6. Theo Báo cáo của BHXH thành phố Hồ Chí Minh
2.3.5. Các nguyên nhân khác
Vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH đối với hành vi do cá nhân thực hiện có thể chia thành hai loại: vi phạm do cán bộ trong ngành BHXH thực hiện hoặc vi phạm do các đối tượng khác thực hiện. Đối với hành vi vi
phạm do cán bộ trong ngành BHXH thực hiện có nguyên nhân từ chính sự yếu kém trong hoạt động kiểm tra nội bộ của hệ thống. Có những đơn thư tố cáo về dấu hiệu vi phạm pháp luật của cán bộ trong ngành nhưng không được kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời, việc đơn thưđược gửi đến nhiều cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương và trung ương nên còn tình trạng thụ động chờ thanh tra, kiểm tra từ bên ngoài hệ thống đã làm giảm tính tích cực phòng ngừa vi phạm hành chính cũng như tội phạm trong nội bộ ngành. Nếu chúng ta có những biện pháp tích cực hơn, chủ động hơn và kịp thời hơn trong việc kiểm tra, nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm để có thể giải quyết sớm bằng con đường hành chính thì tránh được những hậu quả nặng nề sau này.
Đối với những vi phạm về trốn đóng BHXH, những hành vi cấp giấy chứng nhận sai của các cơ sở khám chữa bệnh, của Hội đồng Giám định y khoa nếu được phát hiện sớm và xử lý ngay sẽ có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa vi phạm và tội phạm. Nếu người vi phạm thấy rằng vừa có hành vi vi phạm pháp luật đã bị phát hiện và xử lý ngay thì bản thân họ và đồng nghiệp của họ chắc chắn sẽ từ bỏ ý định vi phạm. Nhưng nếu hành vi vi phạm hoặc phạm tội mà chậm bị phát hiện và xử lý thì người vi phạm sẽ nghỉ rằng cứ vi phạm vì sẽ không có ai phát hiện ra thì ngày sẽ càng có nhiều hành vi vi phạm không kiểm soát được.
Việc xử lý vi phạm pháp luật hiện mới dừng ở mức độ xử phạt hành chính hoặc kiện ra Toà án theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Thời gian gần đây, nhiều cơ quan và cán bộ có trách nhiệm đã lên tiếng yêu cầu xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm này song trên thực tế cũng không dễ truy cứu trách nhiệm hình sự những doanh nghiệp vi phạm do không áp dụng được tội danh trong Bộ Luật Hình sự hiện hành để làm căn cứ khởi tố, bên cạnh đó việc Bộ Luật Hình sự Việt Nam chỉ quy định trách nhiệm hình sựđối với cá nhân chứ không quy định trách nhiệm hình sựđối với pháp nhân.
Nhiều doanh nghiệp, sẵn sàng nộp phạt rồi lại tiếp tục vi phạm, do mức phạt quá thấp, không đủ sức răn đe, các biện pháp xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả trong nhiều trường hợp không thực hiện được. Việc tước giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn chỉ có tác dụng đối với doanh nghiệp còn muốn tiếp tục kinh doanh và giữ uy tín trên thị trường, còn đối với doanh nghiệp không muốn tiếp tục hoạt động nữa thì cũng không có tác dụng đáng kể. Việc buộc truy nộp số tiền BHXH còn thiếu vào quỹ BHXH trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi vi phạm hầu như không thực hiện được trên thực tế.
Chương 3
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ TÀI XỬ
PHẠT VPPL VÀ XÂY DỰNG TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KHỞI KIỆN ĐỂ TOÀ ÁN
GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN TRONG LĨNH VỰC BHXH, BHYT, BHTN