6. Theo Báo cáo của BHXH thành phố Hồ Chí Minh
2.2.2.3. Đối với BHTN
Do đặc thù của tình hình lao động của nước ta không ổn định, việc quản lý lao động còn nhiều hạn chế, việc khó kiểm soát về tình hình lao động và việc làm trong thực hiện chính sách BHTN là điều khó tránh khỏi.
Những nghiên cứu về dân số cho thấy chỉ có khoảng 7,2 triệu lao động có tiềm năng tham gia BHTN song việc quản lý lao động lại là một bài toán khó tìm được lời giải khiến cho việc kiểm soát chế độ BHTN ở Việt Nam đang gặp những thách thức lớn.Và cho đến hết năm 2009, tức là sau 3 năm Luật BHXH có hiệu lực, một năm thực hiện BHTN, chúng ta chưa có quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật BHTN.
Tuy nhiên, không phải vì pháp luật chưa quy định mà các hành vi gian lận lại chậm xảy ra. Thực tế, việc lách luật bằng cách chỉ ký hợp đồng lao động dưới 12 tháng để trốn tránh nghĩa vụđóng BHTN cho người lao động đã xảy ra phổ biến ở các doanh nghiệp tư nhân. Tình trạng này khiến cho không ít người lao động bị loại ra khỏi phạm vi của BHTN, đồng thời tạo nên một sân chơi không lành mạnh giữa các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế độ BHXH với các doanh nghiệp trốn đóng BHXH vì tiền đóng BHXH được tính vào giá thành sản phẩm. Từ 1/1/2010, chúng ta mới bắt đầu giải quyết cho những người đầu tiên hưởng BHTN, những hành vi vi phạm về quyền hưởng BHTN chưa được phát hiện cũng như những nguy cơ về làm giả hồ sơ, che dấu tính trạng có việc làm là những nguy cơ tiềm ẩn đối với việc giải quyết chếđộ BHTN cho người lao động.
Vi phạm pháp luật về BHTN, xét về mức độ nguy hiểm cho xã hội của các hành vi vi phạm, thường thấp hơn so với BHXH và BHYT. Song nếu chúng ta không có quy định cụ thể thì lạm dụng và gian lận BHXH sẽ là hệ quả tất yếu xảy ra. Việc đối tượng che dấu tình trạng có việc làm để tiếp tục hưởng BHTN sẽ là hành vi xảy ra phổ biến mà chúng ta khó có thể kiểm soát.
2.3. Các nguyên nhân của vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH,
BHYT, BHTN