Cao trách nhiệm cá nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 54)

Ngân hàng đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.

Xuất phát từ thực trạng kinh tế xã hội địa phương và chính sách phát triển hoạt động tín dụng, Ban lãnh đạo chi nhánh đã bám sát định hướng định hướng phát triển kinh tế của tỉnh, chủ động có nhiều giải pháp hiệu quả trong điều hành HĐKD nên đã đạt được những kết quả khá cụ thể như sau:

2.2.1.3. Kết quả hoạt động tín dụng thời gian qua

Năm 2009 các chính sách vĩ mô của Nhà nước, trong đó có chương trình kích cầu đã phát huy hiệu quả, kinh tế dần ổn định và phát triển, cơ cấu giữa các ngành tương đối phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tuyên Quang. Trong khi đó Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Tuyên Quang thường xuyên quan tâm tới phát triển đa dạng các sản phẩm dịch vụ, có hệ thống cơ chế chính sách tín dụng, chính sách huy động vốn rõ ràng. Do vậy ngân hàng luôn giữ vững sự tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và ổn định.

Năm 2010, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh đã đẩy mạnh cho vay các thành phần kinh tế tại địa phương, thực hiện các cơ chế chính sách của Chính phủ về Tín dụng nông nghiệp, nông thôn góp phần phát triển kinh tế, chống suy giảm kinh tế và chống lạm phát.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu của hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng tài sản 528.454 932.272 1.295.488

Vốn huy động 395.525 585.265 635.197

Dư nợ cho vay 511.305 892.495 1.225.895

Lợi nhuận trước thuế 10.322 16.374 22.793

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2008, 2009, 2010 của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang)

Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2009 huy động vốn đạt 585.265 triệu đồng, tăng 48% so với năm 2008. Tuy nhiên năm 2010 huy động vốn đạt 635.197 triệu đồng tăng 9% so với năm 2009. Khả năng huy động vốn tăng chậm dần nguyên nhân là do sự xuất hiện của nhiều ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, với nhiều hình thức huy động linh hoạt và chính sách khuyến mãi hiệu quả, dẫn tới thị phần của NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang giảm dần.

Sau khi huy động vốn, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Trong năm 2009 cho vay của NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đạt 892.495 triệu đồng , tăng 75% so với năm năm 2008 và năm 2010 đạt 1.225.895 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2009. Đây là kết quả của sự năng

Mức tăng trưởng trong năm 2009 có sự đột biến là do ngân hàng đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ, chi nhánh tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn và tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2010 có phần giảm sút so với năm 2009 nguyên nhân là do sự kiểm soát của ngân hàng Trung ương nhằm cân đối giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng.

Về quy mô, tổng tài sản của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, tổng tài sản năm 2009 đạt 932.272 triệu đồng tăng 76% so với năm 2008 và đến năm 2010 đạt 1.295.488 triệu đồng, tăng 39% so với năm 2009. Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

2.2.2.1. Chiến lược Quản trị rủi ro tín dụng

Mặc dù luôn chú trọng đến tốc độ tăng trưởng tín dụng, ngân hàng vẫn tập trung xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tín dụng để đảm bảo có sự phát triển toàn diện và bền vững.

Ban lãnh đạo Ngân hàng chú trọng xây dựng hệ thống quản trị rủi ro toàn diện để đảm bảo có cách tiếp cận hệ thống, nhằm mục tiêu kiểm soát rủi ro ở tất cả các giai đoạn có khả năng phát sinh rủi ro tín dụng. Hoạt động quản trị rủi ro tuy không trực tiếp tạo ra doanh thu cho ngân hàng nhưng đây là hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng.

Ban lãnh đạo Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang đã nhận thức được tầm quan trọng này và đã ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Mặc dù hiện chi nhánh ngân hàng chưa thiết lập bộ phận quản trị rủi ro chuyên trách trong cơ cấu tổ chức hoạt động với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ

quyền hạn. Tuy nhiên chiến lược về quản trị rủi ro tín dụng đã bước đầu hình thành trong các chỉ đạo hoạt động tín dụng của chi nhánh.

Chiến lược về QTRR mang tính dài hạn còn kế hoạch QTRR là sự cụ thể hóa trong một giai đoạn nhất định nào đó. Thực tế Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang mới chỉ dừng lại ở việc lập một kế hoạch ngắn hạn cho từng năm. Còn về cách thức để triển khai chiến lược mang tính dài hạn thì cần phải được hoàn thiện để đảm bảo việc quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện một cách hiệu quả.

Kế hoạch QTRR tín dụng thực chất cũng chỉ là một phần nằm trong kế hoạch quản trị tín dụng nói chung bởi tại phòng tín dụng không có cán bộ nào chuyên trách về vấn đề rủi ro cả. Kế hoạch quản trị tín dụng bao gồm: quản lý khách hàng tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý điều hành tín dụng. Tuy nhiên ba bộ phận trên không tách rời mà hỗ trợ trực tiếp cho nhau. Bởi vậy khi thực hiện quản lý rủi ro tín dụng thì nhất thiết phải quan tâm đến cả công tác quản lý khách hàng và quản lý việc tổ chức điều hành tín dụng. Kế hoạch quản trị tín dụng được lập dựa trên kế hoạch kinh doanh tổng quát của ngân hàng, tình hình hoạt động của bộ phận tín dụng đến thời điểm lập và kết quả phân tích môi trường cũng như những dự báo hoạt động trong thời gian tới. Cụ thể trong kế hoạch về quản lý rủi ro tín dụng thì bao gồm:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 54)