Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 56)

Ở Việt Nam, công nghiệp phần mềm là một ngành công nghiệp mới và khá trẻ. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong vòng 20 năm trở lại đây. Đây là ngành công nghiệp đem lại lợi nhuận cao và có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và là một trong những ngành kinh tế tri thức sản xuất những sản phẩm trí tuệ. Đó cũng là điểm khác biệt với các ngành công nghiệp truyền thống khác, nơi sản xuất ra những sản phẩm vật chất thông thường, hoặc các dịch vụ được tiêu thụ ngay.

Ở Việt Nam, thị trường phần mềm trong những năm qua có sự tăng trưởng nhanh và chủ yếu là thị trường nội địa. Tuy nhiên phần lớn thị trường nội địa hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào sức mua của các tổ chức và doanh nghiệp nhà nước, bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn, các cơ quan Chính phủ. Điều này xuất phát từ chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT của Đảng và Nhà nước. Từ năm 2000 đến năm 2005, tốc độ tăng trưởng trung

57

bình của thị trường phần mềm nội địa khoảng 32%12, và tăng trưởng của tổng giá trị sản phẩm, dịch vụ phần mềm khoảng trên 35%13

. Bảng 3 dưới đây trình bày sự biến động về doanh số ngành công nghiệp phần mềm ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2006.

Bảng 3. Doanh số ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam 2002- 2006 (triệu USD)

Năm Phục vụ thị

trƣờng nội địa Gia công/ xuất khẩu Tổng

2002 65 20 85

2003 90 30 120

2004 125 45 170

2005 180 70 250

2006 255 105 360

Nguồn: Niên giám CNTT-TT Việt Nam 2008

Nhìn vào bảng trên, năm 2006, ngành công nghiệp phần mềm đạt doanh số 360 triệu USD, tăng 44% so với năm trước, trong đó 255 triệu USD từ thị trường nội địa (chiếm 72,8%) và 105 triệu USD từ gia công xuất khẩu (chiếm 29,2%). Gia công xuất khẩu phần mềm tăng 50%, thị trường phần mềm, dịch vụ trong nước tăng 41,6%. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là nước có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới. Năm 2007, tỉ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam đứng thứ 98 trên tổng số 102 nước được xếp hạng.

Tính đến năm 2007, cả nước ta có khoảng 4000 doanh nghiệp14

có đăng ký sản xuất kinh doanh về phần mềm nhưng trên thực tế chỉ có khoảng 750 doanh nghiệp đang thực sự sản xuất phần mềm, trong đó số doanh

12 Danh bạ sản phẩm, dịch vụ phần mềm ưu việt Việt Nam 2007, Nhà xuất bản bưu điện, 2008.

13 Danh bạ sản phẩm, dịch vụ phần mềm ưu việt Việt Nam 2007, Nhà xuất bản bưu điện, 2008, Sđd

58

nghiệp có trụ sở chính đóng tại Hà Nội chiếm khoảng 40% (khoảng 300 doanh nghiệp), ở TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng 52% (khoảng 390 doanh nghiệp), và ở các tỉnh, thành khác chiếm khoảng 8% (khoảng 60 doanh nghiệp). Cơ cấu doanh nghiệp phần mềm ở nước ta hiện nay xếp theo sở hữu có tỷ lệ như sau:

- Công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân: 86%

- Doanh nghiệp nhà nước: 6%

- Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 8%

Bảng 4. Số doanh nghiệp phần mềm hiện đang hoạt động trong cả nước (tính tới năm 2007).

Doanh nghiệp phần mềm Số lượng Tỉ lệ Hà Nội 300 40% TP. Hồ chí Minh 390 52% Các tỉnh khác 60 8% Cả nước 750 100%

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê trong niên giám CNTT-TT Việt Nam 2007

Trong số các doanh nghiệp phần mềm đó, phần lớn có quy mô nhỏ và vừa, tới 93%, tức là khoảng 697 doanh nghiệp và chỉ có khoảng 7% (53 doanh nghiệp) là doanh nghiệp lớn. Chỉ riêng doanh nghiệp phần mềm có số lao động dưới 50 người đã chiếm tới 70% tổng số doanh nghiệp phần mềm Việt Nam15

. Như vậy, bức tranh của doanh nghiệp phần mềm nhỏ và vừa có thể thấy qua bức tranh doanh nghiệp phần mềm cả nước. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương thu hút được nhiều nhất các doanh nghiệp phần mềm, vì ở đây có lợi thế về hạ tầng, nguồn nhân lực dồi dào và tập trung các khu công nghiệp phần mềm, các trung tâm phần mềm lớn. Các địa phương

59 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác đang nỗ lực phát triển hạ tầng và ban hành nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút hoạt động sản xuất, dịch vụ phần mềm16

.

Bảng 5. Quy mô doanh nghiệp phần mềm tính theo số lao động tại TP. Hồ Chí Minh (tính đến tháng 6/2005)

Số lao động trong doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ

Dưới 30 người 321 86% Từ 30 đến dưới 50 người 19 5,5% Từ 50 đến dưới 100 người 19 5,5% Từ 100 đến dưới 300 người 6 1,6% Từ 300 đến dưới 500 người 6 1,6% Trên 500 người 1 0,4% Tổng số 372 100%

Nguồn: Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 2005

Bảng 6. Doanh thu bình quân/năm của doanh nghiệp phần mềm TP. Hồ Chí Minh Doanh thu phần mềm bình quân/ năm Số lượng Tỷ lệ Dưới 500 triệu đồng 29 35% 500 - 750 triệu đồng 9 11% 750 - 1,5 tỷ đồng 16 19% 1,5 - 4,5 tỷ đồng 11 13% 4,5 - 7,5 tỷ đồng 7 8% 7,5 - 15 tỷ đồng 6 7% 15 - 30 tỷ đồng 2 2% Trên 30 tỷ đồng 4 5% Tổng cộng 83 100%

Nguồn: Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 2005.

16 Tỉnh Quảng Trị đã có Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông và CNTT giai đoạn 2008-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 398/QĐ-UB ngày 28/2/2008. Tỉnh Nghệ an cũng có Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 2192/QĐ-UBND ngày 26/6/2007. Tỉnh Ninh Thuận có Quy hoạch tổng thể phát triển bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và điện tử giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020…

60

Nhìn vào bảng trên, có tới 98% doanh nghiệp phần mềm tại TP. Hồ Chí Minh có quy mô nhỏ và vừa, trong đó chiếm đa số (tới 86%) là doanh nghiệp dưới 30 lao động, còn doanh nghiệp có trên 100 lao động chỉ là 1,6%.

Như vậy qua các số liệu trình bày trên đây có thể thấy doanh nghiệp phần mềm ở nước ta chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, chiếm tới 93%. Trong số đó doanh nghiệp có trên 100 lao động là rất ít, mà chiếm đa số là doanh nghiệp có dưới 30 lao động.

Lĩnh vực hoạt động: Các hoạt động phần mềm của doanh nghiệp

phần mềm chủ yếu theo 2 hướng chính, đó là:

 Sản xuất phần mềm (tạo ra phần mềm đóng gói hoặc phần mềm theo đơn đặt hàng);

 Gia công phần mềm, thực hiện các dịch vụ phần mềm (cài đặt và hướng dẫn sử dụng, chuyển giao/ cung cấp các giải pháp phần mềm, tư vấn...).

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp còn thực hiện các hoạt động khác không thuộc lĩnh vực phần mềm, như sản xuất, kinh doanh thiết bị phần cứng..., tuy nhiên chỉ được coi là doanh nghiệp phần mềm khi doanh số thu được từ hoạt động phần mềm chiếm ít nhất 50%17

tổng doanh số về CNTT của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 56)