5 Bản dịch của tác giả HàNg ọc Quế (Tài liệu nội bộc ủa Bảo hiểm xã hội Việt Nam)
1.6.3. Đối với Thái Lan
Là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, có đường biên giới phía bắc và đông bắc giáp Lào, phía đông nam giáp Campuchia... Cơ quan BHXH cho các doanh nghiệp của Thái Lan (SSO) được thành lập năm 1990 theo điều luật về BHXH. Luật BHXH lúc đầu áp dụng cho các doanh nghiệp có từ 20 công nhân trở lên, đến tháng 4/2002 thì mở rộng đến các doanh nghiệp có từ 1 lao động trở lên. Hiện nay, người lao động tham gia BHXH được hưởng 7 quyền lợi: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất, tiền trợ cấp con và BHTN (BHTN được thực hiện từ 01/01/2004). Có thể thấy trong chế định bảo hiểm về tai nạn lao động, đạo luật bảo hiểm về tai nạn cho người lao động có quy định điều khoản về xử phạt đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Hệ thống biện pháp xử phạt theo Đạo luật này áp dụng đối với các loại vi phạm:
(a) Bất kỳ người sử dụng lao động nào làm trái quy định về chăm sóc y tế cho người lao động bị tai nạn hoặc ốm đau hoặc không tuân thủ Điều 17, 44 hoặc 48 theo Đạo luật về bồi thường cho người lao động - phải chịu hình phạt tù trong thời gian không quá 6 tháng ...
(b) Bất kỳ người lao động nào không tuân thủ theo quy định của Hội đồng quản lý quỹ bồi thường tai nạn cho người lao động của Uỷ ban chăm sóc y tế hoặc các tiểu ban hoặc của người có thẩm quyền hoặc không cung cấp các hỗ trợ thích hợp cho người có thẩm quyền đang thực thi công việc - sẽ chịu hình phạt tù trong thời hạn không quá một tháng hoặc bị phạt tiền không quá 2000 bạt hoặc cả hai.
(c) Bất kỳ người sử dụng lao động nào không trả khoản tiền theo lệnh của người có thẩm quyền phải chịu hình phạt tù có thời hạn không quá một năm hoặc bị phạt tiền nhưng tối đa không quá 20.000 bạt hoặc cả hai.
Như vậy, có thể thấy, ở một số quốc gia gần Việt Nam, những quốc gia đang phát triển tuy có những đặc điểm về kinh tế xã hội cũng như chính trị, tôn giáo khác nhau nhưng pháp luật về BHXH, đều có những quy định cụ thể về xử phạt hành chính và hình sự đối với những vi phạm xâm phạm đến những quy định của pháp luật về BHXH và đều được ghi nhận ở pháp luật chuyên ngành.
Chương 2
THỰC TRẠNG HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP
LUẬT TRONG LĨNH VỰC BHXH, BHYT, BHTN Ở VIỆT NAM