Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 44)

- Tỷ lệ nợ xấu trên quỹ dự phòng

1.4.Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học với Việt Nam

giới và bài học với Việt Nam

Tại các ngân hàng thương mại trên thế giới, hoạt động quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng được tổ chức một cách chuyên nghiệp và khoa học. Tại mỗi ngân hàng đều có một bộ phận chuyên trách về quản trị rủi ro. Do yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao và cũng để tăng hiệu quả kinh doanh thì các ngân hàng thương mại hiện đại có xu hướng tách bộ phận quản lý rủi ro ra khỏi các bộ phận kinh doanh. Tại đây bộ phận quản trị rủi ro hoạt động độc lập với các phòng kinh doanh cũng như các phòng ban nghiệp vụ khác. Rủi ro được nghiên cứu một cách hệ thống và được tính toán đo lường cụ thể các mức độ của nó. Những số liệu này được chuyển về phòng ban nghiệp vụ để họ có thể chủ động trong kinh doanh. Như vậy, nói riêng trong lĩnh vực tín dụng thì phòng tín dụng sẽ không trực tiếp thực hiện việc đo lường rủi ro của các khách hàng hay các hồ sơ xin vay vốn mà có bộ phận chuyên trách giúp họ làm việc này. Điều này giúp cho việc sử dụng nguồn lực tốt hơn và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Hoạt động tài chính ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt, trước xu thế hội nhập, các tổ chức tài chính ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh cũng như nhiều loại hình rủi ro khác nhau. Tuy nhiên, tại Việt Nam, do xuất phát điểm của các ngân hàng khá thấp so với trung bình trong khu vực nên việc phải tập trung phát triển và quan tâm đến lợi nhuận được xem là ưu tiên số một. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các Ngân hàng Việt Nam hầu như vẫn đang bị bỏ ngỏ và chưa được đầu tư xây dựng một cách thỏa đáng và chuyên nghiệp. Đó là lí do vì sao, tỉ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề phát sinh do mất khả năng kiểm soát đang trở thành bài toán chưa có lời giải tại một số ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Một lưu ý lớn hiện nay của hệ thống NHTM là vấn đề rủi ro tín dụng. Nợ xấu là một tiêu chí để xem xét tầm quan trọng của vấn đề này ở hệ thống ngân hàng đang ở mức độ nào. Đặc biệt là việc nhiều NHTM có công ty mẹ, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược là

ngờ về việc một số ngân hàng có thể cố tình nới lỏng điều kiện cho vay đối với một số cá nhân hoặc tổ chức vì một số lý do nào đó, điều này có thể dễ dẫn tới những rủi ro tín dụng.

Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng ở thời điểm cuối năm 2009 ở mức 2,5% (tỷ lệ này năm 2008 là 2,1%), tỷ lệ nợ xấu đối với một số khoản vay đặc biệt ở mức khoảng 6,5%. Như đã phân tích việc tỷ lệ nợ xấu tăng là yếu tố quan trọng cho thấy “sức khỏe” của toàn khối ngân hàng. Chính vì vậy các ngân hàng Việt Nam phải đương đầu với nhiều khó khăn liên quan đến chất lượng tài sản và vốn, tăng trưởng tín dụng cao sẽ dẫn đến chất lượng các khoản vay đi xuống, các quy định thường lỏng lẻo hơn khi ngân hàng mở rộng quá nhanh.

Điều đáng lo nhất hiện nay của NH TMCP là họ gần như bỏ đi hoàn toàn chức năng quản lý rủi ro. Không phải một vài NH, mà hiện tại đang xảy ra ở đại bộ phận các NH TMCP. Nhiều quyết định hàng ngày của Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc ngân hàng chưa có tiếng nói của quản trị rủi ro. Áp lực tăng vốn điều lệ, chạy theo lợi nhuận khiến các ngân hàng đẩy mạnh tín dụng, bất chấp rủi ro. Nợ xấu của nhiều NH đang ở mức khá cao và tiềm ẩn rủi ro cho cả hệ thống.

Mặc dù các ngân hàng thương mại cũng có những biện pháp nhằm kiểm soát tỷ lệ tăng trưởng tín dụng, tập trung vào hiệu quả các hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro trong các ngân hàng thương mại hiện nay như tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn trong tổng dư nợ còn cao. Công tác khai thác và sử dụng thông tin tín dụng tại nhiều ngân hàng thương mại còn yếu, việc đánh giá rủi ro đối với khách hàng cho vay còn chưa thực hiện triệt để. Nguyên nhân là do công tác quản trị rủi ro chưa được tiến hành nghiêm ngặt, rủi ro tín dụng chưa được xác định, đo lường và giám sát một cách chặt chẽ.

Để đảm bảo được tăng cường chất lượng tín dụng an toàn, hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro, gần đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên các ngân hàng cần chủ động tích cực triển khai để có thể tăng cường hiệu quả quản trị rủi ro tín

Tóm lại, theo đánh giá chung về công tác QTRR của các ngân hàng trong khu vực, so sánh với một số nước điển hình như Singapore, Malaysia, Hàn quốc, và các ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế thì các NHTM Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của công tác quản trị rủi ro. Hoạt động quản trị rủi ro đã được nhắc đến từ khá lâu nhưng thực tế triển khai hoạt động này tại ngân hàng thương mại Việt Nam còn nhiều vấn đề đáng bàn. Bên cạnh chi phí cho việc tổ chức riêng một bộ phận chuyên trách về công việc này, chúng ta chưa có cán bộ được đào tạo chuyên môn về lĩnh vực này.

Hơn nữa một vấn đề gặp phải khác là thói quen trong tư duy và phương thức làm việc vốn có từ lâu. Ai cũng biết kinh doanh ngân hàng là chấp nhận rủi ro và các ngân hàng cũng cố gắng để giảm thiểu những rủi ro này. Tuy nhiên cách làm của họ là bộ phận nghiệp vụ nào tự làm công việc hạn chế rủi ro của bộ phận ấy, cán bộ nào tự chịu trách nhiệm với dự án mình phụ trách và rủi ro được xem xét theo từng giao dịch, từng hợp đồng cụ thể. Quản trị rủi ro ở NHTM Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc ước tính số lượng các giao dịch và phân tích rủi ro ở trạng thái tĩnh trong từng giao dịch. Về tổ chức hoạt động thì vẫn ở giai đoạn sơ khai. Chỉ ở các ngân hàng lớn hoặc các hội sở chính thì mới có trung tâm quản trị rủi ro riêng, còn tại các chi nhánh thì việc quản trị rủi ro được thực hiện tản mạn ở các phòng nghiệp vụ. Cụ thể trong lĩnh vực tín dụng, cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện chức năng cho vay, thu nợ lại phải kiêm luôn công tác thẩm định và quản lý rủi ro. Điều này làm quá tải công việc và lại làm giảm hiệu quả của từng công việc, bên cạnh đó cũng làm tăng nguy cơ vi phạm đạo đức ở các cán bộ tín dụng.

Thực tế các NHTM Việt Nam hầu như chưa ứng dụng xếp loại rủi ro tín dụng trong quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Có một số ngân hàng lớn đang thử nghiệm kỹ thuật xếp loại tín dụng đối với doanh nghiệp lớn, còn chấm điểm tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ, khách hàng cá nhân và xếp loại khoản vay thì hầu như chưa được đề cập đến.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại

Thứ nhất, ngân hàng nên tách bạch, phân công rõ chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và tuân thủ chặt chẽ các khâu trong quy trình cấp tín dụng. Quy trình cấp tín dụng của họ có thể khái quát như sau: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, thẩm định tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khoản vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong quy trình cấp tín dụng. Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á năm 1997 - 1998, rất nhiều ngân hàng của Thái Lan chỉ quan tâm đến tài sản thế chấp chứ không quan tâm nhiều đến dòng vận động của luồng tiền của khách hàng. Vì vậy, ngân hàng không chỉ chấp hành triệt để nguyên tắc tín dụng mà còn đặc biệt chú trọng đến thông tin của khách hàng như: tư cách, hiệu quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát vay, năng lực quản trị và điều hành, thực trạng tài chính...

Thứ ba, áp dụng các phương pháp cho điểm tín dụng khách hàng làm cơ sở ra quyết định.

Thứ tư, tuân thủ nguyên tắc phân quyền trong ra quyết định tín dụng. Tức là, quy định rõ ràng việc ra quyết định tín dụng theo mức tăng dần: mức phán quyết của một người, một nhóm người hay hội đồng quản trị.

Thứ năm, giám sát khoản vay sau khi ký kết hợp đồng. Sau khi cho vay, ngân hàng phải coi trọng việc kiểm tra, giám sát các khoản vay bằng cách tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, thường xuyên giám sát và đánh giá xếp loại khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 44)