- Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, chi nhánh NHNo&PTNT Tuyên Quang phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng đã hạch toán
2.2.3.9. Kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà còn được quán triệt đến từng cán bộ của Agribank Tuyên Quang. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với
hiện kịp thời những biến động bất lợi; Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt…), khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trường và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa…
Để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra, Agribank Tuyên Quang có chủ trương yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm khi đầu tư dự án ho ặc khi vay không có tài sản bảo đảm. Giải pháp này đã phát huy tác d ụng đáng kể khi có rủi ro xảy ra, vì có nguồn hỗ trợ để bù đắp các tổn thất vốn vay.
Nội dung kiểm tra, giám sát và xử lý vốn vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang:
NHNo nơi cho vay có trách nhiệm và có quyền kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng theo quy trình và hướng dẫn của NHNo Việt Nam, nhằm đôn đốc khách hàng thực hiện đúng và đầy đủ những cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
o Kiểm tra trước khi cho vay: là việc thẩm định, tái thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định.
o Kiểm tra trong khi cho vay: Là việc kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ khách hàng, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay và các yếu tố chứng từ; Sự khớp đúng giữa chứng minh thư và người vay, giữa người nhận tiền và người có tên trên giấy đề nghị vay vốn,…
o Kiểm tra sau khi cho vay:
- Chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày giải ngân, cán bộ tín dụng phải kiểm tra việc sử dụng vốn vay và tài sản bảo đảm tiền vay.
Riêng đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; khách hàng vay cầm cố bằng giấy tờ có giá, Giám đốc Sở giao dịch, chi nhánh trực thuộc Trụ sở chính quy định cụ thể bằng văn bản việc kiểm tra sau khi cho vay (Số lượng khách hàng và mức dư nợ phải kiểm tra; thời điểm kiểm tra...) phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của từng địa phương.
Nội dung kiểm tra sau: