Các biện pháp bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 85)

- Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, chi nhánh NHNo&PTNT Tuyên Quang phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng đã hạch toán

2.2.3.7.Các biện pháp bảo đảm tín dụng

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên, những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách

nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó ngân hàng cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế chấp, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay… Do đó tỷ lệ cho vay có bảo đảm bằng tài sản có xu hướng gia tăng, góp phần vào giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Tuy tỷ lệ tài sản bảo đảm được nâng cao nhưng tính thanh khoản của các tài sản còn hạn chế nên khả năng thu hồi nợ sẽ thấp hơn. Một số tài sản không có giấy tờ về quyền sở hữu (nhà xưởng, công trình xây dựng trên đất), một số tài sản khác là quyền đòi nợ mà khả năng kiểm soát nguồn thu rất khó khăn. Do đó, khi xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế rất phức tạp, cả về mặt pháp lý cũng như khả năng chuyển nhượng tài sản, mất rất nhiều thời gian và công sức.

Ngoài ra chi nhánh gặp không ít khó khăn khi hệ thống pháp luật Việt Nam hiện tại về bảo đảm tiền vay rất phức tạp, thủ tục phát mãi tài sản để xử lý nợ không dễ, tốn nhiều chi phí và thời gian. Chính vì vậy mà ngân hàng thường tiến hành giải ngân trước khi hoàn thành thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm. Hơn nữa thủ tục phá sản và thi hành án lại kém hiệu quả nên việc xử lý nợ xấu bằng cách thanh lý tài sản bảo đảm của khách hàng diễn ra chậm chạp và làm nản lòng người cho vay.

Tóm lại, ở đây tồn tại hai tiến trình song song đó là: cần phải áp dụng nhiều biện pháp để tăng dư nợ có tài sản bảo đảm, ngược lại cũng cần mở rộng cho vay không có tài sản bảo đảm mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng tốt, kiểm soát được rủi ro. Hai tiến trình trên bị chi phối rất nhiều bởi nhận thức và tâm lý của cán bộ ngân hàng, bởi xu hướng của thị trường tín dụng và bởi hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (Trang 85)