Khái quát những dạng hành vi vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 47)

5 Bản dịch của tác giả HàNg ọc Quế (Tài liệu nội bộc ủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

2.2.1.Khái quát những dạng hành vi vi phạm pháp luật

Ngày nay, cùng với việc tiếp tục mở rộng phạm vi bảo hiểm nghĩa là mở rộng phạm vi đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm cho người lao động ở các thành phần kinh tế khác nhau đã làm cho hoạt động thu, chi và quản lý quỹ ngày càng phức tạp hơn, nguy cơ gia tăng vi phạm cũng như tội phạm về BHXH, BHYT, BHTN là một hệ quả tất yếu. Nhiều tổ chức, cá nhân gian lận bằng cách lợi dụng những kẽ hở trong thủ tục thực hiện BHXH, BHYT, BHTN đã dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho quỹ qua đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Đến một mức độ nhất định, những hành vi vi phạm này sẽ tạo nên những tác động tiêu cực tới hệ thống BHXH trừ khi chúng ta có cơ chế phòng ngừa hiệu quả. Như chúng ta thấy, ở đâu có quyền lợi phát sinh thì ở đó thường có vi phạm. Song nếu các rào cản vi phạm được thiết lập chặt chẽ và các hành vi vi phạm được xử lý kịp thời, thì sẽ hạn chếđược rất nhiều những hiện tượng tiêu cực này.

Trên thực tế, các hành vi vi phạm có thể xảy ra ở tất cả các khâu của hoạt động BHXH, đối với tất cả các chế độ BHXH liên quan đến sự vận hành của cơ quan BHXH, những vi phạm xảy ra hầu hết là gian lận từ bên ngoài và có

những trường hợp có sự tham gia của các nhân viên trong ngành BHXH cũng như một số ngành có liên quan khác.

Các hành vi vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN nói chung rất đa dạng, song về cơ bản có thể khái quát thành các dạng hành vi vi phạm sau:

Thứ nhất, các hành vi vi phạm nghĩa vụ đóng góp: Các đơn vị, cá nhân không thực hiện nghĩa vụđóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc; Khai báo sai số lượng, bảng lương và các thông tin liên quan khác của người lao động; Làm giả, làm thay đổi và phá huỷ các tài liệu, dữ liệu hoặc khong lưu gữi hoặc không cung cấp các tài liệu liên quan đến việc xác định tính đúng đắn của các khoản đóng góp.

Thứ hai, các hành vi vi phạm quyền hưởng các chế độ: Làm giả, thông đồng làm giả giấy tờ cá nhân hoặc sử dụng giấy tờ cá nhân của người khác; Khai man hoặc thay đổi tuổi đời, thời gian công tác và các hồ sơ giám định y khoa để đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi theo quy định; Làm giả hoặc khai tăng số năm đóng góp đểđược hưởng chếđộ cao hơn quy định; Làm giả hoặc làm thay đổi quan hệ lao động, bảng lương và các loại giấy chứng nhận khác nhằm mục đích tăng khoản tiền đóng góp cho chế độ hưu trí; Làm giả hoặc làm thay đổi giấy chứng nhận hưởng chế độ hưu trí; Che dấu tình trạng sinh sống hoặc bị phạt tù của người đang hưởng chếđộ hưu trí.

Thứ ba, là các hành vi vi phạm của tổ chức. Có thể từ phía cơ sở y tế như lạm dụng thuốc, lạm dụng các xét nghiệm y tế... trong khám, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT; cung cấp giấy chứng nhận chẩn đoán sai, hồ sơ, chứng từ y tế sai quy định; Giả mạo hồ sơ hưởng BHYT hoặc làm thay đổi bệnh án các bệnh đặc biệt hoặc mãn tính nhằm chiếm đoạt tiền BHYT; hành vi vi phạm khác về lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT. Ngoài ra, còn có các hành vi vi phạm có sự tham gia của cơ quan BHXH hoặc các cơ quan khác có liên quan đến quản lý hoạt động BHXH như: lạm dụng trong giải quyết chính sách BHXH, vi phạm các quy định liên quan đến thủ tục, hồ sơ

hưởng BHXH làm thiệt hại cho quỹ BHXH; Cấp giấy chứng nhận không đúng hoặc tài liệu giả mạo để người lao động hưởng các chếđộ trái pháp luật.

Từ những dạng hành vi vi phạm này, chúng ta có thể dễ dàng nhận diện vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN trên thực tế và nó là căn cứ cho việc xác định các biện pháp thích hợp nhằm hạn chế những hành vi gian lận. Ở Việt Nam hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN đã và đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của nhiều người lao động, trở thành mối quan tâm, bức xúc của dư luận và là một trong những nguyên nhân gây nên các cuộc đình công phức tạp, kéo dài, làm tăng các khiếu kiện, tăng nguy cơ gây bất ổn xã hội. Do đó, vấn đề đặt ra là cần tăng cường quản lí và xử lí nghiêm sai phạm trong lĩnh vực này bằng biện pháp pháp luật (trong đó có pháp luật hình sự) nhằm làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo hiểm.

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 47)