0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Trợ giúp xã hội, trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ GIA CANH – HUYỆN ĐỊNH QUÁN – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27 -27 )

9. Khung lý thuyết

1.2.2. Trợ giúp xã hội, trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng

TGXH được hiểu theo các quan đi ểm tiếp câ ̣n , tính chất, chức năng, hình thức và mô hình khác nhau.

Theo Mai Ngọc Cường (2009) “Trợ giúp xã hội là sự đảm bảo giúp đỡ của Nhà nước, sự hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng quốc tế về thu nhập và các điều kiện sinh sống bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các đối tượng bị lâm vào hoàn cảnh rủi ro, bất hạnh, nghèo đói, thiệt thòi, yếu thế hoặc hẫng hụt trong cuộc sống khi họ không đủ khả năng tự lo được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình” [`8, tr. 61-64].

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam “TGXH là sự giúp đỡ bằng tiền mặt hoặc hiện vật có tính chất khẩn thiết, cấp cứu ở mức độ cần thiết cho những

người bị lâm vào cảnh bần cùng không còn khả năng tự lo cho cuộc sống. Trong đó những người già yếu cô đơn không có người nuôi dưỡng, trẻ em mồ côi cha mẹ, NKT không có nguồn nuôi dưỡng, người bị bệnh hiểm nghèo không có người chăm sóc nuôi dưỡng, gia đình bị thiên tai, địch họa gây tác hại nặng nề,… được Nhà nước và cộng đồng cứu giúp” [17, tr.175].

Theo Thuật ngữ An sinh xã hội Việt Nam (2011) “TGXH là sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của Nhà nước (lấy từ nguồn thuế, không phải đóng góp của người nhận) nhằm đảm bảo mức sống tối thiếu cho đối tượng được nhận. Hầu hết các khoản trợ cấp trên dựa trên cơ sở đánh giá gia cảnh hoặc mức thu nhập nhất định. Theo quan điểm hiện đại, TGXH bao gồm cả ba loại hình: hỗ trợ thu nhập, trợ cấp gia đình và dịch vụ xã hội” [26, tr.74]. TGXH có những nội dung và hình thức ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng nguy kịch nhiều hay ít, tạm thời hay lâu dài, hoàn cảnh bản thân và gia đình họ. Tùy mức độ và tính chất mà có thể phân thành 2 loại TGXH đột xuất và TGXH thường xuyên.

TGXH đột xuất là hình thức trợ giúp đột xuất tức thì cho các cá nhân hoặc nhóm dân cư do các nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh dẫn đến không có đồ ăn, nước uống, nhà ở trong khoảng thời gian xác định.

TGXH thường xuyên là hình thức TGXH bằng tiền hoặc bằng hiện vật mà Nhà nước định ra để trợ cấp với những người hoàn toàn không thể tự lo được cuộc sống trong một thời gian dài. Đây là khái niệm rộng thay đổi theo thời gian và không gian bởi lẽ thực tế đối tượng xã hội rất nhiều, song không phải tất cả đều được TGXH thường xuyên. Chỉ có những người rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà bản thân và gia đình không tự lo liệu được cuộc sống ở mức tối thiểu hàng ngày, không đảm bảo được nhu cầu cơ bản của con người mới được hưởng TGXH thường xuyên. Về phạm vi thực hiện, TGXH

thường xuyên được chia thành TGXH thường xuyên tại cộng đồng và TGXH thường xuyên tại các cơ sở BTXH. TGXH thường xuyên cộng đồng hướng tới việc trợ giúp các đối tượng yếu thế ngay tại gia đình và môi trường sống của họ nhằm bảo đảm đời sống cũng như tạo điều kiện để họ phát triển và hòa nhập cộng đồng.

Từ khái niệm chính sách và khái niệm TGXH trong đề tài này chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng được hiểu là các biện pháp và giải pháp đảm bảo của Nhà nước và xã hội đối với các đối tượng BTXH tại cộng đồng (người thiệt thòi, yếu thế hoặc gặp bất hạnh trong cuộc sống) nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài trong cuộc sống. Việc bảo đảm này thông qua việc cung cấp tài chính, vật phẩm và các điều kiện vật chất khác cho đối tượng.

1.2.3. Người khuyết tật

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm NKT. Hiện có hai quan điểm chính đó là quan điểm khuyết tật cá nhân và quan điểm khuyết tật xã hội.

Quan điểm khuyết tật cá nhân hay quan điểm khuyết tật dưới góc độ y tế đề cập đến tình trạng thể chất nội tại của cá nhân có thể làm gây những hạn chế, gây bất lợi trong cuộc sống. Mô hình y tế xem xét khuyết tật dưới góc độ là một vấn đề khiếm khuyết của con người do bệnh tật, chấn thương, hoặc các lý do khác, điều này đòi hỏi NKT phải được duy trì chăm sóc y tế và cung cấp các hình thức điều trị cá nhân để có thể giữ ổn định hoặc cải thiện tình trạng khuyết tật. Trong mô hình y tế, quản lý của tình trạng khuyết tật là nhằm mục đích chữa trị, điều chỉnh và thay đổi hành vi của cá nhân để chữa bệnh hiệu quả. Chăm sóc y tế được xem như là vấn đề chính, và ở góc độ quản lý nhà nước, phạm vi chủ yếu của các chính sách về NKT là sửa đổi, cải cách chính sách về y tế. Do đó, Nhà nước và xã hội nên đầu tư vào chăm sóc y tế và dịch vụ liên quan để chữa bệnh tật, cho phép NKT có một cuộc sống bình thường.

Như vậy mô hình cá nhân hay mô hình y tế nhìn nhận NKT như người có vấn đề về thể chất và cần được chữa trị. Điều này đẩy những NKT vào thế bị động của người bệnh. Mục tiêu của hướng tiếp cận y tế là làm cho NKT cảm thấy trở lại trạng thái bình thường nhưng vô hình chung lại kiến cho họ cảm thấy họ không bình thường. Theo đó vấn đề khuyết tật được cho là hạn chế ở từng cá nhân. Khi bị khuyết tật những người này cần phải thay đổi chứ không phải xã hội hay môi trường xung quanh thay đổi.

Ngược lại, mô hình xã hội đề xuất rằng các rào cản và định kiến cũng như sự loại trừ của xã hội (cố ý hoặc vô ý) là những yếu tố cuối cùng xác định một người có khuyết tật hay không khuyết tật. Mô hình này thừa nhận rằng một số người có sự khác biệt về thể chất, trí tuệ, hay tâm lý (mà đôi khi có thể suy yếu) so với các tiêu chuẩn, những người này có thể dẫn đến khuyết tật nếu xã hội không chấp nhận họ như một phần của xã hội. Nói cách khác, mô hình xã hội khuyết tật coi xã hội là vấn đề, giải pháp là phải thay đổi xã hội. Chính xã hội và chính sách cần phải cải tổ chứ không phải là NKT.

Mỗi quan niệm nói trên có những điểm mạnh và những hạn chế nhất định: Quan điểm khuyết tật cá nhân hoặc y tế có tác dụng tốt trong một số lĩnh vực cụ thể như y tế, phục hồi chức năng (PHCN) và bảo đảm xã hội. Quan điểm khuyết tật theo mô hình xã hội là công cụ quan trọng để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của NKT bị tách biệt khỏi xã hội, những vấn đề bất lợi và vấn đề phân biệt đối xử.

Khái niệm NKT là cơ sở pháp lý để công nhận ai là NKT và từ đó được bảo vệ bởi hệ thống pháp luật liên quan phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu mà luật hoặc chính sách cụ thể theo đuổi. Ngày 17/6/2010 Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật NKT, chính thức sử dụng khái niệm NKT thay thế cho khái niệm “người tàn tật” phù hợp với khái niệm và xu hướng nhìn nhận của thế giới về vấn khuyết tật. Theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật này thì “NKT là

người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao đô ̣ng , sinh hoa ̣t, học tập gặp khó khăn” [19; tr.1]. Về dạng tật, Luật NKT quy định tại khoản 1, Điều 3 gồm 5 dạng khuyết tật bao gồm: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ và Khuyết tật khác. Về mức độ khuyết tật, khoản 2, Điều 3 quy định theo mức độ khuyết tật: NKT đặc biệt nặng; NKT nặng; NKT nhẹ [19, tr. 2-3]. Đây là một bước tiến quan trọng thể chế hóa đầy đủ và toàn diện các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về NKT nhằm tạo môi trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với NKT theo hướng xây dựng các chính sách đối với NKT trên cơ sở tiếp cận và bảo đảm quyền của NKT.

1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về chính sách trợ giúp xã hội thƣờng xuyên cộng đồng

1.3.1. Chủ trương đối với chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng cộng đồng

TGXH là một trong những chính sách thuộc hệ thống đảm bảo ASXH của quốc gia liên quan đến phát triển con người và phát triển bền vững đất nước. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về chính sách xã hội nói chung và chính sách TGXH thườ ng xuyên cô ̣ng đồng nói riêng đư ợc cụ thể trong các nghị quyết của Đảng.

Thứ nhất, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, quan tâm đến các đối tượng BTXH có hoàn cảnh khó khăn, lấy phát triển kinh tế làm nền tảng để phát triển chính sách xã hội. Hệ thống chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với điều kiện và quá trình phát triển kinh tế, đáp ứng được mục tiêu bình đẳng trong phân phối và bình đẳng xã hội. Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII,

IX, X và XI. Cụ thể Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã nêu: "Từng bước xây dựng chính sách BTXH đối với toàn dân, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển các công trình sự nghiệp BTXH, tạo lập nhiều hệ thống và hình thức BTXH cho những người có công với cách mạng và những người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ BTXH phù hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội"[10, tr.49]. Tiếp đó Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh quan điểm mục tiêu của tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề phân phối. Cụ thể: "Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình” [11, tr. 101]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đề ra nhiệm vụ cho cả nhiệm kỳ “Chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững, đảm bảo ASXH, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội...”[13; tr.58]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục khẳng định “Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ASXH, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.” [14, tr.61].

Thứ hai, từng bước luật hoá các chủ trương quan điểm của Đảng, Nhà nước thành các văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng hệ thống chính sách TGXH thường xuyên theo hướng BTXH toàn dân, thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; đa dạng hoá hình thức trợ giúp và phát

triển hệ thống sự nghiệp để chăm sóc các đối tượng đặc biệt khó khăn. Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu định hướng: "Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện. Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, NKT; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần và động viên toàn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ NKT và trẻ em mồ côi " [11, tr.16]. Chủ trương này cũng được quán triệt sâu sắc và từng bước đã hình thành hệ thống luật pháp đối với NKT, trẻ em đặc biệt khó khăn, người cao tuổi, đặc biệt là các quy định về các chế độ chính sách trợ cấp và trợ giúp các nhóm đối tượng xã hội yếu thế.

Thứ ba, đẩy mạnh xã hội hóa huy động nguồn lực để thực hiện các chính sách TGXH thường xuyên. Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, chủ trương xã hội hoá công tác TGXH thường xuyên được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Xã hội hoá việc trợ giúp các đối tượng BTXH không có nghĩa là Nhà nước giảm phần trách nhiệm mà chính là tăng cường trách nhiệm của Nhà nước trong việc tạo môi trường pháp lý, hành chính thuận lợi cho việc TGXH thường xuyên; mặt khác cũng tăng cường chia sẻ trách nhiệm của các thành viên xã hội đối với những người không may mắn, gặp nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết đại hội đảng toản quốc lần thứ IX: "Các chính sách xã hội được tiến hành theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội"[12, tr.94] .

Tổng hợp chủ trương, quan điểm về chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm chăm lo tới đời sống nhân dân khó khăn. Việc chăm lo này được thể hiện cụ thể ở định hướng

phát triển chính sách, chủ trương xây dựng hệ thống luật pháp và các giải pháp chính sách cụ thể. Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu tiếp tục chuyển đổi và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, quá trình phân hóa giàu nghèo, già hóa dân số, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ thường xuyên trên diện rộng, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống dân sinh... thì công tác BTXH, ASXH lại càng phải được quan tâm nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu về thu nhập, chăm sóc sức khỏe và các nhu cầu cơ bản khác của nhóm dân cư dễ bị tổn thương như NKT, người cao tuổi cô đơn, trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, người bị nhiễm HIV....

1.3.2. Một số đặc điểm của chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng cộng đồng

1.3.2.1. Bản chất, mục tiêu, nguyên tắc của chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng

Chính sách là chuỗi những hoạt động mà Nhà nước chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến các lĩnh vực xã hội và người dân. Chính vì vậy, việc xây dựng chính sách phải tuân thủ những mục tiêu và nguyên tắc nhất định để đạt hiệu quả và phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.

Về bản chất chính sách TGXH thường xuyên cô ̣ng đồng là giải pháp cu ̣ thể, hợp phần chính của TGXH và do Nhà nước là chủ thể chính thực hiê ̣ n, được cu ̣ thể các biê ̣n pháp , giải pháp để giúp đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đảm bảo cuộc sống tại nơi đối tượng sinh sống.

Chiến lược an sinh xã hội 2011-2020 đã đề ra sáu nhóm mục tiêu cụ thể để phát triển hệ thống ASXH Việt Nam trong đó có mục tiêu “Hệ thống trợ giúp xã hội ngày càng được mở rộng, bảo đảm cho các đối tượng có cuộc

sống ổn định, hoà nhập tốt hơn vào cộng đồng và tự vươn lên. Đảm bảo mức sống tối thiểu của mọi người dân; tăng cường các chương trình trợ giúp xã hội

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI THƯỜNG XUYÊN CỘNG ĐỒNG TRONG ĐỜI SỐNG NGƯỜI KHUYẾT TẬT (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI XÃ GIA CANH – HUYỆN ĐỊNH QUÁN – TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 27 -27 )

×