Kiểm tra kiểm soát với từng món vay cụ thể bao gồm cả khâu trước, trong và sau khi cho vay, kiểm tra trước và trong khi cho vay thường tập trung vào đảm bảo tiền vay,

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 34)

cho vay, kiểm tra trước và trong khi cho vay thường tập trung vào đảm bảo tiền vay, tính tuân thủ về việc cho vay có đúng đối tượng không , việc thẩm định và lập hợp đồng tín dụng, quy trình giải ngân vốn vay, kiểm soát khâu sau khi cho vay thường tập trung vào việc kiểm ta tình hình sử dụng vốn vay và khâu lưu trữ hồ sơ vay vốn.

1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản trị rủi ro tín dụng

Đối với bất kỳ hoạt động quản trị nào thì khâu kiểm tra đánh giá cũng có một vai trò rất quan trọng. Nó cung cấp cho nhà quản trị những thông tin cần thiết về những gì đã làm được, những gì chưa làm được cũng như những vấn đề cần được hoàn thiện. Kết quả của công tác đánh giá cũng giúp nhà quản trị đưa ra các gợi ý để việc thực hiện hoạt động được tốt hơn. Đối với công tác quản trị rủi ro thì điều này càng đặc biệt có nhiều ý nghĩa. Việc đánh giá phải chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như các nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp hoàn thiện tổ chức quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, việc đánh giá không phải chỉ tiến hành sau mỗi chu kỳ kinh doanh mà cần phải tiến hành ngay trong quá trình tổ chức, ở tất cả các khâu, các bộ phận có liên quan để trực tiếp hỗ trợ, chấn chỉnh các hoạt động ngay khi thực hiện và phát hiện kịp thời các bất cập để đề ra biện pháp khắc phục.

Để có cơ sở hợp lý trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng thì Ban Điều hành cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá đảm bảo tính khoa học. Việc đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng vừa có tác dụng tăng cường hiệu quả hệ thống quản lý nội bộ, bên cạnh đó công tác đánh giá cũng tạo ra niềm tin cho các đối tác giao dịch với ngân hàng tin tưởng vào chất lượng hoạt động của ngân hàng từ đó có thể không ngừng gia tăng uy tín cho ngân hàng.

1.2.4.1. Tiêu chí định tính

Theo tài liệu của Ủy ban Basel năm 2000 thì có 16 nguyên tắc về hệ thống quản trị rủi ro tín dụng mà các ngân hàng nên thiết lập. Tài liệu này không chỉ mang tính định hướng cho các cơ quan giám sát ngân hàng trong việc đánh giá hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng mà còn giúp các ngân hàng trong thực tế việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cũng như đánh giá hệ thống.

Các nguyên tắc được phân chia thành các nhóm cụ thể như sau: • Về thiết lập môi trường quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 34)