Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm trong

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 41)

5 Bản dịch của tác giả HàNg ọc Quế (Tài liệu nội bộc ủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

2.1.Thực trạng quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm trong

lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN

Bắt đầu từ những quy định của pháp luật thực định về xử lý vi phạm trong Luật BHXH. Các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH được quy định tại các điều từĐiều 134 đến Điều 137 Luật BHXH, cụ thể là:

- Các hành vi vi phạm pháp luật về đóng BHXH như không đóng, đóng không đúng thời gian quy định, đóng không đúng mức quy định, đóng không đúng số người thuộc diện tham gia BHXH.

- Các hành vi vi phạm pháp luật về thủ tục thực hiện BHXH như cố tình gây khó khăn hoặc cản trở việc hưởng chế độ BHXH của người lao động, không cấp sổ BHXH hoặc không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định của Luật này.

- Các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng tiền đóng và Quỹ BHXH như sử dụng tiền đóng và quỹ BHXH trái quy định của pháp luật; báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu tiền đóng và quỹ BHXH.

- Các hành vi vi phạm pháp luật về lập hồ sơ để hưởng chế độ BHXH như gian lận, giả mạo hồ sơ; cấp giấy chứng nhận, giám định sai.

Luật BHXH quy định cá nhân có những hành vi này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Từ những quy định trên, những hành vi vi phạm hành chính về BHXH và mức xử phạt hành chính được cụ thể hóa trong Nghịđịnh số 135/2007/NĐ- CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực BHXH. Khoản 1 Điều 3 Nghị định nêu rõ: “ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân

chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật BHXH khi có hành vi vi phạm quy định tại Chương II Nghị định” này. Theo đó, có 30 hành vi vi phạm được quy định đối với bốn loại chủ thể đó là người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan BHXH và các cơ quan, tổ chức khác và mức xử phạt tối đa đối với các vi phạm là 20.000.000 đồng. Cụ thể như sau:

Th nht, đối vi ch s dng lao động:

- Hành vi không đóng BHXH;

- Hành vi đóng không đủ số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định;

- Hành vi đóng BHXH không đúng thời gian quy định; - Hành vi đóng BHXH không đúng mức quy định;

- Hành vi không trả khoản tiền BHXH vào lương cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;

- Hành vi xác nhận, lập danh sách không đúng thực tế để người lao động hưởng chếđộốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN;

- Hành vi xác nhận không đúng thời gian và mức đóng BHXH của người lao động;

- Hành vi không lập hồ sơ hoặc không làm thủ tục giải quyết để người lao động hưởng chế độ BHXH trong vòng 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng;

- Hành vi không trả trợ cấp BHXH cho người lao động;

- Hành vi trì hoãn trả tiền cho người hưởng chếđộ BHXH sau 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chi trả của cơ quan BHXH (các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN);

- Hành vi không nộp hồ sơđể tổ chức BHXH cấp sổ BHXH cho người lao động;

- Hành vi không trả sổ BHXH đúng hạn cho người lao động khi người lao động không còn làm việc;

- Hành vi vi phạm trách nhiệm bảo quản sổ BHXH trong thời gian người lao động làm việc dẫn đến mất mát, hư hỏng, sửa chữa, tẩy xóa;

- Hành vi không giới thiệu người lao động đi giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa để giải quyết chếđộ BHXH cho người lao động;

- Hành vi không cung cấp tài liệu, thông tin về BHXH theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệnh thông tin, số liệu về BHXH cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tổ chức BHXH địa phương;

- Hành vi không cung cấp tài liệu, thông tin về việc đóng BHXH của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn có yêu cầu;

- Hành vi sử dụng Quỹ BHXH sai mục đích;

Th hai, đối vi người lao động:

- Hành vi không đóng, chậm đóng BHXH bắt buộc hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động không nộp BHXH bắt buộc;

- Hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng BHXH trong hồ sơ; không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai lệch cho người sử dụng lao động, tổ chức BHXH, cơ quan quản lý nhà nước;

- Hành vi làm giả hồ sơđể hưởng chếđộ BHXH mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Th ba, đối vi t chc BHXH:

- Hành vi không cấp sổ BHXH hoặc không chốt sổ BHXH đúng hạn cho người lao động theo quy định;

- Hành vi không giải quyết chếđộ BHXH đúng hạn cho người lao động tham gia BHXH;

- Hành vi giải quyết không đúng chế độ BHXH, chi trả không đúng mức quy định cho người lao động;

- Hành vi gây phiền hà, trở ngại làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động;

- Hành vi của tổ chức BHXH quản lý, sử dụng Quỹ BHXH không đúng quy định;

- Hành vi không cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện BHXH khi người lao động hoặc tổ chức Công đoàn yêu cầu; hành vi sách nhiễu, gây khó khăn phiền hà trong việc giải quyết chếđộ;

- Hành vi không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tình hình quản lý và sử dụng Quỹ BHXH;

- Hành vi báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệnh thông tin, số liệu tiền đóng vào Quỹ BHXH;

Th tư, đối vi cơ quan, t chc khác:

- Hành vi không cấp giấy chứng nhận hoặc cấp giấy chứng nhận sai của các cơ sở y tế, Hội đồng giám định y khoa để người lao động được hưởng chế độ BHXH.

Việc lường trước những hành vi vi phạm pháp luật để có thể xây dựng những chế tài xử lý phù hợp là việc không thể không làm song không phải là cứ quy định hành vi vi phạm thì nhất thiết nó phải xảy ra trên thực tế. Có những vi phạm xảy ra nhiều, phổ biến, dễ phát hiện nhưng cũng có hành vi khó phát hiện và có những vi phạm mà mức độ nguy hiểm cho xã hội không đáng kể có thể chỉ bị xử lý bằng con đường hành chính nhưng cũng có những vi phạm để lại hậu quả nguy hại đáng kể cho xã hội cần bị xử lý bằng chế tài nghiêm khắc hơn, đó là chế tài hình sự.

Có thể thấy, đây là lần đầu tiên trong hệ thống văn bản pháp quy có riêng một nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH với đầy đủ các chương, điều từ phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng đến nguyên tắc xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt... đến điều khoản thi hành. Tuy nhiên, có hai điểm cơ bản và quan trọng nhất đảm bảo

cho các quy định phát huy được hiệu quả trên thực tế thì vẫn giữ nguyên như Nghị định 113/2004/NĐ-CP, đó là mức xử phạt và thẩm quyền, thủ tục xử phạt.

Về mức xử phạt tối đa vẫn chỉ dừng lại ở mức 20.000.000 đồng (khi vi phạm với từ 501 người lao động trở lên) điều này có nghĩa là dù vi phạm với bao nhiêu người lao động và với mức tiền là bao nhiêu đi chăng nữa thì mức xử phạt cũng chỉ là 20.000.000 đồng. Nếu các hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả có tính khả thi trên thực tế thì có lẽ mức xử phạt nêu trên cũng không gây phản ứng nhiều. Chính bởi các biện pháp xử phạt bổ sung trên thực tế là không phát huy hiệu quả do chưa có quy định pháp luật rõ ràng về trình tự, thủ tục thực hiện và các quy định pháp luật khác có liên quan lại là rào cản khi thực hiện các hình thức xử phạt bổ sung này. Trong lĩnh vực BHXH, biện pháp khắc phục hậu quả cõ lẽ là vấn đề được quan tâm nhất nhằm truy thu được số tiền BHXH bị chiếm dụng. Tuy nhiên, bên cạnh các quy định pháp luật, việc thực hiện lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và khả năng tài chính của người sử dụng lao động tại thời điểm áp dụng biện pháp này.

Về thẩm quyền xử phạt, chỉ có Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp quận, huyện trở lên và Thanh tra Nhà nước về lao động mới có thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên, về thủ tục xử phạt được thực hiện theo các quy định từ Điều 54 đến Điều 68 Chương VI của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Điều này hoàn toàn hợp lý nếu xét trên giấy tờ, nhưng với thực tế số lượng vi phạm nhiều, tính chất phức tạp thì với một lực lượng làm công tác thanh tra lao động mỏng như hiện nay, khó có thể thực hiện kịp thời được.

Đối với hình thức xử phạt bổ sung, tại khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/7/2002 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã được sửa đổi bổ sung năm 2008 quy định: “Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình

thức xử phạt bổ sung sau đây: (a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ

hành nghề; (b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính” và trong Nghị định 135/2007/NĐ-CP có quy định hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc không thời hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 165 của Luật Doanh nghiệp thì vi phạm quy định về trích nộp BHXH không nằm trong số các trường hợp bị áp dụng biện pháp xử lý thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Trong lĩnh vực BHYT, ngày 6/8/1996, Chính phủ ban hành Nghị định 46/CP quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế trong đó có quy định vi phạm về BHYT. Đó là:

- Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi sử dụng thẻ BHYT của người khác hoặc sửa chữa thẻ BHYT.

- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng thẻ BHYT vì lợi ích cá nhân; Chủ sử dụng lao động không mua hoặc gian lận trong hồ sơ mua thẻ BHYT bắt buộc cho người lao động.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong việc lập chứng từ và thanh toán chi phí sai quy định gây thiệt hại cho quỹ BHYT nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Sau đó, ngày 14/11/2008, Quốc hội đã ban hành Luật BHYT theo đó quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:

- Không đóng hoặc đóng BHYT không đầy đủ theo quy định của Luật này.

- Gian lận, giả mạo hồ sơ, thẻ BHYT.

- Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tham gia BHYT và của các bên liên quan đến BHYT.

- Cố ý báo cáo sai sự thật, cung cấp sai lệch thông tin, số liệu về BHYT. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chuyên môn, nghiệp vụ để làm trái với quy định của pháp luật về BHYT.

Hiện các nhà xây dựng pháp luật đang nghiên cứu xây dựng nghị định hướng dẫn về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT, BHTN sau khi có Luật BHXH, Luật BHYT.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 41)