Tham gia tốt ụng tại toà án sơ thẩm

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 82)

6. Theo Báo cáo của BHXH thành phố Hồ Chí Minh

3.2.2. Tham gia tốt ụng tại toà án sơ thẩm

3.2.2.1. Tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn

Với tư cách nguyên đơn khi tham gia tố tụng tại toà, cơ quan BHXH có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn theo quy định tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự.

Cơ quan BHXH phải có mặt tại phiên toà sơ thẩm theo giấy triệu tập của Toà án, nếu vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên toà. Cơ quan BHXH đã được triệu tập hợp lệđến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì cơ quan BHXH có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.

Giám đốc cơ quan BHXH có thể làm văn bản uỷ quyền (có đầy đủ chữ ký, đóng dấu) cho người khác làm đại diện nguyên đơn cho cơ quan BHXH tham gia tố tụng. Người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung văn bản uỷ quyền.

3.2.2.2. Tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn

Trước khi tham gia tố tụng tại Toà án, trong thực tế cơ quan BHXH đã tiếp xúc và giải quyết khiếu nại với đối tượng hưởng chếđộ BHXH nhiều lần nên tình tiết vụ việc đã hiểu rõ. Những căn cứ pháp lý tại các văn bản Luật, dưới luật để bảo vệ trước Toà về cơ bản đã được chuẩn bị. Tuy nhiên để chủ động, tự tin trước Toà cần lưu ý một sốđiểm sau:

- Giám đốc BHXH tỉnh, thành phố khi nhận được thông báo về việc thụ lý vụ án của Toà án cần xem xét giao cho Phòng Kiểm tra hoặc Phòng nghiệp vụ khác nghiên cứu, báo cáo vụ việc. Trường hợp Giám đốc BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (thường là bị đơn) không tham gia tố tụng tại Toà án được thì có thể uỷ quyền bằng văn bản có đầy đủ chữ ký và đóng dấu cho người khác làm đại diện tham gia tố tụng. Người được uỷ quyền phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ và quá trình giải quyết quyền lợi của đương sự thời gian trước đây. Những quy định được áp dụng để giải quyết cho đối tượng tại các văn bản nào, điều nào, những chứng cứ, quy định không thống nhất được theo quan điểm của đối tượng và cơ quan BHXH dẫn đến việc đối tượng khởi kiện. Xem lại những sai sót, sơ hở trong quá trình giải quyết, nghiên cứu, bổ sung những kiến thức về các văn bản luật, văn bản dưới luật liên quan đến thực hiện chếđộ chính sách BHXH, Luật Dân sự, Luật tố tụng Dân sự va các luật có liên quan khác.

- Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người được thông báo, quyền yêu cầu phản tố của bị đơn (điều 175, 176 Luật Tố tụng Dân sự). Cần lưu ý nội dung này vì cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tốđối với nguyên đơn và nếu yêu cầu phản tố và yêu cầu nguyên đơn có sự liên quan đến nhau thì việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh chóng hơn. Yêu cầu phản tố của cơ quan BHXH cũng là căn cứ để thay đổi địa vị tố tụng. Trong quá trình xét xử, nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố của mình thì bị đơn trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn (Điều 219K1 Luật Tố tụng Dân sự).

- Về hoà giải: trong thời gian chuẩn bị xét xử sơ thẩm, cơ quan BHXH thực hiện quyền hoà giải do Toà án tiến hành để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. (Điều 58 điểm e và điều 180k1 Luật Tố tụng Dân sự). Nếu hai bên thoả

thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì mỗi bên chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm theo quy định (Điều 131k3 Luật Tố tụng Dân sự)

3.2.2.3. Kháng cáo, kháng nghị Quyết định, Bản án sơ thẩm

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Toà án cấp sơ thẩm tuyên án, nếu cơ quan BHXH không đồng ý với bản án đó thì có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Đơn kháng cáo (theo mẫu 02 đính kèm) được gửi cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo; kèm theo đơn kháng cáo là tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo là ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Khi được Toà án cấp sơ thẩm chấp nhận đơn và có thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan BHXH phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí, quá thời hạn trên mà không nộp tiền tạm ứng án phí thì coi là từ bỏ việc kháng cáo.

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)