Trung Quốc

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 30)

Việc thúc đẩy các SME ở Trung Quốc tiến hành hoạt động KH&CN nói chung, hoạt động NC&TK nói riêng là một trong những ưu tiên của Chính phủ Trung Quốc. Năm 1998 Chính phủ đã thành lập Quỹ đổi mới công nghệ SME. Hàng năm Quỹ này hỗ trợ cho các dự án KH&CN của các SME.

Hoạt động NC&TK trong các doanh nghiệp ở Trung Quốc được thực

hiện chủ yếu thông qua tổ chức phát triển kỹ thuật của doanh nghiệp. Hoạt động NC&TK trong khu vực doanh nghiệp không nhiều, vì thế đã tạo nên sự khác biệt lớn với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực CNTT, mối quan hệ của các SME với nước ngoài chưa phát triển, các SME hầu như không tham gia được vào mạng lưới sản xuất toàn cầu mà chủ yếu sản phẩm để phục vụ cho thị trường nội địa. Về phía Chính phủ, những chính sách hỗ trợ cho các SME không được như một số nước trong khu vực. Tuy nhiên theo xu thế phát triển chung, kinh phí dành cho hoạt động NC&TK cũng như những đóng góp về NC&TK trong các doanh nghiệp đã tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Nguồn kinh phí của Chính phủ đầu tư cho NC&TK ngày càng giảm, thay vào đó nguồn từ khu vực doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Năm 2006 tổng kinh phí dành cho NC&TK ở Trung Quốc đạt 1,42% GDP4, trong đó đóng góp của khu vực doanh nghiệp là 69%, ngang với các nước Đức, Phần Lan, Thuỵ Điển về tỉ lệ % kinh phí doanh nghiệp dành cho hoạt động NC&TK. Trung Quốc phấn đấu tổng chi cho NC&TK sẽ đạt 2% GDP vào năm 2010.

4 OECD STI outlook 2008, tr.168.

31

Năm 2000, Trung Quốc quy định rằng những doanh nghiệp nào có chi phí cho NC&TK đạt 5% doanh thu5 thì được cấp chứng nhận là doanh nghiệp công nghệ cao. Khi đã trở thành doanh nghiệp công nghệ cao sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi như về thuế, đầu tư vốn…. Vì vậy, chính sách này đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hoạt động NC&TK.

Chính phủ đã xây dựng nhiều khu công nghệ cao quốc gia, với mục đích thúc đẩy phát triển các ngành công nghệ cao. Các doanh nghiệp trong các khu công nghệ cao này chủ yếu là doanh nghiệp khoa học và kỹ thuật vừa và nhỏ có đầu tư lớn cho hoạt động NC&TK.

Tuy nhiên, nhìn chung đầu tư cho NC&TK của SME còn ở mức thấp và năng lực NC&TK của nhiều doanh nghiệp còn yếu nên họ phải nhập khẩu hầu hết các công nghệ cốt lõi và các thiết bị thiết yếu. Các SME của Trung Quốc kém trong định hướng đổi mới. Một số doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NC&TK cho đổi mới đang hợp tác với các viện nghiên cứu công hoặc trường đại học. Mặt khác, cũng chính vì các doanh nghiệp có thể tiếp cận được công nghệ và thiết bị tiên tiến từ các nước phát triển, rất nhiều doanh nghiệp đã không tập trung vào việc nghiên cứu. Vì vậy, các SME này quan tâm đến nhập khẩu công nghệ hơn là phát triển năng lực NC&TK của mình, chủ yếu là do thiếu sự đầu tư hiệu quả đối với NC&TK. Đây là tình trạng phổ biến chung của nhiều SME tại Trung Quốc (Han Jinglun, Yang Ruikai, 2004). Trong ngành dược, ngành sản xuất điện thoại di động, hiện tượng này thể hiện rất rõ.

Hiệp hội các SME Trung Quốc (CASME) đã đề xướng thành lập quỹ đầu tư kinh doanh mạo hiểm với số vốn 3 tỷ nhân dân tệ (439,2 triệu USD) vào cuối năm 2008 như một biện pháp nhằm hỗ trợ vốn cho các SME. Ngoài

32

ra, những nỗ lực khác cũng được triển khai như thành lập một ngân hàng với số vốn đăng ký dự kiến 10 tỷ nhân dân tệ để phục vụ các SME. Chủ tịch Hiệp hội SME Trung Quốc cho biết, mỗi công ty có thể được vay 5 triệu nhân dân tệ để đầu tư và phát triển.

Ngoài ra, một số nước khác như Anh, Pháp, Hungari, Bỉ, Hàn Quốc, Singapo đều có các chính sách hỗ trợ về thuế và tín dụng cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động NC&TK. Hàn Quốc khấu trừ thuế cho chi phí nghiên cứu và triển khai thực nghiệm là 5% (đặc biệt giảm 50% cho chi phí mua sắm trang thiết bị nghiên cứu). Singapo giảm 50% thuế cho chi phí NC&TK ở những lĩnh vực nhất định và cấp 20-30% kinh phí cho những hoạt động NC&TK của doanh nghiệp mang lại lợi ích công nghệ tiềm năng cho đất nước. Nhiều nước có các quỹ dành cho hoạt động đổi mới của doanh nghiệp như: Quỹ nghiên cứu và đổi mới công nghệ (Hungari), Quỹ đầu tư đổi mới (Pháp)6

.

Ở Ấn Độ, việc có định hướng chiến lược phát triển CNTT đúng đắn là rất quan trọng. Ấn Độ tập trung ưu tiên phát triển vào lĩnh vực xuất khẩu phần mềm mà không quan tâm tới xuất khẩu phần cứng, bởi vì trong lĩnh vực sản xuất phần cứng Ấn Độ không thể cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Còn đối với lĩnh vực phần mềm, yếu tố quan trọng nhất đó là chất xám con người thì Ấn Độ có một nền tảng thuận lợi, có truyền thống toán học khá mạnh. Vì vậy Ấn Độ đặc biệt quan tâm đến đào tạo và thu hút nhân lực làm phần mềm bằng nhiều hình thức khác nhau như: hỗ trợ kinh phí từ ngân sách cho việc đào tạo, thuê người nước ngoài có trình độ cao tham gia giảng dạy… Ngoài ra, một nhân tố quan trọng khác trong chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT là thu hút các chuyên gia phần mềm gốc Ấn có

6 Đặng Duy Thịnh: Luận cứ cho việc trích lập một phần lợi nhuận trước thuế hằng năm để lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp. Đề tài cấp bộ 2007.

33

tay nghề cao về nước làm việc. Chính phủ Ấn Độ đã dành những ưu đãi đặc biệt cho họ như cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân… Chính nhờ chính sách lôi kéo, tận dụng nhân lực của Ấn kiều và liên kết nghiên cứu với nước ngoài mà các công ty của Ấn Độ đã nhanh chóng thu hẹp được khoảng cách về trình độ công nghệ với các công ty lớn trên thế giới và đã nhận được các hợp đồng gia công phần mềm phức tạp với nước ngoài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ đã áp dụng rộng rãi chuẩn quản lý chất lượng phần mềm quốc tế CMM. Đây là một điều kiện cần thiết để có thể tham gia thị trường phần mềm quốc tế. Ngoài ra Chính phủ còn hỗ trợ cho các hiệp hội phát triển với mục đích hợp tác các doanh nghiệp CNTT. Cuối cùng, với sự nỗ lực của cả hai phía, Nhà nước và doanh nghiệp, Ấn Độ đã biến tiềm năng thành hiện thực và đã trở thành một trong những cường quốc mạnh nhất thế giới về sản xuất và cung cấp dịch vụ phần mềm.

1.2.4. Nhận xét từ kinh nghiệm nƣớc ngoài mà Việt Nam có thể tham khảo

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong việc phát triển hoạt động NC&TK của doanh nghiệp, có thể thấy thành công của họ phụ thuộc vào cả hai nhân tố: doanh nghiệp và Chính phủ, trong đó Chính phủ cần có chính sách phù hợp với xu thế của thị trường.

Mỗi nước có những chính sách hỗ trợ khác nhau, tuỳ vào đặc điểm của nước mình. Hầu hết các nước đều có những chiến lược phát triển riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của quốc gia. Trên thực tế, với chiến lược phát triển phù hợp, các nước đã có những thành công nổi bật trong lĩnh vực CNTT.

Hiện nay có 2 xu hướng chính mà Chính phủ các nước đang áp dụng, đó là:

34

 Tập trung phát triển các SME như trường hợp của Đài Loan;

 Tập trung phát triển các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn như trường hợp của Hàn Quốc.

Ở Việt Nam trong những năm gần đây đi theo mô hình nào cũng chưa thực sự rõ ràng. Hiện nay có khá nhiều tập đoàn được hình thành như: tập đoàn dầu khí, dệt may, than khoáng sản, điện lực…. Trên thực tế, hiệu quả và xu thế phát triển của các tập đoàn này như thế nào chắc còn phải chờ thời gian mới có thể được ghi nhận. Bên cạnh đó có số lượng lớn các SME đang gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, Việt Nam không thể áp dụng một cách máy móc theo bất cứ một quốc gia nào mà chiến lược phát triển cần phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cách tiếp cận theo mô hình hỗn hợp, phát triển song song cả 2 khu vực (doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn và các SME) rất có thể sẽ mang lại những kết quả khả quan.

Nhìn chung các nước đã và đang chú trọng vào chính sách đổi mới của quốc gia. Chính sách đó tập trung vào việc tạo lập và duy trì một môi trường thuận lợi để khu vực doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào hoạt động NC&TK bằng nhiều cách khác nhau như: ưu đãi về tài chính, miễn giảm thuế, các khoản trợ cấp thích hợp và xúc tiến các doanh nghiệp thực hiện các dự án NC&TK quốc gia.

Một điểm thành công quan trọng của các quốc gia châu Á là chiến lược con người. Đa phần các nước trong khu vực này đều nhận thức được rằng, trở ngại lớn nhất trong ngành CNTT nói chung, công nghiệp phần mềm nói riêng là thiếu nhân lực có chuyên môn cao và rào cản ngôn ngữ. Kinh nghiệm của Ấn Độ cho thấy những trở ngại này không thể vượt qua được nếu Chính phủ không có chính sách hỗ trợ cụ thể.

35

Nhiều quốc gia cho rằng, để xây dựng các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn cao, không chỉ trông chờ vào các kỹ sư được đào tạo ở các trường đại học, mà còn phải nhờ vào hoạt động nghiên cứu ngay trong các doanh nghiệp.

Phần lớn các nước sử dụng công cụ khuyến khích trực tiếp về tài chính, thể hiện dưới hình thức:

- Miễn thuế, giảm thuế đối với kinh phí dành cho hoạt động NC&TK. Rất nhiều quốc gia đã sử dụng công cụ khuyến khích bằng thuế để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều nguồn lực hơn nữa cho hoạt động NC&TK;

- Cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp đối với dự án nghiên cứu của doanh nghiệp trong những trường hợp cụ thể;

- Hỗ trợ một phần cho các dự án nghiên cứu của doanh nghiệp. Ngoài ra một số các chính sách, biện pháp gián tiếp sau đây cũng thường được các nước áp dụng:

- Đầu tư cho giáo dục, đào tạo để phát triển nguồn nhân lực KH&CN của doanh nghiệp; khuyến khích trí thức ở nước ngoài về nước làm việc;

- Liên kết doanh nghiệp với các tổ chức NC&TK, liên kết các doanh nghiệp với nhau một cách hợp lý để phát triển;

- Thành lập các tổ chức trung gian làm cầu nối thúc đẩy hoạt động NC&TK của doanh nghiệp.

36

CHƢƠNG II

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ TRIỂN KHAI TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Ở VIỆT NAM

2.1. Hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

Theo số liệu thống kê về thực trạng doanh nghiệp Việt Nam của Tổng cục thống kê năm 2007 thì hầu hết các doanh nghiệp nước ta ở quy mô nhỏ và vừa. Tính đến 31/12/2006 cả nước có 131.318 doanh nghiệp. Với tiêu chí SME là doanh nghiệp có số lao động dưới 300 người và/ hoặc số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng thì số doanh nghiệp năm 2006 có tới 127.593 doanh nghiệp, chiếm 97,1% thuộc nhóm nhỏ và vừa (tính theo quy mô về lao động), và 114.341 doanh nghiệp, chiếm 86,55% (tính theo quy mô về vốn).

Cụ thể là, cơ cấu SME theo quy mô về lao động7

(Hình 2):

- Số doanh nghiệp dưới 10 lao động chiếm 58,63%;

- Số doanh nghiệp từ 10 đến dưới 200 lao động chiếm 40%;

- Số doanh nghiệp từ 200 đến dưới 300 lao động chiếm 1,37%.

37

58.63, 59% 40, 40%

1.37, 1%

Doanh nghiệp dưới 10 lao động Doanh nghiệp từ 10 đến dưới 200 lao động Doanh nghiệp từ 200 đến dưới 300 lao động

Hình 2: Cơ cấu SME theo quy mô về lao động

Theo quy mô về vốn8

(Hình 3):

- Số doanh nghiệp có vốn dưới 1tỷ đồng chiếm 32,98%;

- Số doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng chiếm 56,1%;

- Số doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng chiếm 10,92%

32.98, 33%

56.1, 56% 10.92, 11%

Doanh nghiệp có vốn dưới 1tỷ đồng Doanh nghiệp có vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng Doanh nghiệp có vốn từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ đồng

Hình 3: Cơ cấu SME theo quy mô về vốn

38

Nhìn chung, số lượng các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ với nguồn vốn hạn chế (dưới 5 tỷ đồng) là khá nhiều (chiếm 89%). Từ đây, khả năng trang bị máy móc, thiết bị, kỹ thuật công nghệ tiên tiến ở các SME của nước ta là rất khó khăn.

2.1.2. Khái quát hoạt động NC&TK trong các SME

Trong khu vực doanh nghiệp, công nghệ giữ một vai trò quan trọng, là trung tâm của nhiều thay đổi trong doanh nghiệp. Theo Luật KH&CN (2000) thì công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ là sản phẩm do con người tạo ra và có chu trình sống của nó, tức là công nghệ được sinh ra, phát triển và cuối cùng là suy vong. Chính vì vậy, đổi mới công nghệ là một hoạt động tất yếu của doanh nghiệp. Về lợi ích, thông qua đổi mới công nghệ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm cũng như việc tạo ra được những sản phẩm và việc làm mới. Như vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào mà không có những hoạt động đổi mới thì chắc chắn công nghệ của họ sẽ đến lúc bị lạc hậu và bị đào thải, doanh nghiệp sẽ không thể phát triển được. Đổi mới nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng trong doanh nghiệp là một quy trình tất yếu và phù hợp với quy luật phát triển.

Hoạt động KH&CN nói chung, NC&TK nói riêng trong các doanh nghiệp không chỉ phục vụ cho công tác đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp mà còn nâng cao năng lực tiếp thu tri thức, nâng cao năng lực tiếp thu, thích nghi, làm chủ công nghệ nhập và tiến tới phát triển công nghệ. Trong nhiều trường hợp, việc bán kết quả NC&TK do doanh nghiệp tạo ra cũng là một trong những hình thức tăng thu nhập cho doanh nghiệp. Ở nước ta, trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hoạt động

39

NC&TK chưa được coi trọng đúng mức. Điều này được thể hiện ở một số khía cạnh sau đây:

- Các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay sẵn sàng bỏ tiền để mua công nghệ khi cần, hoặc đơn thuần chỉ là việc mua các thiết bị, máy móc mới và học cách vận hành máy móc thiết bị đó, mà không chú trọng vào nghiên cứu để tạo ra công nghệ hoặc chí ít cũng là để làm chủ, vận hành công nghệ nhập. Điều đó dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu chủ động trong việc có được các công nghệ cần thiết mà rất bị động trong việc nhập công nghệ, thường là theo sức ép cạnh tranh của thị trường. Hơn nữa, khi tham gia vào tiến trình hội nhập thì vấn đề làm thế nào để có những bí quyết về công nghệ thì việc đi mua công nghệ đã không thực sự phù hợp. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp cần phải tiến hành ngay từ giai đoạn NC&TK để có thể tạo ra những công nghệ mới, để từ đó có thể hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp. Việc tiến hành NC&TK cũng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực trong việc tiếp thu,

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)