Kháng cáo, kháng nghị Bản án và Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 27)

4 Toà án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết đối với những tranh chấp, yêu cầu của Toà án cấp huyện mà có

1.3.2. Kháng cáo, kháng nghị Bản án và Quyết định của Toà án cấp sơ thẩm

sơ thm

Sau khi bản án, quyết định sơ thẩm được tuyên thì bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Mục đích của việc kháng cáo, kháng nghị là nhằm bảo đảm việc giải quyết các vụ án dân sự được đúng đắn, bảo vệđược quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Pháp luật quy định cho các chủ thể nhưđương sự, người đại diện của đương sự và Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Toà án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự. Việc thực hiện quyền này của các chủ thể gọi là kháng cáo, kháng nghị vụ án dân sự.

Kháng cáo là hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luật trong việc chống lại bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật yêu cầu Toà án cấp trên xét xử lại vụ án dân sự.

Kháng nghị là hoạt động tố tụng của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật trong việc phản đối bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, đề nghị toà án có thẩm quyền xem xét lại vụ án.

Kháng cáo bảo đảm cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước toà án. Kháng nghị bảo đảm cho viện kiểm sát thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật của toà án trong việc giải quyết các vụ án dân sự. Ngoài ra, kháng cáo, kháng nghị tạo điều kiện để toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án. Những bản án, quyết định sơ thẩm dù có sai lầm nhưng nếu không bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án cũng không được xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.

Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là những bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Theo quy định tại các Điều 243, 250 Bộ Luật Tố tụng Dân sự, người có quyền kháng cáo, kháng nghị thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị đối với các bản án, quyết định sau đây:

- Các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật.

1.3.2.2. Đơn kháng cáo, kháng nghị: Việc kháng cáo phải được người có quyền kháng cáo thực hiện trong thời hạn luật định và bằng một đơn kháng cáo. Đơn kháng cáo phải có các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo; - Tên, địa chỉ của người kháng cáo;

- Kháng cáo phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo; - Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Đơn kháng cáo được gửi đến cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Toà án cấp phúc thẩm thì Toà án cấp phúc thẩm phải chuyển lại đơn kháng cáo cho toà án cấp sơ thẩm để toà án cấp sơ thẩm tiến hành những thủ tục cần thiết trước khi hồ sơ vụ án được chuyển cho Toà án cấp có thẩm quyền phúc thẩm. Đơn kháng cáo được gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu bổ sung nếu có để chứng minh cho yêu cầu kháng cáo là có căn cứ và hợp pháp.

Đối với kháng nghị, nếu Viện trưởng Viện kiểm sát kháng nghị thì việc kháng nghị được thực hiện bằng quyết định kháng nghị. Quyết định kháng nghịđược lập thành văn bản. Nội dung của quyết định kháng nghị phải có các nội dung sau:

- Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;

- Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;

- Kháng nghị phần nào của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

- Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.

Viện kiểm sát phải gửi kèm theo quyết định kháng nghị các tài liệu, chứng cứ bổ sung nếu có để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.

Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để toà án sơ thẩm tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.

1.3.2.3. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị

Việc kháng cáo, kháng nghị được thực hiện trong thời hạn nhất định. Theo quy định tại Điều 245 Bộ Luật Tố tụng Dân sự thì:

- Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết;

- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là 7 ngày, kể từ ngày người kháng cáo nhận được quyết định.

Nếu người kháng cáo trực tiếp nộp đơn kháng cáo thì ngày kháng cáo được tính từ ngày nộp đơn. Nếu đơn kháng cáo được gửi qua đường bưu điện thì ngày kháng cáo được tính từ ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu trên phong bì.

Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ (thứ bảy, chủ nhật) hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào đúng mười hai giờ đêm của ngày hôm đó (khoản 5, 6 Điều 162 Bộ Luật Dân sự).

Về nguyên tắc, các chủ thể kháng cáo được thực hiện quyền kháng cáo trong thời hạn luật định. Nếu kháng cáo ngoài thời hạn quy định của pháp luật là kháng cáo quá hạn. Theo Điều 247 Bộ Luật Tố tụng Dân sự thì sau khi

nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình lý do kháng cáo quá hạn của người kháng cáo và tài liệu, chứng cứ nếu có cho Toà án cấp phúc thẩm. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo Toà án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng gồm ba thẩm phán để xem xét việc kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm. Nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.

Theo quy định tại Điều 252 Bộ Luật Tố tụng Dân sự, thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án. Thời hạn kháng nghị quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là 7 ngày, của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.

Một phần của tài liệu Xây dựng qui trình tham gia tố tụng và chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)