6. Theo Báo cáo của BHXH thành phố Hồ Chí Minh
3.1.3. Biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Điều 14 Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 thì mức tiền phạt tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH là 30.000.000 đồng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, mức tiền phạt này không phù hợp với tính chất của hành vi vi phạm trong trường hợp các doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp BHXH của mình và chiếm đoạt tiền BHXH của người lao động. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH, đặc biệt là vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH (chiếm dụng tiền BHXH của người lao động) phải được xem là một hành vi nguy hiểm cho xã hội, là một trong những nguyên nhân gây mất ổn định xã hội, ảnh hưởng đến quyền lợi của hàng ngàn người lao động, là một trong những nguyên nhân gây mất cân đối quỹ BHXH, cần phải quy định thành tội danh trong Bộ Luật Hình sự.
3.1.3.Biện pháp bảo đảm thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính chính
Đối với trường hợp người vi phạm là chủ sử dụng lao động, thì tại Thông tư số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 đã quy định việc yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc Nhà nước nơi người sử dụng lao động mở tài khoản, trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, chậm đóng và lãi của số tiền này để trả cho người lao động, tổ chức BHXH hoặc cơ quan, tổ chức liên quan.
Đây là cơ sở pháp lý cho việc trích tiền thu BHXH, BHYT, BHTN từ tài khoản tiền gửi của chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, đối với những đơn vị
kinh doanh có hiệu quả mà cố tình trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH thì áp dụng biện pháp này sẽ có kết quả ngay nhưng trong thực tế các đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT lên đến hàng tỷ đồng lại chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng đối với một số doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, khi các công trình chưa hoàn thành, chưa được quyết toán và Nhà nước chưa trả tiền, tiền lương của công nhân cũng chỉ được tạm ứng và bản thân doanh nghiệp phải đi vay ngân hàng, phải trả lãi suất hàng tháng hoặc các đơn vị kinh doanh không có hiệu quả thì biện pháp bảo đảm này dường như không khả thi, không thực hiện được trên thực tế.
Xét dưới góc độ luật pháp, biện pháp đảm bảo này nếu áp dụng vào thực tế thì sẽ làm tăng hiệu quả xử lý vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật về BHXH. Tuy nhiên, trong thực tiễn xử lý vi phạm, chưa có đơn vị sử dụng lao động nào bị áp dụng biện pháp đảm bảo này. Mặc dù, sự ra đời của Thông tư số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 về hướng dẫn thủ tục buộc trích tiền từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh đã là một bước tiến đáng kể trong sự nỗ lực tìm giải pháp nhằm khắc phục hậu quả của những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH. Theo quy định, sau khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người sử dụng lao động không tự nguyện nộp hoặc đã truy nộp thì Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đề xuất với người có thẩm quyền có thẩm quyền có liên quan áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ BHXH. Tuy nhiên, trong thực tế, tài khoản tiền gửi của các đơn vị lúc này đều là tài khoản rỗng. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động nhưng không có khả năng thanh toán thì không thể áp dụng theo luật phá sản doanh nghiệp để thu tiền BHXH được.
Cần thiết phải có những quy định cụ thể để Ngân hàng Nhà nước có những quy chế nhất định trong việc cung cấp thông tin về số tài khoản và số dư các tài khoản của doanh nghiệp đang vi phạm nghĩa vụđóng BHXH. Mặc
dù hiện nay chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng đã quy định thẩm quyền, mức xử phạt đối với các ngân hàng vi phạm, như đối với hành vi cố tình không thực hiện lệnh phong toả tài khoản của người có thẩm quyền. Việc phối hợp để tìm giải pháp nâng cao tính khả thi của Thông tư số 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN ngày 18/02/2008 phụ thuộc vào ba cơ quan chức năng đó là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước. BHXH Việt Nam, với tư cách là cơ quan thực hiện chính sách BHXH, cần kiến nghị với những cơ quan chức năng để góp phần đưa pháp luật vào đời sống, bảo đảm quyền lợi cho người lao động và ổn định xã hội. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không phát huy tác dụng đối với những doanh nghiệp đã thực sự làm ăn thua lỗ, mất khả năng thanh toán thực sự.