Rà soát hệ thống văn bản của chính sáchtrợ giúp giáo dục,

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 75)

9. Khung lý thuyết

3.1.3.Rà soát hệ thống văn bản của chính sáchtrợ giúp giáo dục,

dạy nghề

Đối với lĩnh vực giáo dục, dạy nghề đã có nhiều văn bản chính sách hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận với giáo dục, quyền lợi của các cơ sở, quyền lợi của người tham gia dạy học đối với người khuyết tật, chính sách quy định về các loại hình giáo dục cho người khuyết tật được ban hành và áp dụng trong thực tế đã hỗ trợ tích cực cho người khuyết tật tiếp cận với hệ thống giáo dục quốc dân.

Giai đoạn trước năm 2000 chính sách hỗ trợ giáo dục dạy nghề được thực hiện theo các văn bản như: Nghị định số 90/CP ngày 15 tháng 12 tháng

1995, Thông tư số 32/TC-TT, Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg, Thông tư Liên Bộ số 54/1998/TTLB-BGD&ĐT-BTC, Quyết định số 1121/1997/QĐ-TTg, Thông tư liên Bộ 53/1998/TT-LB/BGDĐT- BTC- BLĐTBXH... Mảng chính sách này thể hiện ở những nội dung khuyến khích trẻ em là đối tượng BTXH đến trường và hỗ trợ các gia đình khó khăn có đủ điều kiện để bảo đảm cho các em đến trường.

Từ năm 2000 một số chính sách giáo dục cho NKT quan trọng ra đời như: Luật Giáo dục năm 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật/khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định về giáo dục hoà nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Chiến lược và Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2007- 2010 và tầm nhìn 2015; Chiến lược và Kế hoạch hành động giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh khó khăn từ 2010 đến 2020; Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 về miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH-BTC quy định chính sách giáo dục đối với NKT. Tinh thần cơ bản của các văn bản nói trên đều khẳng định học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn được học văn hoá và học nghề phù hợp. Nhà nước và xã hội đảm bảo bình đẳng về cơ hội tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi người và tạo ra phương thức giáo dục phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mọi đối tượng

khó khăn. Nhà nước có chính sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho NKT có khó khăn về kinh tế. Không phân biệt đối xử NKT trong việc được nhận vào trường học vì lí do khuyết tật. NKT được cung cấp các phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập phù hợp. Vấn đề dạy nghề và việc làm cho NKT cũng được Nhà nước Việt Nam quan tâm và chỉ đạo tổ chức thực hiện. Luật Dạy nghề năm 2006 dành toàn bộ chương VII quy định dạy nghề cho NKT với mục tiêu giúp NKT có năng lực thực hành nghề phù hợp với khả năng lao động của mình để tự tạo việc làm hoặc tìm được việc làm, ổn định đời sống và hoà nhập cộng đồng. Đồng thời, Nhà nước cũng khẳng định, hỗ trợ về tài chính và các ưu đãi khác đối với các cơ sở dạy nghề cho NKT nhằm khuyến khích công tác dạy nghề cho NKT. Tuy nhiên các văn bản pháp quy về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cho người khuyết tật chưa đề cập đầy đủ, rõ nét các điều khoản, các nội dung và đối tượng của giáo dục hòa nhập. Chính sách miễn giảm học phí còn gắn với tiêu chí nghèo, chính vì vậy chưa khuyến khích được NKT học tập. Chưa quy định được các danh mục nghề đào tạo phù hợp với từng dạng tật.

Theo Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ NKT Việt Nam của Bộ LĐTBXH khẳng định rằng quy mô giáo dục NKT ngày càng được mở rộng, các điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho NKT học tập ngày càng được tăng cường. Năm học 2004 - 2005, có khoảng 230.000 trẻ khuyết tật đi học, chiếm 24,22% và đến năm học 2007 - 2008, khoảng hơn 290.000 trẻ khuyết tật đi học, chiếm 28% tổng số trẻ em khuyết tật [6, tr.20]. Hệ thống các trường giáo dục chuyên biệt được xây dựng và phát triển cả về số lượng và chất lượng, nếu năm 2001 có 90 trường giáo dục chuyên biệt thì cho đến nay cả nước đã có 106 trường giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật. Số lượng trẻ khuyết tật tham gia giáo dục chuyên biệt ngày càng tăng, năm học 2001 – 2002 có 7.000 em, năm học 2003 - 2004 có khoảng 7.500 em và năm học 2006 - 2007 có

khoảng gần 9.000 trẻ em khuyết tật học trong các cơ sở giáo dục chuyên biệt [24, tr.21].

Hiện nay, giáo dục trẻ em khuyết tật ở Việt Nam còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng, vẫn còn bộ phận lớn trẻ em khuyết tật chưa tiếp cận được với giáo dục, nhất là trẻ em khuyết tật ở khu vực nông thôn, miền núi và nhóm trẻ em ở dạng tật về trí tuệ. Theo báo cáo năm 2007 của Viện khoa học Giáo dục về công tác giáo dục trẻ khuyết tật cho thấy: có đến 55,49% trẻ em gái và 39,01% trẻ em trai bị khuyết tật chưa từng được đi học. Tỷ lệ huy động trẻ khuyết tật đến trường hàng năm rất thấp và dấu hiệu gia tăng chậm, năm học 2005 - 2006 có 24,22%, năm học 2006 - 2007 có khoảng gần 27,38% và năm học 2007 - 2008 chỉ có 28% trẻ khuyết tật được đến trường và chủ yếu ở bậc mầm non và tiểu học [24, tr.21].

Bên cạnh đó, mạng lưới các cơ sở giáo dục cho NKT còn rất thiếu cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật, đồng thời các cơ sở phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị, do vậy không thể đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ khuyết tật theo vùng, miền. Năm 2002 cả nước mới có 90 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho NKT, đến năm 2008 cũng mới chỉ có 105 cơ sở và đến nay cũng mới chỉ tăng thêm 02 cơ sở đưa tổng số cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật lên 107 cơ sở [24, tr.21]. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên chuẩn tối thiểu về năng lực giáo dục trẻ khuyết tật còn thiếu nghiêm trọng Ngoài ra, giáo dục cho trẻ khuyết tật còn gặp khó khăn đó là nhận thức của NKT và gia đình có NKT về giáo dục cho NKT còn chưa đầy đủ, không nhìn nhận đúng lợi ích của giáo dục đối với NKT.

Dạy nghề cho NKT cũng đạt được những kết quả nhất định. Theo Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ NKT Việt Nam của Bộ LĐTBXH, cả nước có 256 cơ sở dạy nghề (trong đó có 78 cơ sở của tư nhân) đóng trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố. Trong tổng số 256 cơ sở này chỉ có 55 cơ sở dạy nghề

chuyên biệt cho NKT, còn lại là các cơ sở dạy nghề khác có tham gia dạy nghề cho NKT. Số lượng NKT được học nghề ngày càng tăng: giai đoạn 1999 - 2004 có gần 19.000 NKT được đào tạo nghề; giai đoạn 2005 - 2008 mỗi năm có khoảng 8.000 người, gấp hai lần so với giai đoạn trước (riêng năm 2008 có 8.712 NKT được học nghề) [6, tr.22]. Số cơ sở dạy nghề ở Việt Nam tăng lên cả về số lượng, quy mô và chất lượng đào tạo, đồng thời công tác dạy nghề cho NKT từng bước được xã hội hoá với sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân. NKT có nhiều cơ hội việc làm hơn và số lượng NKT có việc làm được gia tăng hàng năm. Bằng chứng là số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh của NKT và số lao động là NKT đã tăng gấp đôi kể từ năm 1995 đến nay, từ 177 cơ sở với 7821 lao động là NKT, đến nay đã có hơn 400 cơ sở và trên 15000 lao động. Riêng Hội người mù quản lý 146 cơ sở, thu hút khoảng 4000 lao động [17, tr.24].

Tuy nhiên, số lượng NKT được học nghề còn quá ít và chiều hướng tăng không đáng kể. Tỷ lệ NKT sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn rất thấp và chủ yếu là tự tạo việc làm, số có thể tìm được việc làm trong các doanh nghiệp lớn hầu như không đáng kể. Theo Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ NKT Việt Nam của Bộ LĐTBXH cho thấy, chỉ có khoảng 12,1% NKT được học nghề. Nhận thức của bản thân NKT và gia đình về đào tạo nghề cho NKT còn chưa đầy đủ; nhu cầu học nghề của NKT rất thấp. Kết quả điều tra năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho thấy chỉ có 13,7% NKT có nhu cầu học nghề [6, tr.42]. Báo cáo này cũng đánh giá rằng: ”Hệ thống dạy nghề hiện nay vừa yếu, vừa thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng công tác dạy nghề cho NKT. Nội dung chương trình, ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo chưa hợp lý về kết cấu, quá nặng về lý thuyết, thiếu thực hành; chưa có những giáo trình dành riêng cho NKT; thiếu các thiết bị dạy nghề đối với NKT. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho NKT còn yếu cả về kiến

thức, kỹ năng và nhận thức về các lĩnh vực kỹ thuật, sư phạm và quản lý đối với NKT” [6, tr.24].

Sự quan tâm của Nhà nước, sự nỗ lực của ngành giáo dục và của toàn xã hội, việc triển khai chính sách giáo dục khuyết tật đã bước đầu đạt được những thành quả hết sức quan trọng. Tuy nhiên quá trình thực hiện cho thấy hệ thống các văn bản chưa thật sự đồng bộ, tính khả thi của một số chính sách chưa cao, công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát thực hiện chưa thường xuyên, nguồn lực về tài chính và nhân lực cũng chưa đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn. Đòi hỏi cần có những giải pháp đổi mới và hoàn thiện chính sách trong thời gian tới.

3.2. Thực trạng thụ hƣởng chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên cộng đồng của ngƣời khuyết tật tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

3.2.1. Sự thụ hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng

Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng là một trong những chính sách và giải pháp của Nhà nước nhằm trợ giúp và bảo vệ NKT, trước hết và chủ yếu là những khoản trợ cấp, hỗ trợ nhằm giúp các đối tượng ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng. Các khoản trợ cấp, hỗ trợ cuộc sống cho NKT như một sự phân phối lại lợi ích xã hội theo hướng công bằng, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong tương quan phát triển kinh tế và xã hội. Không những vậy, việc nhìn nhận NKT như một dạng trong đa dạng các thành viên xã hội và khơi gợi khả năng lao động tiềm ẩn trong họ là một trong những tư tưởng tiến bộ để các khoản trợ cấp xã hội không còn ý nghĩa đơn thuần là gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà chính là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế với mục tiêu vì con người – trung tâm của sự phát triển.

Theo Luật NKT để được hưởng trợ cấp xã hội đối tượng được xác định là NKT nặng hoặc NKT đặc biệt nặng. Trong tổng số 368 NKT khảo sát có 112 người (chiếm 30,43 %) được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định. Trong đó có 65 NKT đặc biệt nặng và 47 NKT nặng, còn 14 NKT nặng chưa được hưởng trợ cấp do hồ sơ đề nghị trợ cấp chưa đầy đủ. Theo quy định tại Luật NKT hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT sống tại hộ gia đình được quy định: Hệ số hai (2,0) đối với NKT đặc biệt nặng và NKT nặng là người cao tuổi, NKT nặng là trẻ em; Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với NKT đặc biệt nặng là người cao tuổi, NKT đặc biệt nặng là trẻ em; Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với NKT nặng;

Bảng 3.1: Hệ số hƣởng trợ cấp xã hội hàng tháng của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Hệ số Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Hệ số 1,5 23 20,54

Hệ số 2,0 50 44,64

Hệ số 2,5 39 34,82

Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH

Trong tổng số 112 người được hưởng trợ cấp hàng tháng có 23 người (20,54%) hưởng mức hệ số 1,5; có 50 người (44,64%) hưởng mức hệ số 2,0 và 39 người (34,82 %) hưởng mức hệ số 2,5. Với mức chuẩn trợ cấp xã hội là là 180.000 đồng/tháng thì mức hưởng trợ cấp hàng tháng bình quân của NKT trong mẫu khảo sát là 373.000/tháng/người. Mức này vẫn thấp hơn mức chuẩn nghèo ở thời điểm hiện tại. Giữa NKT là nam giới và NKT là nữ giới, giữa các nhóm dạng tật khác nhau mức hưởng trợ cấp hàng tháng có sự khác nhau phụ thuộc vào mức độ khuyết tật, vào chính sách hỗ trợ thêm, tuy nhiên mức chênh lệch về số tiền trợ cấp hàng tháng không nhiều.

Biểu đồ 3.1: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về mức trợ cấp hàng tháng (%) 4.29 95.71 Phù hợp Mức quá thấp cần điều chỉnh

Nguồn: Tính toán lại từ bộ số liệu Khảo sát NKT năm 2011của Bộ LĐTBXH

Với mức trợ cấp hàng tháng bình quân là 373.000 đồng có đến 95,71% NKT nhận xét là mức quá thấp, chưa phù hợp, chưa đảm bảo được mức sống tối thiểu và mong muốn nhận được sự điều chỉnh tăng để ổn định đời sống. Gần một nửa NKT (49,06%) đề nghị mức trợ cấp xã hội hàng tháng được điều chỉnh theo giá cả thị trường, không cố định như theo một mức như những năm qua; 14,53% đề nghị mức trợ cấp lấy căn cứ là lương tối thiểu và áp dụng mức trợ cấp bằng 50% lương tối thiểu, số còn lại 36,4% đề nghị tăng mức trợ cấp lên 1,5 đến 2 lần so với mức trợ cấp hiện tại.

Về thủ tục, hồ sơ xin hưởng trợ cấp theo quy định của pháp luật, có gần 2/3 NKT (trên 60%) nhận xét là thủ tục và hồ sơ xin trợ cấp là đơn giản, không phức tạp. Tuy nhiên hơn một nửa số NKT thuộc nhóm dạng khuyết tật Thần kinh, tâm thần (56,72%) cho rằng thủ tục và hồ sơ xin nhận trợ cấp là phức tạp đối với họ; khoảng trên một nửa NKT (52,25%) thuộc hai nhóm dạng tật là khuyết tật vận động và dạng tật khác có nhận xét thủ tục xin trợ

cấp khá rườm rà, phức tạp và họ phải chờ đợi lâu mới được xét duyệt trợ cấp. Qua phỏng vấn một NKT cho biết: “Tôi nộp hồ sơ hàng tháng mới được xem xét, hỏi cán bộ thì lúc nào cũng đang giải quyết, hoặc chờ cấp trên, tôi sốt ruột cứ mất công đi lại”(Nam, 54 tuổi, khuyết tật nhìn). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với mục tiêu đảm bảo thu nhập và các điều kiện sinh sống ở mức tối thiểu cho các đối tượng gặp rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi trong cuộc sống, không đủ khả năng tự lo được cuộc sống của bản thân và gia đình, chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng ở nước ta đã thực sự đi vào cuộc sống. Chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đã góp phần bảo đảm thu nhập cho NKT thông qua tiền trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, đa số NKT đều cho rằng mức trợ cấp còn quá thấp và cần phải điều chỉnh để NKT ổn định đời sống. Về hồ sơ thủ tục 1/3 NKT vẫn còn cho rằng hồ sơ xin nhận trợ cấp là phức tạp, đặc biệt với nhóm NKT thần kinh, vận động. Điều này cho thấy cần có nghiên cứu để điều chỉnh mức trợ cấp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất và đơn giản hóa

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 75)