Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 104)

Trên cơ sở khảo sát tác động của chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng đối với NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách, tác giả đưa ra một số đề xuất đối với các chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, chính sách trợ giúp y tế, hỗ trợ giáo dục, dạy nghề

Đối với chính sách trợ cấp hàng tháng

Mục tiêu của của chính sách TGXH thường xuyên cộng đồng là bản đảm cho đối tượng hưởng lợi sống ở mức sống tối thiểu (không rơi vào tình

trạng nghèo). Tuy nhiên, với mức trợ cấp hiê ̣n tại thì đời sống của đối tượng còn ở mức dưới chuẩn nghèo , cần có nghiên cứu đề xuất mô ̣t cách khoa ho ̣c và thực tiễn về mức chuẩn trợ cấp . Mức TCXH phải b ảo đảm đủ để chi tiêu tối thiểu cho lương th ực - thực phẩm và phi lương thực - thực phẩm. Đồng thời mức chuẩn trợ cấp xã hội phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm bình đẳng giữa các nhóm đối tượng sống ở thành thị và sống ở nông thôn, giữa các vùng miền trong cả nước.

Đối với chính sách trợ giúp y tế

Mục tiêu của các quy định trong hệ thống chính sách nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho NKT tiếp cận được với các dịch vụ y tế có chất lượng, hỗ trợ NKT các giảm thiểu các chi phí khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, cũng như các khó khăn khác phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh. Trước hết cần phát triển các chương trình sàng lọc, phát hiện sớm khuyết tật ở trẻ em và phục hồi chức năng cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng. Cần phát triển mạng lưới phục hồi chức năng thống nhất trong toàn quốc theo tuyến. Tuyến trung ương: bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng có vai trò chỉ đạo tuyến, thúc đẩy công tác phục hồi chức năng cho toàn tuyến; tuyến tỉnh: tất cả các bệnh viện đa khoa tỉnh phải thành lập khoa Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng, hướng tới thành lập bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng cấp tỉnh; tuyến huyện: có cán bộ chuyên trách công tác phục hồi chức năng, hướng đến thành lập khoa vật lý trị liệu - phục hồi chức năng ở bệnh viện đa khoa huyện; tuyến xã có cán bộ y tế làm công tác phục hồi chức năng. Cần đưa các dụng cụ PHCN vào danh mục được chi trả bởi thẻ BHYT.

Đối với chính sách giáo dục, dạy nghề

Để tăng tỷ lệ NKT tham gia giáo dục và dạy nghề, tạo tiền đề vững chắc giải quyết việc làm và thúc đẩy hòa nhập xã hội của NKT trước tiên cần cần tăng cường hình thức và mức trợ giúp cho NKT tham gia giáo dục và đào

tạo nghề theo hướng áp dụng chính sách bảo trợ giáo dục đối với NKT; phát triển giáo dục hòa nhập, xây dựng các chương trình học, sách giáo khoa phù hợp với từng dạng tật, xây dựng chương trình đào tạo nghề phù hợp dành riêng cho NKT và phát triển hệ thống cơ sở dạy nghề dành riêng cho NKT. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực quản lý giáo dục trẻ khuyết tật và tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật; tăng cường đầu tư xây dựng thêm trường chuyên biệt ở các tỉnh, cải tạo cơ sở vật chất các trường học hiện có cho phù hợp với đối tượng khuyết tật; đồng thời đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở các lớp chuyên biệt và các lớp có đông đối tượng học hoà nhập; đồng thời phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục trẻ khuyết tật. Mặt khác phải kết hợp giáo dục với hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm. Cần có chính sách khuyến khích dạy nghề cho NKT tại cộng đồng, vì phần lớn NKT sống ở gia đình, gắn với cộng đồng dân cư nên dạy nghề, tạo việc làm cho NKT ở cộng đồng là thích hợp và thuận lợi nhất. Mỗi địa phương cần phát huy những nghề thế mạnh của mình, chẳng hạn như ở thành thị có thể đào tạo các nghề dịch vụ (bán hàng, nấu ăn, làm bánh, sửa chữa xe máy, xe đạp, làm nghề thủ công...), ở vùng nông thôn, miền núi có thể dạy nghề trồng trọt, chăm sóc gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, các nghề thủ công như đan lát, thêu thùa...Với NKT ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn, nên quan tâm và thực hiện ’'Chương trình tạo việc làm tại chỗ”, tạo điều kiện cho NKT và gia đình của họ tự tạo việc làm, có thu nhập.

Ngoài việc hoàn thiện các chính sách, phát triển hệ thống TGXH phải gắn chặt với quá trình cải cách thể chế hành chính Nhà nước trên cả phương diện về cải cách th ể thế chính sách, cải cách thể chế nghiệp vụ , cải cách thể chế t ổ chức thực thi chính sách . Muốn thực hiện được điều này phải tăng cường số lượng cán bô ̣ đ ảm bảo đủ người làm công tác trợ giúp xã hội . Việc

tăng cường gồm cả nâng cao trình độ chuyên môn và số lượng cán bô ̣, nhất là cán bộ cơ sở. Giải quyết tình trạng yếu của cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã, huyện bằng cách ti ếp tục tăng cường đào tạo ngắn hạn thông qua viê ̣c tổ chức tập huấn theo từng chuyên đề, tập huấn triển khai thực hiện chính sách, tham quan các mô hình... Đây là những giải pháp cấp thiết và phù hợp trong thời gian ngắn, nhằm đáp ứng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở. Bên cạnh đó cần cải cách thủ tục hành chính để NKT có thể dễ dàng tiếp cận với chính sách.

Mặt khác, cần thúc đẩy nâng cao nhận thức người dân và bản thân NKT về vấn đề khuyết tật và NKT, huy động sự tham gia của cộng đồng vào việc trợ giúp NKT. Các giải pháp ưu tiên thực hiện là tăng cường tuyên truyền, phổ biến luật, chính sách về NKT, bên cạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, pano, áp phích, khẩu hiệu cần chú trọng đến các hình thức truyền thông trực tiếp như tổ chức các cuộc thi tìm hiểu luật, chính sách NKT, lồng ghép tuyên truyền vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ,...Đồng thời tăng cường các hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật, chính sách./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i (2006), Hoàn thiện chế độ , cơ chế tài chính trợ cấp cộng đồng cho đối tượng xã hội , đề tài cấp Bộ , Hà Nô ̣i.

2. Chính phủ (2007), Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 về chính sách trợ giúp xã hội cho đối tượng BTXH, Hà Nội.

3. Chính phủ (2010), Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 2 năm 2010 về sử a đổi bổ sung một số điều Nghi ̣ đi ̣nh số 67/207/NĐ-CP, Hà Nội. 4. Chính phủ (2013), Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội,

Hà Nội

5. Cục Bảo trợ xã hội , Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i (2008),

Khảo sát đánh giá tình hình thực hiện pháp luật người khuyết tật,, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội

6. Cục Bảo trợ xã hội - Bô ̣ Lao đô ̣ng – Thương binh và Xã hô ̣i (2010),

Báo cáo năm 2010 về hoạt động hỗ trợ người khuyết tật Việt Nam, Hà Nội 7. Cục Bảo trợ xã hội – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2011),

Kết quả khảo sát NKT năm 2011, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội

8. Mai Ngọc Cường (2009), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

9. Lê Bạch Dương và các tác giả (2005), Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội

10. Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội

11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

13. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

14. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Hà Nội

15. Ngô Huy Đức, Lưu Văn Quảng (2010), Chính trị học – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

16. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản trị học – NXB Tài chính, Hà Nội

17. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bác khoa Việt Nam, Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội

18. Lê Ngọc Hùng (2002), Lịch sử và Lý thuyết xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội

19. Quốc hội (2010), Luật người khuyết tật, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội

20. Quỹ dân số Liên hợp quốc (2011), Người khuyết tật ở Việt Nam: Một số kết quả chủ yếu từ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Quỹ dân số Liên hợp quốc xuất bản, Hà Nội

21. Nguyễn Ngọc Toản (2010), Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

22. Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra Lao động - Việc làm 6 tháng đầu năm 2011, Hà Nội

23. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật người khuyết tật Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

dục trẻ khuyết tật, Hà Nội

25. Viện Khoa học lao động xã hội – Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020, GIZ xuất bản, Hà Nội

26. Viện Khoa học lao động xã hội – Bộ Lao động – Thương binh và xã hội, Thuật ngữ an sinh xã hội Việt Nam, GIZ xuất bản, Hà Nội

PHỤ LỤC 1. Bảng hỏi

BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

PHIẾU PHỎNG VẤN NGƢỜI KHUYẾT TẬT

_____

Số thứ tự (ba số đầu ghi theo phiếu hộ, hai số cuối là số NKT trong hộ ):

Tỉnh/thành phố: ...

Huyện/quận/thị xã: ...

Xã/phƣờng/thị trấn: ...

Thôn/ấp/xóm: ...

Khu vực: 1.Thành thị 2. Nông thôn Họ tên chủ hộ: ...

I. THÔNG TIN CÁ NHÂN NGƢỜI KHUYẾT TẬT Câu 1.Họ và tên:...

Câu 2. Năm sinh (dương lịch): Câu 3.Giới tính: 1. Nam 2. Nữ Câu 4. Quan hệ với chủ hộ? (đánh dấu vào một ô tương ứng) 1. Chủ hộ 3. Con chủ hộ 5. Cháu chủ hộ

2. Vợ/chồng chủ hộ 4. Bố/mẹ chủ hộ 6. Khác (ghi rõ)...

Câu 5. Lớp học cao nhất đã qua? (lớp/hệ): /

5.1. Hiện nay có đang đi học phổ thông không (Hỏi đối với người trong độ tuổi 6-18 tuổi)

5.2. Hình thức đi học

1. Học hòa nhập cộng đồng 2. Học ở trường/lớp chuyên biệt 3. Khác: Ghi rõ:...

5.3. Các lý do anh/chị không đi học? (đánh dấu vào các ô tương ứng)

1. Không có khả năng học (vì không viết được, học không hiểu...) 2. Trường ở xa, không có người đưa đi

3. Trường học/lớp ho ̣c không tiếp câ ̣n 4. Không xin học ở đâu được

5. Thiếu sách vở/đồ dùng ho ̣c tâ ̣p 6. Nhà nghèo

7. Lý do khác (Ghi cụ thể... . . . .. . . .)

5.4. Hiện nay anh/chị có đang theo học nghề hay chuyên môn nà o sau? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

1. Không 3. Trung cấp (THCN, THN) 2. Sơ cấp/chứng chỉ nghề/truyền nghề 4. Từ cao đẳng, đại học

Câu 6. Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất anh/chị đã đạt đƣợc? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

1. Chưa qua đào tạo 3. Trung cấp (THCN, THN) 2. Sơ cấp/chứng chỉ nghề/truyền nghề 4. Cao đẳng, đại học trở lên

Câu 7. Anh/chị có những loại giấy tờ nào sau để chƣ́ ng minh là ngƣời khuyết tâ ̣t ?

(đánh dấu vào các ô tương ứng)

1. Không có bất kỳ loa ̣i giấy tờ nào 2. Giấy xác nhâ ̣n mức đô ̣ khuyết tâ ̣t của xã

3. Văn bản/Quyết đi ̣nh/Giấy tờ của hô ̣i đồng giám đi ̣nh y khoa 4. Giấy tờ xác nhâ ̣n của cơ quan y tế (bê ̣nh viê ̣n/Trung tâm y tế huyê ̣n) 5. Xác nhận/sổ cấp thuốc/bệnh án điều tri ̣ bê ̣nh tâm thần

6. Biên bản kết luâ ̣n của hô ̣i đồng xét duyê ̣t trợ cấp xã hô ̣i cấp xã

Câu 8. Cơ quan nào sau đây đã đánh giá mƣ́c đô ̣ khuyết tâ ̣t/tàn tật cho anh/chị?

(đánh dấu vàot các ô tương ứng)

1. Hội đồng xét duyê ̣t trợ cấp 4. Hội đồng XĐMĐ khuyết tâ ̣t cấp xã 2. Bệnh viê ̣n/TTYT cấp huyê ̣n 5. Cơ quan khác

3. Hội đồng giám đi ̣nh y khoa 6. Chưa được đánh giá

Câu 9. Đá nh giá xếp loa ̣i da ̣ng tâ ̣t, khả năng lao động, khả năng tự phục vụ và mức độ khuyết tâ ̣t/tàn tật

9.1. Anh/chị hiện đã được xếp dạng khuyết tật nà o sau? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

1. Khuyết tật vâ ̣n đô ̣ng 4. Khuyết tật thần kinh,tâm thần 2. Khuyết tật nghe, nói 5. Khuyết tật trí tuê ̣

3. Khuyết tật nhìn 6. Khuyết tật khác (ghi rõ)...

7. Chưa xếp dạng khuyết tật

9.2. Anh/chị đã được đánh giá về khả năng lao động? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

1. Có khả năng lao động 3. Không có khả năng lao đô ̣ng 2. Suy giảm một phần 4. Chưa được đánh giá

( Nếu có tỷ lê ̣, thì ghi cụ thể mức độ suy giảm ... .... %)

9.3. Ạnh chị đã được đá nh giá về khả năng tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

1. Tự phục vụ 3. Không tự phục vụ nhu cầu sinh hoạt 2. Tự phục vụ một phần 4. Chưa được đánh giá

(Nếu có tỷ lê ̣, thì ghi cụ thể mức độ suy giảm là .... . . . %)

9.4. Anh/chị đã được đánh giá về mứ c độ khuyết tật theo quy đi ̣nh của Luật người khuyết tật ? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

1. Đặc biệt nặng 3. Nhẹ

2. Nặng 4. Chưa được đánh giá

Câu 10. Nguyên nhân chính dẫn đến khuyết tật của anh/chị? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

2. Bệnh tật 5. Tai nạn giao thông

3. Hậu quả chiến tranh 6. Nguyên nhân khác

Câu 11. Về việc làm

11.1. Anh/chị có làm việc hay không?

1. Không => câu 12 2. Có

11.2. Công việc của anh/chị thuộc lĩnh vực nào sau đây? (đánh dấu vào một ô tương ứng)

1. Nông, lâm, ngư nghiệp 3. Công nghiệp, TTCN, xây dựng.

2. Thương mại, dịch vụ 4. Khác (Ghi cụ thể)……….

11.3. Hiện anh/chị đang làm ở đâu và cho ai? (đánh dấu vào các ô tương ứng)

1. Tự làm, kinh doanh ở nhà Thu nhập BQ tháng ……..……. 2. Làm thuê (không có hơ ̣p đồng lao đô ̣ng) Tiền công BQ tháng. ……….… 3. Cơ quan, doanh nghiê ̣p, tổ chức Tiền lương/công tháng …...… . 4. Cơ quan nhà nước Tiền lương/công tháng…... .. . 5. Khác (Ghi cụ thể .. . . .. .) Tiền lương/công tháng .. . . . .

Câu 12. Lý do anh/chị không làm việc? (đánh dấu vào các ô tương ứng)

1. Nghỉ hưu hoặc chế độ BHXH 4. Đang đi học/học nghề 2. Không có sức khỏe 5. Không cần đi làm

3. Không có viê ̣c làm 6. Khác (Ghi cụ thể .. . . .. . . . .. .. . )

Câu 13. Anh/chị có những khoản lƣơng/trợ cấp và thu nhâ ̣p nào sau đây? (nếu có nguồn thu nhập nào thì đánh dấu vào ô “Có” tương ứng và ghi tiền vào ô bên cạnh)

Các nguồn thu nhập Số tiền (1000đ)

1. Tiền lương, tiền công

2. Thu nhập từ SXKD của bản thân, gia đình 3. Lương hưu và các khoản trơ ̣ cấp BHXH 4. Trợ cấp xã hội hằng tháng

6. Khác (lãi tiết kiệm, cho, tặng, biếu....)

Tổng

Câu 14. Anh/chị cho biết nguồn sống củ a bản thân dƣ̣a vào nguồn nào sau đây? (đánh dấu vào các ô tương ứng)

1. Tiền lương, tiền công

2. Từ hoa ̣t đông SXKD của bản thân và gia đình 3. Lương hưu và các khoản trơ ̣ cấp BHXH 4. Trợ cấp xã hội hằng tháng

5. Trợ cấp ưu đãi người có công (Thương binh, bê ̣nh binh, lão thành cách mạng...) 6. Khác (lãi tiết kiệm, cho, tặng, biếu....)

Câu 15. Anh/chị cho biết hiện ta ̣i có thể tƣ̣ làm đƣợc nhƣ̃ng công viê ̣c gì sau đây phu ̣c vụ nhu cầu sinh hoa ̣t cá nhân hàng ngày? (Hỏi, quan sá t và đánh giá theo mức độ ghi ở các cột tương ứng)

Nô ̣i dung công viê ̣c

Một phần của tài liệu Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên cộng đồng trong đời sống người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp tại xã Gia Canh – Huyện Định Quán – Tỉnh Đồng Nai (Trang 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)