QTRRTD giúp không ngừng cải tiến hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 112)

Phân công trách nhiệm cán bộ QTRR

Tồn tại lớn nhất trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang là chưa có cán bộ chuyên trách về quản trị rủi ro và cũng chưa thành lập được một phòng ban hay bộ phận chuyên trách nào về rủi ro. Quản trị rủi ro vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ với các cán bộ của ngân hàng. Để quy trình quản trị rủi ro tín dụng đi vào hoạt động và mang lại hiệu quả thực sự đòi hỏi phải giải quyết nhiều nhân tố có liên quan một cách đồng bộ trong đó trước hết ngân hàng phải xây dựng được chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế ngân hàng mình trên cơ sở đó thiết lập một cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng và đào tạo cán bộ vận hành. Với điều kiện của ngân hàng NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang hiện nay, việc đào tạo cán bộ về quản trị rủi ro là hết sức cần thiết.

Trong tương lai ngân hàng cần thiết phải xây dựng bộ phận chuyên trách xử lý các vấn đề rủi ro của toàn ngân hàng chứ không thể tiếp tục quản lý một cách rời rạc, nhỏ lẻ ở từng bộ phận, quản trị theo kiểu đối phó với từng rủi ro phát sinh ở các nghiệp vụ như tình trạng hiện nay.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, con người luôn là nhân tố then chốt quyết định thành bại của doanh nghiệp. Do vậy ngân hàng NN&PTNT tỉnh Tuyên Quang luôn chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Điều này rất có ý nghĩa vì quản trị rủi ro hiện còn khá mới mẻ với các ngân hàng nói chung nên việc đào tạo cán bộ những kiến thức về quản trị rủi ro đang rất được quan tâm.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì ngân hàng cần thực hiện:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 112)