Định hướng hoạt động tín dụng và công tác quản trị RRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 109)

- Các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

3.1.2.Định hướng hoạt động tín dụng và công tác quản trị RRTD

b. Hạn chế đối với công tác giám sát rủi ro tín dụng

3.1.2.Định hướng hoạt động tín dụng và công tác quản trị RRTD

- Tăng trưởng TD ổn định, bền vững, không tăng trưởng nóng: Nếu những năm trước đây, tăng trưởng cao dư nợ cho vay TD được khuyến khích nhằm mở rộng cung tiền, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế, thì những năm gần đây, sự mở rộng

cung tiền, gia tăng TD vào những dự án, ngành, lĩnh vực kém hiệu quả đã ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế, dẫn tới những hậu quả tiêu cực như tạo ra một nền kinh tế lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế - tài chính, môi trường bị phá hoại... Do đó, Chính Phủ, NHNN đã định hướng phát triển chiều sâu và bền vững, theo đó chủ trương tăng trưởng hoạt động TD của Agribank nói chung và của Chi nhánh Tuyên Quang nói riêng là tăng trưởng ổn định, bền vững, chỉ đầu tư vào những dự án, doanh nghiệp, ngành, lĩnh vực hoạt động ổn định, chắc chắn và có hiệu quả. Hạn chế tối đa việc tăng trưởng nóng TD, chạy theo doanh số, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay vào các ngành có rủi ro cao như chứng khoán, bất động sản.

- Đa dạng hóa sản phẩm TD: SPTD không chỉ gói gọn theo các hình thức TD theo quy định của NN như trước đây là cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn nữa, mà trong nền KTTT các NHTM đã đa dạng thành rất nhiều sản phẩm TD. Hiện nay, Agribank Tuyên Quang định hướng phát triển các loại sản phẩm TD theo 3 đối tượng KH chính là:

 KH là các định chế tài chính như các NH, các công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư,... thì sản phẩm TD là các khoản cho vay lại qua các dự án do Agribank Tuyên Quang làm chủ vay vốn từ nước ngoài, hoặc các khoản cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,...

 KH là các doanh nghiệp: SPTD còn gọi là các SPTD bán buôn, bao gồm các khoản cho vay như: cho vay ngắn hạn theo hạn mức, bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ xuất khẩu, nhập khẩu, cho vay trung dài hạn đầu tư các dự án,...

 KH cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân: Là các sản phẩm TD bán lẻ, bao gồm như: các sản phẩm cho vay tiêu dùng (cho vay mua nhà, mua xe, mua sắm hàng tiêu dùng ...), các sản phẩm cho vay tự SXKD đối với cá nhân, hộ gia đình hoặc các doanh nghiệp tư nhân.

- Cải tiến QTTD, cơ cấu lại tổ chức hoạt động TD: Dự án chuyển đổi mô hình tổ chức từ chỗ toàn bộ hoạt động TD bao gồm quan hệ KH, thẩm định hồ sơ vay, quản lý nợ chỉ do một Phòng/ Ban TD đảm nhiệm theo kiểu truyền thống từ trước đến nay, thì nay chuyển thành các Phòng/ Ban chức năng riêng theo 3 Khối: Quan hệ KH; Quản lý rủi

ro; Quản lý TD và theo ngành dọc từ Hội sở chính đến các chi nhánh trực thuộc. Tuy nhiên, về mặt hình thức đã được chuyển đổi và phân định các công đoạn cho các bộ phận, nhưng về mặt tư tưởng và thói quen thì chưa thực sự chuyển đổi, vẫn còn những vẫn đề về trách nhiệm, về quy trình cần phải giải quyết triệt để trong thời gian tới.

- Chuyển dịch các cơ cấu TD: Chuyển dịch các cơ cấu TD theo một định hướng trong một thời gian nhất định là một nội dung quan trọng trong định hướng công tác QLRRTD. Để hạn chế tối đa RRTD có thể xảy ra, nhờ quá trình đánh giá, phân tích môi trường kinh tế vĩ mô, phân tích thị trường và tính đặc thù của NH, mà trong những giai đoạn cụ thể, phải đề ra định hướng chuyển dịch các cơ cấu TD một cách phù hợp nhất.

Trong giai đoạn tới, Agribank Tuyên Quang đã chủ trương chuyển dịch các cơ cấu tín dụng theo hướng: Đẩy mạnh cho vay đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư và khu dân cư, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn; tăng cho vay có tài sản bảo đảm, cho vay bằng ngoại tệ,...

- Nâng cao CLTD: Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tăng cường đào tạo nhân viên tín dụng và các cá nhân khác cùng tham gia trong hoạt động cung cấp dịch vụ để bồi dưỡng kỹ năng tiếp thị, bán hàng, các kiến thức liên quan đến các sản phẩm/dịch vụ hiện có và các sản phẩm/dịch vụ mới. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản trị rủi ro và quản trị nhân sự.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 109)