Tăng cường, cải tiến công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 87)

6. Theo Báo cáo của BHXH thành phố Hồ Chí Minh

3.4.1. Tăng cường, cải tiến công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

v BHXH, BHYT, BHTN

Công tác tuyên truyền có vai trò quan trọng nếu thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao nhận thức của toàn dân nói chung và các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN nói riêng.

Về nội dung cần tập trung một số vấn đề chính sau:

- Tuyên truyền bản chất nhân văn của chính sách BHXH, BHYT, BHTN, tính ưu việt, nhân đạo, mục đích, ý nghĩa, lợi ích, vai trò của những chính sách này trong việc bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.

- Tuyên truyền về Luật BHXH, Luật BHYT, cụ thể: *Luật BHXH:

+Những quy định về quyền, trách nhiệm và hướng dẫn thực hiện Luật BHXH đối với các đối tượng tham gia.

+Quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHXH tự nguyện.

+Quy định và hướng dẫn quy trình tham gia, hưởng chếđộ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN.

+Quy định mức đóng BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN (từ năm 2010- năm 2015) khi tham gia BHXH.

+Kết quả, khó khăn và kiến nghị sau 3 năm thực hiện Luật BHXH. +Chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về lao động và BHXH.

*Luật BHYT:

+Chính sách của Nhà nước về BHYT, trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền về quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện BHYT.

+Trách nhiệm, quyền lợi của các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT và tự nguyện tham gia BHYT.

+Quy trình và thủ tục khi đi khám chữa bệnh BHYT.

+Lộ trình thực hiện BHYT toàn dân theo quy định của Luật.

- Tuyên truyền làm rõ trách nhiệm của các cấp, các Ngành, tổ chức xã hội, đoàn thể trong việc phối hợp tổ chức thực hiện Luật BHYT, BHXH.

- Kịp thời tuyên truyền biểu dương các cá nhân, đơn vị, địa phương, thực hiện tốt chính sách BHXH, BHYT, phê phán những cá nhân, đơn vị chưa thực hiện nghiêm chỉnh hoặc cố tình trốn tránh, làm sai các quy định về chính sách BHXH, BHYT.

Về hình thức tuyên truyền: phải đa dạng, phong phú, phù hợp với đối tượng, mang lại hiệu quả cao cụ thể như sau:

- Năm 2010 BHXH Việt Nam tiếp tục phối hợp với các Bộ, Ngành, tổ chức xã hội cụ thể: Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Công đoàn viên chức Việt Nam, Phòng Thương mại công nghiệp, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam để tuyên truyền trọng tâm là BHXH tự nguyện, BHTN, BHYT tự nguyện. BHXH tỉnh liên hệ với các cơ quan này trên địa bàn để phối hợp thực hiện.

-Hiện nay, hầu hết BHXH các tỉnh đã có trang thông tin điện tử (website) tuyên truyền tại địa phương. Để thống nhất và có sự chỉ đạo chung trong việc tuyên truyền trên website, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh thông báo tên miền của trang website về BHXH Việt Nam, đồng thời phải thường xuyên cung cấp thông tin về hoạt động của BHXH tỉnh, về kinh tế- xã hội của địa phương cùng các thông tin khác cho website của BHXH Việt Nam (www.baohiemxahoi.gov.com).

- Báo cáo Hội đồng Nhân dân tỉnh để bố trí kế hoạch trả lời chất vấn trực tiếp với đại biểu cử tri về việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, những khó khăn và kiến nghị trên địa bàn.

- Phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ tổ chức báo cáo chuyên đề, kết quả đạt được của BHXH địa phương, thông báo rộng rãi những đơn vị thực hiện tốt, đơn vị vi phạm, cố ý làm trái để các cơ quan tuyên giáo, truyền thông cùng phối hợp tuyên truyền. Đưa tin tức hoạt động về BHXH, BHYT tại địa phương trong “Thông tin nội bộ” của Tỉnh uỷ.

- Phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng ở địa phương (các báo, đài) để mở các chuyên mục cố định tuyên truyền đón đầu việc triển khai thực hiện những nội dung mới, phức tạp của Luật BHXH, BHYT trong năm cũng như giải thích, hướng dẫn dư luận có nhận thức đúng về những bức xúc trong tổ chức thực hiện các chếđộ BHXH, BHYT mà xã hội quan tâm tại thời điểm nhất định.

- BHXH tỉnh, huyện cung cấp tài liệu, nội dung tuyên truyền (bài viết để đọc, băng đĩa để phát) và liên hệ với chính quyền xã, phường, thị trấn để sử dụng đài truyền thanh làm phương tiện quan trọng trong việc tuyên truyền ở cơ sở về BHXH, BHYT trọng tâm là BHXH, BHYT tự nguyện.

- Đặt các panô, áp phích, logo của Ngành đúng hướng dẫn của BHXH Việt Nam về mẫu, mầu sắc và vị trí đặt.

- BHXH Việt Nam biên tập nội dung các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, tờ gấp, sách hỏi đáp, băng đĩa chương trình...)gửi BHXH tỉnh làm tài liệu để in ấn và tuyên truyền. Các ấn phẩm này được phát hành tại các phòng chờ khám chữa bệnh, chờ giải quyết chếđộ BHXH, nhà ga, bến xe, sân bay, khu công nghiệp, nhà văn hoá xã, phường, thị trấn…

- Chú trọng hình thức tuyên truyền miệng như tuyên truyền tại các hội nghị, cuộc toạ đàm, giao ban của các Ngành, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp. Xây dung kế hoạch tổ chức các chương trình đối thoại với các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, mở rộng các hình thức tuyên truyền qua các hội thi, hội diễn văn hoá thể thao.

Kinh phí tuyên truyền gồm các nguồn BHXH Việt Nam giao cho BHXH tỉnh và các nguồn khác khoảng 300 tỷđồng/năm. BHXH tỉnh có trách nhiệm sử dụng kinh phí tuyên truyền một cách có hiệu quả và theo đúng quy định. Tại BHXH Việt Nam (Ban Tuyên truyền) được giao khoảng 10 tỷ đồng/năm để thực hiện phối hợp tuyên truyền.

Về tổ chức thực hiện:

- BHXH tỉnh báo cáo kế hoạch công tác năm nói chung và kế hoạch công tác tuyên truyền về BHXH, BHYT tại địa phương nói riêng với Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh để tranh thủ sự chỉ đạo phối hợp của các Sở, Ban, Ngành liên quan trong tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền.

- Chủđộng báo cáo những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị để sửa đổi, bổ sung Luật BHXH, BHYT hoặc trả lời chất vấn về công tác tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT trước Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh.

- BHXH tỉnh phải bố trí ít nhất 01 cán bộ chuyên trách làm công tác tuyên truyền thuộc biên chế của phòng Hành chính (hoặc Tổ chức –Hành chính). Đồng thời, xây dựng đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền ở cấp tỉnh và cấp huyện, có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền cho họ.

- Chỉ đạo BHXH quận, huyện, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền tại cơ sở bằng các hình thức phong phú phù hợp với đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT (thông qua hệ thống Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn; phát tờ rơi, tờ gấp; giới thiệu, đối thoại về thực hiện chếđộ, chính sách BHXH, BHYT…

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)