9. Khung lý thuyết
3.3.3. Tác động tới khả năng tiếp cận giáo dục
Giáo dục đóng vai trò quyết định đối với NKT. Giáo dục là con đường giúp họ phát triển tối đa khả năng cũng như tiềm năng cá nhân, để từ đó họ được sống với chân giá trị của mình và có ích cho xã hội. Cơ hội học tập của NKT thường ít hơn so với những người bình thường khác. Chính vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để NKT có thể tham gia học tập. Đối với lĩnh vực giáo dục – đào tạo đã có nhiều chính sách hỗ trợ NKT học tập và học nghề, góp phần nâng cao vị thế và chất lượng cuộc sống của NKT.
Biểu đồ 3.9: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai về tác động của chính sách giáo dục, dạy nghề (%)
30.30 54.55 15.15 0 10 20 30 40 50 60 70 80
Có điều kiện đi học Bớt khó khăn về kinh tế Tác động khác
Theo kết quả khảo sát, có 30,30% NKT hưởng chính sách khẳng định chính sách hỗ trợ tạo điều kiện, cơ hội để họ được đi học, nếu không được hưởng rất có thể họ không có cơ hội được đi học. Giải thích cho lý do này NKT đã cho rằng chính sách giáo dục đã hỗ trợ và tạo điều kiện cần thiết để NKT có thể tham gia học tập như sự hỗ trợ về vật chất (miễm giảm học phí, cấp sách vở đồ dùng học tập), điều này tác động lớn tới cơ hội học tập của những người NKT có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Ngoài ra các chính quyền cùng với các tổ chức đoàn thể thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên NKT tham gia giáo dục, học nghề. Khi phỏng vấn một NKT đã cho biết: “Ban đầu cũng vì hoàn cảnh quá khó khăn và cháu lại khuyết tật nên tôi không thể cho cháu đi học. Nhưng được sự quan tâm, động viên của chính quyền cháu đã được miễm học phí khi đi học, được cấp học bổng, sách vở, đồ dùng”(Nữ, 35 tuổi) hoặc ”Tôi được nhà nước cho đi học may mà không phải mất chi phí gì, học xong lại được hỗ trợ mua máy khâu, đây là may mắn lớn trong cuộc đời tôi, giờ tôi đã có việc làm, có thu nhập (Nữ, 32 tuổi, khuyết tật vận động)
Bên cạnh đó, thực hiện giáo dục hòa nhập là cũng một trong những lý do chính tạo điều kiện cho NKT tham gia học tập. Bởi vì hòa nhập cộng đồng trong giáo dục không chỉ tạo môi trường giúp NKT và người không khuyết tật hiểu biết lẫn nhau mà còn giúp trẻ em khuyết tật phát triển một các nhanh và toàn diện hơn. “Cô vẫn mong muốn con mình được học chung với các bạn bình thường để cháu có thể hòa nhập với xã hội. Ban đầu cô cũng lo sợ nhà trường không nhận học sinh khuyết tật, các bạn trêu trọc nhưng mọi việc đều thuận lợi, nhà trường, thầy cô đều tạo điều kiện giúp đỡ để cháu có thể học như các bạn” (Nữ, 37 tuổi) hoặc“Em rất vui khi được đi học, được học nhiều điều mới, có các bạn chơi cùng, các bạn và thầy cô đều rất quan tâm tới em.
Em nhận được học bổng, được phát sách vở, các thầy cô còn phân công các bạn giúp đỡ em nữa”(Nam, 15 tuổi, khuyết tật vận động).
Mặt khác, những quy định riêng dành cho NKT trong lĩnh vực giáo dục cũng đã tạo điều kiện cho NKT thực hiện quyền học tập của mình. Cụ thể các quy định NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng cũng đã tạo điều kiện cho NKT đi học.”Hồi 9 tuổi con cô mới đi học lớp 1 vì sức khỏe yếu, cháu phải đi điều trị suốt, khi tới xin học nhà trường vẫn nhận cháu, ngoài các môn bình thường có thể học, cháu không phải học 1 số môn như thể dục, nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để cháu có thể theo học”(Nữ, 37 tuổi).
Biểu đồ 3.10: Đánh giá của NKT tại xã Gia Canh, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai theo các dạng tật về tác động của chính sách hỗ trợ giáo dục tới cơ hội tiếp cận giáo dục (%)
42.50 19.05 29.00 0.00 18.57 15.98 0 10 20 30 40 50 60 Khuyết tật vận động Khuyết tật nghe, nói Khuyết tật nhìn Thần kinh, tâm thần Khuyết tật trí tuệ Tật khác
Theo đánh giá của các dạng tật, chính sách giáo dục, dạy nghề tạo cơ hội học tập cao nhất đối với dạng khuyết tật vận động là 42,50 % và khuyết tật nhìn là 29%, tiếp theo khuyết tật nghe nói 19,05% và khuyết tật trí tuệ 18,57 %. Riêng đối với dạng khuyết tật tâm thần thì không có NKT nào cho rằng chính sách giáo dục, dạy nghề tạo điều kiện để học có thể đi học. Điều này có thể lý giải là do nhóm khuyết tật này gần như không có khả năng học tập.
Tóm lại, chính sách giáo dục, dạy nghề có những tác động nhất định tới việc tham gia học tập của NKT với các hoạt động trợ giúp như miễn giảm chi phí học tập, cấp đồ dùng học tập. Tuy nhiên các chính sách này chưa thực sự hiệu quả chỉ với 1/3 NKT được hỗ trợ có cơ hội tiếp cận giáo dục, bởi việc tổ chức thực hiện rất khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các chính sách xây dựng chưa dựa trên cơ sở một khung chiến lược với tầm nhìn dài hạn, chưa có sự liên kết giữa các chính sách giáo dục, dạy nghề và việc làm. Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục, dạy nghề của NKT vì vậy mà chưa khích được NKT tham gia học tập. Vì vậy cần có những giải pháp nâng cao hiệu quả của các chính sách TGXH về giáo dục, đề đạt được mục tiêu phát triển con người và phát triển bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ