chọn để cho vay vốn nhưng thực tế là khách hàng đó lại có thể trả nợ vay đúng hạn cho ngân hàng.
Ra quyết định và kiểm soát khoản vay a) Ra quyết định cho vay:
Sau khi đã sàng lọc và lựa chọn được khách hàng thì ngân hàng đã hoàn tất 3 khâu đầu tiên của quy trình cấp tín dụng là tiếp cận khách hàng, thông tin khách hàng và phân tích khách hàng. Lúc này ngân hàng đã có kết quả thẩm định khách hàng và thẩm định dự án. Công việc lúc này là sử dụng các kết quả tài chính đã phân tích để xem xét xem khách hàng có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định hay không. Năm điều kiện vay vốn khách hàng buộc phải thỏa mãn là:
1. Đủ tư cách pháp lý
2. Vốn vay được sử dụng hợp pháp
3. Khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo hoàn trả tiền vay đúng hạn cam kết
4. Khách hàng có phương án, dự án khả thi và hiệu quả 5. Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định.
b) Kiểm soát khoản vay:
Mục đích chính của kiểm soát khoản vay là theo dõi khoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay không và dự án sử dụng vốn có diễn ra như dự tính hay không. Ngân hàng tham gia kiểm soát dòng vận động của đồng vốn vay bằng các biện pháp sau:
Một là, kiểm soát việc giải ngân là nghiệp vụ ngân hàng cấp tiền cho khách
hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết theo hợp đồng. Việc của ngân hàng là phải kiểm soát việc chuyển hình thái này diễn ra đúng cam kết để ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Rủi ro trước hết nằm ở việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích. Bởi lẽ ngân hàng chỉ thẩm định phương án sử dụng vốn khách hàng cam kết và tính toán các rủi ro ở phương án này, nếu khách hàng sử dụng vào mục đích khác chưa được ngân hàng tính toán thì tiềm ẩn vô cùng nhiều rủi ro rằng đồng vốn đó liệu có thể hoàn giá trị để trả ngân hàng. Do đó để kiểm soát rủi ro này ngân hàng phải xử lý tốt bắt đầu từ khâu giải ngân. Biện pháp đầu tiên là giải ngân theo từng lần. Ngân hàng tính toán sự vận động của dòng tiền và hàng hóa để xác định khách hàng thực sư cần tiền ở những thời điểm nào trong quá trình thực hiện dự án và mỗi lần cần bao nhiêu tiền. Không phải toàn bộ tiền được giải
ngân ngay tư đầu mà cứ mỗi thời điểm khách hàng cần thì ngân hàng mới giải ngân từng bộ phận. Một biện pháp nữa cũng được ngân hàng sử dụng để kiểm soát rủi ro là sử dụng phương thức giải ngân bằng chuyển khoản thay vì đưa tiền mặt cho khách hàng.
Hai là, kiểm tra theo dõi quá trình thực hiện dự án là việc theo dõi dự án đưa
vào vận hành trong thực tế có hiệu quả hay không. Trước khi ký hợp đồng cho vay ngân hàng đã thẩm định dự án nhưng chỉ ở trên giấy tờ, mọi tính toán chỉ mang tính dự báo và lúc đó ngân hàng chưa thực sự bỏ tiền ra. Còn sau khi đã cho vay dự án đã diễn ra trong thực tế, chịu nhiều biến cố và ngân hàng đã bỏ tiền ra rồi nên thẩm định sau cho vay khó khăn hơn nhiều thẩm định trước cho vay. Mọi rủi ro xảy ra với dự án đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu nợ trong tương lai của ngân hàng.
Ba là, kiểm soát khách hàng là theo dõi sự tiếp tục thỏa mãn các điều kiện vay
vốn của khách hàng sau cho vay. Thông thường các ngân hàng chỉ quan tâm đến việc xem xét các điều kiện vay vốn của khách hàng trước khi ký kết hợp đồng còn việc khách hàng đó có còn thỏa mãn sau khi cho vay nữa hay không thì còn bị xem nhẹ. Tuy vậy, việc kiểm tra khách hàng sau khi cho vay có tầm quan trọng không kém. Vì lúc này khách hàng đang thực sự sử dụng đồng tiền của ngân hàng rồi nên ngân hàng nhất quyết phải kiểm soát được đồng tiền đó có được sử dụng đúng và an toàn hay không. Hơn nữa, việc kiểm tra khách hàng cũng sẽ giúp ngân hàng thực hiện những điều chỉnh cần thiết và hỗ trợ khách hàng.
Nội dung của viêc kiểm tra bao gồm: kiểm tra mục đích sử dụng vốn có đúng cam kết không, kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn, theo dõi việc thực hiện các điều khoản cụ thể đã thỏa thuận trong hợp đồng, theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận /cá nhân có liên quan tại ngân hàng.
Các khoản nợ có vấn đề là một mối đe dọa cho ngân hàng bởi chúng nếu không được xử lý kịp thời sẽ có thể trở thành khoản nợ gây mất vốn cho ngân hàng trong tương lai. Các biện pháp ngân hàng thường sử dụng để xử lý nợ xấu là: