doanh, môi trường xã hội, trong đó có yếu tố quan trọng là tác động của hệ thống chính sách của Nhà nước.
Với tất cả những thực tế này, các SME phần mềm hiện nay đã, đang và sẽ rất cần sự định hướng, hỗ trợ của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước sẽ tạo những cơ hội tốt nhất để ngành công nghiệp phần mềm phát triển như: ưu đãi về thuế, tín dụng; đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho hoạt động phần mềm; hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động NC&TK, hoạt động đổi mới của SME phần mềm; đổi mới phương thức đào tạo nhân lực CNTT nói chung, nhân lực phần mềm nói riêng; khuyến khích hợp tác quốc tế... Mặt khác, các SME cần chủ động, nỗ lực sáng tạo, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có, không phụ thuộc hoàn toàn vào những chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ của Nhà nước là rất cần thiết song chỉ mang tính trợ giúp mà không phải là nhân tố chính quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Lịch sử phát triển CNTT của một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo, Trung Quốc đều chỉ ra điều đó.
3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động NC&TK trong SME CNTT CNTT
3.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển của các SME phần mềm phần mềm
Doanh nghiệp giữ vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn duy trì và phát triển đều cần thiết phải tiến hành các hoạt động đổi mới và chỉ thông qua hoạt động NC&TK thì hoạt động đổi mới của doanh nghiệp mới có thể được thực hiện một cách khoa
78
học, liên tục và hệ thống. Các SME phần mềm với đặc thù sản phẩm chứa đựng hàm lượng tri thức lớn cũng không nằm ngoài điều kiện đó.
Giải pháp: Mỗi SME phần mềm cần xây dựng chiến lược/ kế hoạch/ định hướng hoạt động NC&TK, hoạt động đổi mới trong từng giai đoạn cụ thể phù hợp với sự phát triển của ngành ở trong nước cũng như trên thế giới.