Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 66)

Kết luận: NHNo&PTNTVN thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính, việc

phân loại giúp việc nhận biết kịp thời các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời các khoản nợ xấu.

2.2.3.2. Định lượng rủi ro

Sau khi nhận diện các loại rủi ro thì các loại rủi ro sẽ được phân tích và đo lường mức độ để tìm nguyên nhân rủi ro nhằm có phương án đối phó, xử lý phù hợp. Tại

chứ để đo lường mức độ rủi ro thì ngân hàng chưa thực hiện được. Bởi vì ngân hàng chưa áp dụng được các phương pháp đo lường hiện đại nên chỉ tiến hành phân tích thông qua các báo cáo tài chính, dựa trên các chỉ tiêu để xác định nguyên nhân cũng như mức độ ảnh hưởng của rủi ro nhằm tìm biện pháp tác động để hạn chế tổn thất của những rủi ro đó.

2.2.3.3. Quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng được thể hiện qua hệ thống các biện pháp, công cụ quản lý tín dụng được văn bản hóa trong chính sách tín dụng, thể hiện quy định của ngân hàng nhằm hạn chế tối đa rủi ro tín dụng phát sinh cũng như tổn thất do rủi ro gây ra:

2.2.3.1. Xây dựng hệ thống chấm điểm rủi ro tín dụng

Do đặc thù khách hàng cá nhân tại địa bàn nên chi nhánh chưa tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân mà mới chỉ thực hiện với doanh nghiệp.

Trước mắt việc xếp hạng doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích quản lý rủi ro và hỗ trợ trong công tác ra quyết định cấp tín dụng được thể hiện trên tờ trình thẩm định của cán bộ QHKH và lưu trữ thông tin khách hàng. Sau một thời gian thực hiện chính sách ổn định sẽ xây dựng chính sách cụ thể đối với từng nhóm khách hàng. Trên cơ sở báo cáo kết quả triển khai thực tế, ngân hàng sẽ có trách nhiệm đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa quy trình để đảm bảo phù hợp với thực tế và tiến tới công nghệ hóa chương trình chấm điểm nhằm tự động hóa quá trình ra quyết định và ủy quyền mức phán quyết. Cụ thế quy trình tại Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang như sau:

Cán bộ QHKH trực tiếp chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng; Trưởng, phó phòng QHKH có nhiệm vụ kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng của cán bộ QHKH. Phòng QLTD phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng.

Bước 1. Thu thập thông tin

Cán bộ QHKH tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin từ các nguồn như Hồ sơ khách hàng cung cấp, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, kiểm tra thực tế, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng…

Bước 2. Xác định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam - chi nhánh Tuyên Quang chia ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp thành các nhóm để xây dựng biểu điểm. Việc phân loại ngành nghề căn cứ theo giấy phép kinh doanh, nếu doanh nghiệp đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề đem lại tỷ trọng doanh thu từ 50% trở lên trong tổng doanh thu hàng năm, hoặc chọn ngành có tiềm năng phát triển nhất.

Bước 3. Chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí là nguồn vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần và tổng tài sản.

Các doanh nghiệp được xếp loại theo quy mô: Từ 70-100 điểm thuộc quy mô lớn, từ 30-69 điểm thuộc quy mô vừa, dưới 30 điểm thuộc quy mô nhỏ.

Bước 4. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Cán bộ QHKH chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp theo các chi tiêu đánh giá bao gồm:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 66)