 500 2200 830
Thần kinh, tâm thần 494 458 767 180 0 480
Khuyết tật trí tuê ̣ 658 579 783 0 0 400
Tật khác 598 537 876 0 0 200
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Về thu nhập của lao động là NKT, kết quả khảo sát cho thấy thu nhập bình quân của lao động là 716.000 đồng/tháng, thấp hơn thu nhập bình quân của NKT trên cả nước trong là 785.000 đồng/người/tháng trong Khảo sát đánh giá tình hình thực hiê ̣n pháp luâ ̣t NKT năm 2008 của Bộ LĐTBXH [5; tr 25]. Những lao động làm các công việc tự doanh, tự sản xuất kinh doanh ở nhà có thu nhập thấp nhất, bình quân chỉ thu nhập được 612.000 đồng/tháng, những lao động đi làm thuê có thu nhập bình quân là 1.026.000 đồng/tháng và thu nhập cao
nhất là những lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, mức thu nhập bình quân của những lao động này là 1.411.000 đồng/tháng.
Thu nhập bình quân của lao động khuyết tật nữ chỉ bằng 0.92 lần so với lao động khuyết tật nam, mức độ chênh lệch khoảng cách thu nhập giữa hai giới lớn hơn trong các công việc làm thuê, ở các công việc này thu nhập của lao động khuyết tật nữ chỉ bằng 0.87 lần thu nhập của lao động khuyết tật nam.
Trong 6 nhóm dạng tật, lao động khuyết tật nhìn có thu nhập cao nhất, bình quân là 955.000/tháng, cao hơn mức bình quân chung gần 1,4 lần và cao hơn gần 2 lần so với lao động thuộc nhóm dạng tật thần kinh tâm thần với mức thu nhập bình quân chỉ có 494.000 đồng/tháng.
Biểu đồ 2.8: Các nguồn sống chính của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai (%)
7.86
44.66
2.82 34.37
5.54 4.75 Tiền lương, tiền công
Gia đình và người thân
Lương hưu và các khoản trợ cấp BHXH Trợ cấp xã hội hằng tháng
Trợ cấp ưu đãi người có công
Nguồn khác
Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH
Trong tổng số 315 NKT chỉ có 41 người có tham gia hoạt động kinh tế với mức thu nhập bình quân rất thấp, số lớn còn bao gồm những người dưới 15 tuổi, người không còn khả năng lao động, người còn khả năng lao động
nhưng không hoạt động kinh tế hoặc không tìm được việc làm. Vì vậy các nguồn sống chính của NKT là sự cung cấp của gia đình và người thân và trợ cấp xã hội. Có 44,66% NKT phải trông chờ vào cung cấp từ gia đình và người thân; gần 34,4% sống nhờ vào trợ cấp xã hội; 5,54% sống dựa vào trợ cấp ưu đãi xã hội đối với người có công. Số NKT sống được nhờ lao động chỉ có 7,86%; số có lương hưu hoặc các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội chưa đầy 3%; một tỷ lệ còn lại gần 5% phải sống nhờ vào các nguồn từ các nguồn khác (cho, biếu, tặng, từ thiện,...).
Phần lớn số NKT thần kinh, tâm thần và NKT trí tuệ có nguồn sống chính là trợ cấp xã hội hàng tháng, tỷ lệ người được hưởng trợ cấp xã hội của mỗi nhóm dạng tật này là 61,66% và 58,55%. NKT thuộc 4 nhóm dạng tật còn lại có nguồn sống chính là sự cung cấp từ gia đình và người thân, có trên 40% NKT sống bằng nguồn này trong mỗi nhóm dạng tật.
Như vậy, tại địa bàn nghiên cứu chỉ có khoảng 1/10 NKT có việc làm với loại hình chủ yếu là tự làm, kinh doanh tại nhà với thu nhập thấp. Đời sống của NKT gặp rất nhiều khó khăn, nguồn sống chính của họ chủ yếu nhờ vào sự trợ giúp của gia đình và người thân cũng như trợ cấp của xã hội. Chính vì vậy các chính sách khuyến khích tạo việc làm và thu nhập có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống của NKT.
2.4. Nhu cầu trợ giúp xã hội của ngƣời khuyết tật
Để đạt được mục tiêu đảm bảo đời sống cho NKT thì việc tìm hiểu nhu cầu trợ giúp của NKT là căn cứ quan trọng để hoạch định và xây dựng chính sách TGXH thường xuyên phù hợp và đạt hiệu quả.
Xã Gia Canh là một xã miền núi, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, đến cuối năm 2011 vẫn còn trên 270 hộ gia đình sống trong các căn nhà tạm và 500 hộ nghèo, chiếm gần 10,8% tổng số hộ. Trong xã có 299 hộ gia
đình có NKT, trong đó có tới 183 hộ thuộc hộ nghèo, 55 hộ có từ 2 NKT trở