Cho tới thời điểm này, dù được đánh giá cao về tiềm năng song Việt Nam vẫn là một quốc gia chưa để lại dấu ấn rõ nét trên bản đồ gia công phần mềm thế giới. Theo các chuyên gia CNTT, thách thức lớn nhất của các doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khi tham gia thị trường gia công phần mềm đó là độ chuyên nghiệp. Nhân công Việt Nam tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng chuyên nghiệp, bài bản thì lại không bằng các quốc gia khác như Ấn Độ, Trung Quốc....
Thị trường chính của các SME phần mềm hiện nay là thị trường nội địa, đối với thị trường nước ngoài chủ yếu thực hiện công đoạn gia công phần mềm, tuy nhiên hoạt động trên thị trường nội địa cũng chưa phải là thành công đối với các SME phần mềm Việt Nam. Trên thực tế, sản phẩm của các SME phần mềm chưa được các doanh nghiệp trong nước tin tưởng. Các doanh nghiệp ít mua các sản phẩm phần mềm trong nước mà chủ yếu mua của nước ngoài. Chính vì vậy, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay,
68
để các sản phẩm phần mềm trong nước có thể tham gia thị trường quốc tế và có thể cạnh tranh ngay trong thị trường nội địa thì không có cách gì khác là xây dựng quy trình chất lượng quốc tế như CMMI (tiêu chuẩn quốc tế xác nhận độ trưởng thành về quy trình sản xuất phần mềm), hay ISO (tiêu chuẩn chất lượng quốc tế).
Hiện tại Bộ Thông tin và Truyền thông đang xúc tiến các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp làm CMMI để có thể gia công phần mềm một cách bài bản, từ đó có thể phát triển và đứng vững ở thị trường nước ngoài.
Theo khảo sát của Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, có khoảng 19% doanh nghiệp có chứng chỉ chất lượng quốc tế và 12% doanh nghiệp đang xúc tiến chương trình này. Tuy nhiên vẫn còn tới 69% doanh nghiệp chưa quan tâm hoặc chưa có điều kiện cho việc nâng cao trình độ quản lý bằng con đường này. Những lý do khiến các doanh nghiệp không đăng ký chứng nhận chất lượng theo chuẩn quốc tế được nêu ra như: chưa có nhu cầu, hoặc có nhu cầu nhưng chưa có khả năng kinh phí, hoặc muốn tự xây dựng quy trình chất lượng mà không theo chuẩn quốc tế (Bảng 10, 11).
Bảng 10. Tình hình tiếp cận chứng chỉ quản lý chất lượng quốc tế của các doanh nghiệp phần mềm tại TP. Hồ Chí Minh
Chứng chỉ quản lý chất luợng Số lượng Tỉ lệ Đã có 17 19% ISO 8 CMM, CMMI 9 Đang xúc tiến 11 12% Chưa có 61 69%
69
Bảng 11. Lý do chưa triển khai quản lý chất lượng theo chứng chỉ quốc tế tại các doanh nghiệp phần mềm TP. Hồ Chí Minh
Lý do Số lượng Tỉ lệ
Chưa có nhu cầu 14 23%
Có nhu cầu nhưng
chưa có khả năng 23 37%
Muốn tự xây dựng quy trình quản lý chất
lượng 22 35%
Không ghi lí do 3 5%
Nguồn: Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 2005.
2.4. Kết luận chƣơng II
Qua nghiên cứu về hoạt động NC&TK trong các SME, trường hợp SME phần mềm ngành CNTT, có thể rút ra một số nhận xét sau:
2.4.1. Về tỷ trọng SME
Trong tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng rất lớn, hơn 90%. Chính vì vậy, mặc dù là “nhỏ và vừa” nhưng khu vực doanh nghiệp này có những đóng góp lớn trong nền kinh tế - xã hội.
Đối với doanh nghiệp phần mềm cũng vậy, số lượng doanh nghiệp thuộc loại nhỏ và vừa cũng chiếm tới 90%, chủ yếu đóng tại địa bàn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
2.4.2. Về kinh phí đầu tư cho hoạt động NC&TK
Kinh phí đầu tư cho hoạt động NC&TK của doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động KH&CN. Phần lớn kinh phí đầu tư cho KH&CN được dùng để đầu tư cho hoạt động đổi mới trang thiết bị, máy móc. Tuy nhiên, sẽ không có gì đáng nói nếu hoạt động đổi mới công nghệ ở đây có bao hàm cả những hoạt động nghiên cứu, sáng
70
tạo, song trên thực tế hầu hết đổi mới công nghệ ở các SME thường là việc mua bán trang thiết bị, máy móc.
2.4.3. Về các chính sách khuyến khích
Chính sách khuyến khích phát triển SME CNTT, SME phần mềm đã được ban hành, nhưng chủ yếu mới ở tầm vĩ mô mà chưa được cụ thể hoá. Vẫn còn sự chưa ăn khớp giữa các chính sách khuyến khích của Nhà nước với nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp.
2.4.4. Về hoạt độngNC&TK của các SME phần mềm
Các SME phần mềm là những doanh nghiệp còn rất non trẻ. Hầu hết trong các doanh nghiệp này đều không có bộ phận NC&TK. Tiềm năng lớn nhất của các SME phần mềm Việt Nam là gia công phần mềm. Việc sản xuất các phần mềm đóng gói gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, hoạt động NC&TK ở đây diễn ra rất nhỏ lẻ. Đầu tư kinh phí cho NC&TK vì thế rất hạn chế.
2.4.5. Những thuận lợi và khó khăn của các SME phần mềm
- Thuận lợi
Ngành công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế mũi nhọn, trong những năm gần đây Nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực này. Nhiều giải pháp, chính sách khuyến khích đã được ban hành để thực thi chiến lược phát triển công nghiệp phần mềm. Luật CNTT và Nghị định 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật CNTT về công nghiệp CNTT đã được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp CNTT nói chung, SME phần mềm nói riêng hoạt động. Ngoài ra còn có các chính sách phát triển doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Đó là những điều kiện nền để các SME phần mềm có cơ sở phát triển.
71
- Khó khăn
+ Nhận thức về vai trò hoạt động NC&TK trong doanh nghiệp: Trong xu thế hội nhập và trước sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp ngay tại thị trường trong nước, các doanh nghiệp ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động NC&TK, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, vì đây là một lĩnh vực mà sản phẩm của nó chứa đựng hàm lượng chất xám cao. Tuy nhiên trên thực tế các SME phần mềm ”lực bất tòng tâm”, không có đủ các điều kiện cần thiết để tiến hành NC&TK.
+ Khó khăn về nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất và phát triển phần mềm, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế cả về trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năng sáng tạo, về tiếng Anh. Sản xuất và phát triển phần mềm đòi hỏi tính sáng tạo rất lớn, hơn nữa việc hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên nhân lực phần mềm trong các SME phần mềm ở nước ta lại đang còn yếu về cả 2 yêu cầu này.
+ Thông tin thị trường không kịp thời và đầy đủ.
+ Kỹ năng quản lý doanh nghiệp phần mềm chưa đáp ứng tốt trong điều kiện hội nhập.
Tóm lại, với những đặc thù của SME phần mềm cũng như những thuận lợi và khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp phần mềm muốn phát triển được cần hội tụ đủ 4 yếu tố:
- Thị trường: Đây vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm phần mềm, vừa là nơi tạo ý tưởng cho các sản phẩm phần mềm mới ra đời;
- Nhân lực: vì sản phẩm phần mềm có hàm lượng chất xám cao nên nguồn nhân lực ở đây không những chỉ cần đủ lớn về số lượng mà rất cần phải có chất lượng cao;
72
- Tài chính: là yếu tố không thể thiếu để doanh nghiệp vận hành;
- Công nghệ: bao hàm công nghệ về kỹ thuật và công nghệ về quản lý. Vai trò của công nghệ ở đây một mặt cho ra đời các sản phẩm mới, dịch vụ mới, một mặt để tăng năng suất lao động, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Để có thể đạt được điều đó, các doanh nghiệp chủ yếu phải thông qua hoạt động NC&TK và chuyển giao công nghệ.
73
CHƢƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG NC&TK TRONG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
3.1. Định hƣớng phát triển hoạt động NC&TK trong SME CNTT ở Việt Nam
3.1.1. Duy trì và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia và xây dựng, thực thi chính sách đổi mới ở Việt Nam thực thi chính sách đổi mới ở Việt Nam
a) Về hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam
Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng trong doanh nghiệp, cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia đã được nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách KH&CN quan tâm áp dụng, đặc biệt là ở các quốc gia có trình độ phát triển cao như các nước châu Âu, Mỹ… Đối với các nước đang phát triển, các nước đang công nghiệp hoá cũng đã và đang áp dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia để tăng cường đổi mới. Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu để áp dụng cách tiếp cận này cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Về hệ thống đổi mới quốc gia của Việt Nam, theo đánh giá của Đoàn chuyên gia quốc tế thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (IDRC) cho rằng: Mặc dù có nhiều yếu tố của hệ thống đổi mới của Việt Nam đang tồn tại nhưng các bộ phận này hoạt động chưa như một hệ thống19. Đó là các cơ quan hoạch định chính sách KH&CN, các viện nghiên cứu, trường đại học. Các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của hệ thống (giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp) còn yếu. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh,
19Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC: Báo cáo đánh giá về chính sách khoa học, công nghệ và đổi
74
doanh nghiệp là một yếu tố cấu thành của hệ thống đổi mới quốc gia và giữ vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia.
Cho đến nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì việc xây dựng một hệ thống đổi mới quốc gia là tất yếu. Các thành phần chính tạo nên hệ thống này bao gồm: Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp. Vì mục đích của cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia là thúc đẩy các hoạt động đổi mới nên doanh nghiệp sẽ giữ vai trò trung tâm của hệ thống. Hệ thống này chỉ có thể mạnh khi các thành phần tạo nên hệ thống mạnh và các mối liên hệ tương tác lẫn nhau giữa các thành phần phải bền vững.
Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, Việt Nam muốn thiết lập được một hệ thống đổi mới quốc gia thành công, cần có những hoạt động tích cực sau:
- Về phía Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò là người chỉ dẫn và định hướng quá trình phát triển các lĩnh vực, ngành nghề nói chung, phát triển ngành CNTT nói riêng bằng việc ban hành chính sách. Nếu không làm như vậy, sự tăng trưởng sẽ chậm chạp. Khi khu vực SME không sẵn sàng đầu tư cho NC-TK để thúc đẩy hình thành công nghệ nội sinh thì Nhà nước cần phải đầu tư hoặc có định hướng cụ thể.
- Về phía doanh nghiệp, các SME có vai trò dẫn dắt vì nguồn lực chính của tăng trưởng CNTT chính là khu vực SME. Có tới hơn 90% doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp phần mềm thuộc loại này, đang cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm cho thị trường. Doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới, trong quá trình tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển, muốn tăng cường năng lực cạnh tranh phải thường xuyên tiến hành các hoạt động đổi mới: đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp.... Muốn vậy doanh nghiệp phải đầu tư
75
nhiều vào hoạt động NC&TK, đào tạo nhân lực, coi đó là yếu tố quyết định đối với sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế;
- Về phía các tổ chức NC-TK, đẩy nhanh việc đổi mới các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành trên cơ sở có các tổng kết, đánh giá kịp thời, như việc: thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, chuyển các viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, khuyến khích thành lập doanh nghiệp KH&CN...;
- Tăng cường liên kết giữa khu vực nghiên cứu và khu vực sản xuất; - Thiết lập mạng lưới/chùm SME phần mềm để liên kết hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
b) Về chính sách đổi mới
Chính sách đổi mới, mặc dù được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, song xét cho cùng đó là những biện pháp của Chính phủ có tác dụng khuyến khích các hoạt động đổi mới nhằm tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới, dịch vụ mới. Mỗi một doanh nghiệp để có thể đứng vững và phát triển được thì đổi mới nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng là một hoạt động tất yếu. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới đã đạt được thành công đều có đề ra chính sách đổi mới phục vụ cho công cuộc phát triển công nghệ.
Ở Việt Nam, để xây dựng và phát triển chính sách đổi mới, cần thiết: - Tạo lập và duy trì môi trường pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động và tích cực đầu tư vào các hoạt động NC&TK.
- Hoàn thiện chính sách tiền tệ như: chính sách về thuế, tín dụng, các loại hình quỹ, các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho NC&TK…
76
- Hoàn thiện chính sách phi tiền tệ: chính sách về sở hữu trí tuệ, giáo dục, đào tạo… để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới.
3.1.2. Nhà nước giữ vai trò “bà đỡ” cho các SME phần mềm
Trên thế giới, ngành công nghiệp phần mềm đã được phát triển từ những năm 70, 80 thì ở Việt Nam ngành công nghiệp phần mềm là một ngành công nghệ cao còn khá mới mẻ, song được đánh giá là một ngành công nghiệp nhiều tiềm năng và là ngành mũi nhọn trong chiến lược phát triển nền kinh tế của đất nước. Phát triển công nghiệp phần mềm là chủ trương được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia.
Các chủ trương, chính sách tập trung vào xây dựng và phát triển ngành công nghiệp mới này của Đảng và Nhà nước mới chỉ bắt đầu từ năm 2000 trở lại đây. Cũng như sự trưởng thành của bất cứ ngành công nghiệp nào, yếu tố quyết định thành công của công nghiệp phần mềm liên quan đến khả năng huy động, tập hợp các nguồn vốn đầu tư, năng lực tổ chức sản xuất kinh doanh, mức độ chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm và dịch vụ... Ngoài ra việc đầu tư để tạo ra và ứng dụng tri thức KH&CN chính là đòn bẩy chiến lược để các doanh nghiệp đổi mới và phát triển.
Ở Việt Nam hiện nay các doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhỏ và vừa chiếm tới 93% tổng số doanh nghiệp phần mềm. Theo đánh giá của Hội Tin học TP. Hồ Chí Minh20, thì có tới 40% doanh nghiệp phần mềm ngưng hoạt động sau một thời gian và số doanh nghiệp phần mềm tồn tại được chiếm 60% tổng số doanh nghiệp phần mềm. Con số này không phải là khả quan đối với một ngành có triển vọng như công nghiệp phần mềm. Lý do