Duy trì và phát triển hệ thống đổi mới quốc gia và xây dựng,

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 73)

thực thi chính sách đổi mới ở Việt Nam

a) Về hệ thống đổi mới quốc gia ở Việt Nam

Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng trong doanh nghiệp, cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia đã được nhiều chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách KH&CN quan tâm áp dụng, đặc biệt là ở các quốc gia có trình độ phát triển cao như các nước châu Âu, Mỹ… Đối với các nước đang phát triển, các nước đang công nghiệp hoá cũng đã và đang áp dụng cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia để tăng cường đổi mới. Ở Việt Nam, đã có những nghiên cứu để áp dụng cách tiếp cận này cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.

Về hệ thống đổi mới quốc gia của Việt Nam, theo đánh giá của Đoàn chuyên gia quốc tế thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (IDRC) cho rằng: Mặc dù có nhiều yếu tố của hệ thống đổi mới của Việt Nam đang tồn tại nhưng các bộ phận này hoạt động chưa như một hệ thống19. Đó là các cơ quan hoạch định chính sách KH&CN, các viện nghiên cứu, trường đại học. Các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của hệ thống (giữa viện nghiên cứu và doanh nghiệp) còn yếu. Nghiên cứu này cũng nhấn mạnh,

19Đoàn chuyên gia quốc tế IDRC: Báo cáo đánh giá về chính sách khoa học, công nghệ và đổi

74

doanh nghiệp là một yếu tố cấu thành của hệ thống đổi mới quốc gia và giữ vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia.

Cho đến nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều công nhận cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia trong việc thúc đẩy các hoạt động đổi mới. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế thì việc xây dựng một hệ thống đổi mới quốc gia là tất yếu. Các thành phần chính tạo nên hệ thống này bao gồm: Chính phủ, các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp. Vì mục đích của cách tiếp cận hệ thống đổi mới quốc gia là thúc đẩy các hoạt động đổi mới nên doanh nghiệp sẽ giữ vai trò trung tâm của hệ thống. Hệ thống này chỉ có thể mạnh khi các thành phần tạo nên hệ thống mạnh và các mối liên hệ tương tác lẫn nhau giữa các thành phần phải bền vững.

Vì vậy, trong giai đoạn trước mắt, Việt Nam muốn thiết lập được một hệ thống đổi mới quốc gia thành công, cần có những hoạt động tích cực sau:

- Về phía Nhà nước, Nhà nước đóng vai trò là người chỉ dẫn và định hướng quá trình phát triển các lĩnh vực, ngành nghề nói chung, phát triển ngành CNTT nói riêng bằng việc ban hành chính sách. Nếu không làm như vậy, sự tăng trưởng sẽ chậm chạp. Khi khu vực SME không sẵn sàng đầu tư cho NC-TK để thúc đẩy hình thành công nghệ nội sinh thì Nhà nước cần phải đầu tư hoặc có định hướng cụ thể.

- Về phía doanh nghiệp, các SME có vai trò dẫn dắt vì nguồn lực chính của tăng trưởng CNTT chính là khu vực SME. Có tới hơn 90% doanh nghiệp CNTT, doanh nghiệp phần mềm thuộc loại này, đang cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm cho thị trường. Doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm của hệ thống đổi mới, trong quá trình tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Doanh nghiệp muốn phát triển, muốn tăng cường năng lực cạnh tranh phải thường xuyên tiến hành các hoạt động đổi mới: đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị doanh nghiệp.... Muốn vậy doanh nghiệp phải đầu tư

75

nhiều vào hoạt động NC&TK, đào tạo nhân lực, coi đó là yếu tố quyết định đối với sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế;

- Về phía các tổ chức NC-TK, đẩy nhanh việc đổi mới các tổ chức nghiên cứu và triển khai theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành trên cơ sở có các tổng kết, đánh giá kịp thời, như việc: thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập, chuyển các viện nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, khuyến khích thành lập doanh nghiệp KH&CN...;

- Tăng cường liên kết giữa khu vực nghiên cứu và khu vực sản xuất; - Thiết lập mạng lưới/chùm SME phần mềm để liên kết hoạt động nhằm tăng cường sức mạnh của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.

b) Về chính sách đổi mới

Chính sách đổi mới, mặc dù được hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, song xét cho cùng đó là những biện pháp của Chính phủ có tác dụng khuyến khích các hoạt động đổi mới nhằm tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới, dịch vụ mới. Mỗi một doanh nghiệp để có thể đứng vững và phát triển được thì đổi mới nói chung, đổi mới công nghệ nói riêng là một hoạt động tất yếu. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới đã đạt được thành công đều có đề ra chính sách đổi mới phục vụ cho công cuộc phát triển công nghệ.

Ở Việt Nam, để xây dựng và phát triển chính sách đổi mới, cần thiết: - Tạo lập và duy trì môi trường pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động và tích cực đầu tư vào các hoạt động NC&TK.

- Hoàn thiện chính sách tiền tệ như: chính sách về thuế, tín dụng, các loại hình quỹ, các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho NC&TK…

76

- Hoàn thiện chính sách phi tiền tệ: chính sách về sở hữu trí tuệ, giáo dục, đào tạo… để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 73)