Một số chính sách liên quan đến phát triển phần mềm và SME

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 51)

SME phần mềm

Công nghiệp thông tin nói chung, công nghệ phần mềm nói riêng là ngành công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, tạo ra giá trị xuất khẩu cao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm gần đây Nhà nước đặc biệt khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển ngành công nghiệp này trở thành một ngành kinh tế trọng điểm trong nền kinh tế quốc dân. Nhiều văn bản chính sách đã được ban hành, đặc biệt từ năm 2000 đến nay.

Trong các năm từ 2000 đến 2004, các chính sách liên quan đến ứng dụng và phát triển CNTT, phát triển công nghiệp phần mềm Việt nam đã bắt đầu được triển khai, điển hình là việc ban hành chiến lược, xây dựng kế hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT đến 2005 (Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP ngày 5/6/2000 của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000-2005; Quyết định 128/2000/QĐ-TTg ngày 20/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tư và phát triển công nghiệp phần mềm; Quyết định 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt Nam đến năm 2005).

Năm 2004 Chính phủ thể hiện việc đặc biệt khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phần mềm bằng chính sách thuế ưu đãi ở mức cao nhất. Ngày 22/12/2004, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 123/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm

52

và làm dịch vụ phần mềm. Những ưu đãi này tập trung vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu và thuế thu nhập cá nhân.

Năm 2005 là năm đầu tiên Bộ Bưu chính viễn thông xây dựng các kế hoạch phát triển công nghiệp phần mềm. Từ đó đến nay một số văn bản được ban hành, điển hình có thể kể đến:

- Luật CNTT được Quốc hội ban hành ngày 22/6/2006;

- Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật CNTT về công nghiệp CNTT;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010.

Theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật này, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp CNTT tiến hành NC&TK, cho phép và khuyến khích thành lập các cơ sở NC&TK về CNTT trong các doanh nghiệp CNTT thuộc mọi thành phần kinh tế. Theo đó, các doanh nghiệp có tiến hành hoạt động NC&TK sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế, tín dụng, ưu đãi trong việc sử dụng đất. Trong các ưu đãi đó, có thể thấy nổi bật nhất là chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp phần mềm.

Cụ thể về thuế, các ưu đãi đối với doanh nghiệp phần mềm được quy định tại Thông tư số 123/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp phần mềm như sau:

53

- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp phần mềm mới thành lập được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, kể từ khi doanh nghiệp phần mềm mới thành lập bắt đầu hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp phần mềm mới thành lập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Đối với doanh nghiệp phần mềm có sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ khác như: sản xuất lắp ráp máy vi tính, thiết bị điện tử, kinh doanh máy móc thiết bị..., doanh nghiệp phải tổ chức hạch toán riêng doanh thu, chi phí và thu nhập của hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm so với tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2008, có hiệu lực thi hành từ 1/1/2009 thì dịch vụ phần mềm trong hoạt động của doanh nghiệp phần mềm sẽ không được ưu đãi nữa và phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như các ngành khác là 25% và chỉ có hoạt động tạo ra “sản phẩm phần mềm” thì vẫn được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như cũ. Cho đến nay, các doanh nghiệp phần mềm chưa nhận được hướng dẫn về việc bóc tách đâu là phần sản xuất sản phẩm và đâu là phần dịch vụ. Trên thực tế đây là 2 hoạt động gắn bó với nhau, việc bóc tách là rất khó khăn bởi vì doanh nghiệp bán phần mềm thường phải thực hiện thêm

54

các dịch vụ đi kèm như: chỉnh sửa, đào tạo, bảo hành, bảo trì cho người ứng dụng.

- Ưu đãi thuế giá trị gia tăng: Sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm tiêu dùng tại Việt Nam thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng.

- Ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm mà trong nước chưa sản xuất được.

Sản phẩm phần mềm xuất khẩu được miễn thuế xuất khẩu.

- Ưu đãi về tín dụng: Doanh nghiệp Việt Nam có các hoạt động sản xuất và dịch vụ phần mềm được áp dụng các hình thức hỗ trợ đầu tư từ Quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước theo quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ- CP ngày 29 tháng 06 năm 1999 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

- Ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất: Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam được miễn, giảm tiền sử dụng đất; tiền thuê đất; thuế sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ.

- Ưu đãi về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao: Người Việt Nam trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm và dịch vụ phần mềm được nộp thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao theo Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam và công dân Việt Nam lao động, công tác ở nước ngoài.

Theo ý kiến từ phía doanh nghiệp về tác động của các chính sách nêu trên trong thời gian qua, quy định ưu đãi cho doanh nghiệp phần mềm trong việc thuê đất và sử dụng đất trên thực tế là không thiết thực. Điều này lý giải

55

bởi ngành CNTT không cần mặt bằng lớn, không cần nhà xưởng và máy móc cồng kềnh như các ngành sản xuất khác, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Thực tế, chỉ có những khu công nghiệp phần mềm tập trung mới thực sự quan tâm đến những quy định này.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 51)