Nguồn nhân lực NC&TK trong các SME phần mềm

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 64)

Công nghiệp phần mềm được các nước đánh giá là ngành công nghiệp của nhân lực trình độ cao, của lao động trí tuệ, thế nhưng cái cốt lõi ấy các SME phần mềm ở Việt Nam đang còn rất yếu. Theo ông Phạm Tấn Công, Tổng thư ký Hiệp hội phần mềm Việt Nam Vinasa thì "Tất cả các quốc gia thành công về phần mềm đều có một đặc điểm chung là công tác đào tạo nhân lực đi trước một bước và họ phải làm rất tốt công tác đào tạo nhân lực thì mới thành công được" . Thực tế cũng cho thấy ngay cả những quốc gia mới nổi sau này như Trung Quốc, thì nhân lực cũng là chìa khoá dẫn họ tới thành công.

Nhận thức được điều đó, từ giữa năm 2004, Chính phủ đã thông qua Quyết định 331/QĐ-TTg ngày 6/4/2004 phê duyệt chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2010. Bên cạnh đó, Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các SME giai đoạn 2004- 2008 theo Quyết định số 143/2004/QĐ-TTg ngày 10/8/2004. Tiếp theo đó là hàng loạt các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến giáo dục, đào tạo và CNTT đã được ban hành. Tuy nhiên trên thực tế, những biến đổi về chủ trương vẫn làm cho cung không theo kịp cầu về nhân lực CNTT nói chung, nhân lực phần mềm nói riêng.

Cả nước có tới 80 trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành học liên quan tới CNTT với khoảng 40.000 sinh viên vào các trường mỗi năm, nhưng tỷ lệ sinh viên ra trường đạt được yêu cầu của doanh nghiệp cao nhất chỉ là một nửa. 72% sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm thực tiễn, 46% thiếu kiến thức ngành và 42% không biết làm việc nhóm, kém ngoại ngữ. Phương thức đào tạo cũ cũng đang tạo ra một hệ thống những kỹ sư phần

65

mềm thiếu tư duy sáng tạo mà chỉ làm theo những gì có sẵn. Các kỹ sư được đào tạo chỉ như những người “thợ” mà thiếu khả năng thiết kế, sáng tạo. Các sản phẩm phần mềm chỉ quanh quẩn những lĩnh vực đã có từ lâu như phần mềm kế toán, quản trị mà thiếu vắng những sản phẩm thuộc những lĩnh vực khác.

Bảng 8: Số trường đào tạo CNTT giai đoạn 2002-2006

Năm Đại học Cao đẳng

2002 55 69 2003 57 72 2004 62 74 2005 70 85 2006 80 103 2007 99 105

Nguồn: Niên giám CNTT - truyền thông 2008

Chỉ tính riêng ở TP. Hồ Chí Minh, theo thống kê của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố cho biết từ năm 2001 đến nay, các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo ngành CNTT trên địa bàn đã đào tạo chuyên môn cho trên 200.000 người, nhưng kết quả chỉ có khoảng 20.000 người được các doanh nghiệp, cơ quan tuyển dụng, chiếm khoảng 10% tổng số người đã được đào tạo. Trong khi đó rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ chuyên môn giỏi về CNTT vì đây là một trong hai địa phương (cùng với Hà Nội) tập trung nhiều nhất các doanh nghiệp CNTT so với các địa phương khác trong cả nước.Tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp đều không tuyển dụng đủ nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu của mình và có đến 90% doanh nghiệp sau khi tuyển dụng lao động ngành CNTT đã phải đào tạo lại, tốn rất nhiều kinh phí mới có thể sử dụng được.

66

Bảng 9 . Trình độ nhân lực trong các SME phần mềm

Trình độ Tỉ lệ (%)

Cao đẳng, diploma 14%

Cử nhân/kỹ sư 81%

Thạc sỹ 4%

Tiến sỹ 0

Nguồn: Hội tin học TP. Hồ Chí Minh, 2005

Nhìn vào bảng trên cho thấy nguồn nhân lực có trình độ từ đại học trở lên chiếm 86% là một con số không phải là nhỏ, song trên thực tế nguồn lực này chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

Nguyên nhân chính làm cho nguồn nhân lực CNTT nói chung, nhân lực phần mềm như hiện nay là công tác đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Đào tạo chính quy không đáp ứng được nhu cầu thực tế khi giáo trình xa rời thực tiễn đã khiến cho lượng sinh viên CNTT nói chung, nhân lực phần mềm nói riêng ra trường dù rất đông vẫn không đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Tình trạng chung đối với sinh viên mới ra trường là thiếu kiến thức chuyên ngành, thiếu tính sáng tạo, thiếu kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ thấp, trong khi đó đây là những yếu tố rất cần thiết đối với những người hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai trong doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghệ thông tin (Trang 64)