Chủ trương đối với chính sáchtrợ giúp xã hội thường xuyên

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 31)

9. Khung lý thuyết

1.3.1. Chủ trương đối với chính sáchtrợ giúp xã hội thường xuyên

1.3.1. Chủ trương đối với chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng cộng đồng

TGXH là một trong những chính sách thuộc hệ thống đảm bảo ASXH của quốc gia liên quan đến phát triển con người và phát triển bền vững đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội nói chung và chính sách TGXH thườ ng xuyên cô ̣ng đồng nói riêng đư ợc cụ thể trong các nghị quyết của Đảng.

Thứ nhất, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, quan tâm đến các đối tượng BTXH có hoàn cảnh khó khăn, lấy phát triển kinh tế làm nền tảng để phát triển chính sách xã hội. Hệ thống chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện và quá trình phát triển kinh tế, đáp ứng được mục tiêu bình đẳng trong phân phối và bình đẳng xã hội. Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII,

IX, X và XI. Cụ thể Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nêu: "Từng bước xây dựng chính sách BTXH đối với toàn dân, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp BTXH, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức BTXH cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ BTXH phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội"[10, tr.49]. Tiếp đó Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh quan điểm mục tiêu của tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề phân phối. Cụ thể: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [11, tr. 101]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra nhiệm vụ cho cả nhiệm kỳ “Chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, đảm bảo ASXH, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội...”[13; tr.58]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.” [14, tr.61].

Thứ hai, từng bước luật hoá các chủ trương quan điểm của Đảng, Nhà nước thành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng hệ thống chính sách TGXH thường xuyên theo hướng BTXH toàn dân, thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; đa dạng hoá hình thức trợ giúp và phát

triển hệ thống sự nghiệp để chăm sóc các đối tượng đặc biệt khó khăn. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu định hướng: "Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện. Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, NKT; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên toàn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ NKT và trẻ em mồ côi " [11, tr.16]. Chủ trương này cũng được quán triệt sâu sắc và từng bước đã hình thành hệ thống luật pháp đối với NKT, trẻ em đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, đặc biệt là các quy định về các chế độ chính sách trợ cấp và trợ giúp các nhóm đối tượng xã hội yếu thế.

Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách TGXH thường xuyên. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, chủ trương xã hội hoá công tác TGXH thường xuyên được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Xã hội hoá việc trợ giúp các đối tượng BTXH không có nghĩa là Nhà nước giảm phần trách nhiệm mà chính là tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo môi trường pháp lý, hành chính thuận lợi cho việc TGXH thường xuyên; mặt khác cũng tăng cường chia sẻ trách nhiệm của các thành viên xã hội đối với những người không may mắn, gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội đảng toản quốc lần thứ IX: "Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội"[12, tr.94] .

Tổng hợp chủ trương, quan điểm về chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo tới đời sống nhân dân khó khăn. Việc chăm lo này được thể hiện cụ thể ở định hướng

phát triển chính sách, chủ trương xây dựng hệ thống luật pháp và các giải pháp chính sách cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu tiếp tục chuyển đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, quá trình phân hóa giàu nghèo, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ thường xuyên trên diện rộng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống dân sinh... thì công tác BTXH, ASXH lại càng phải được quan tâm nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu về thu nhập, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cơ bản khác của nhóm dân cư dễ bị tổn thương như NKT, người cao tuổi cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người bị nhiễm HIV....

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)