0
Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Thành tựu Phân loại nợ tín dụng

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 91 -91 )

- Các vi phạm khác theo quy định của pháp luật.

2.3.1. Thành tựu Phân loại nợ tín dụng

Phân loại nợ tín dụng

định 493, tức chủ yếu phân loại theo định tính tuổi nợ và theo quy định chung của NHNN. Nhưng từ năm 2007, việc phân loại nợ được Agribank Tuyên Quang tiến hành thực hiện theo Điều 7 Quyết định 493, tức là NH tự xây dựng cơ chế xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ phù hợp với CSTD của Agribank Tuyên Quang , được NHNN chấp thuận. Cơ chế phân loại nợ này chặt chẽ và phù hợp với đặc thù hoạt động TD của Agribank Tuyên Quang, các tiêu chí phân loại bao gồm cả định lượng theo tuổi nợ, theo các số liệu, chỉ tiêu tài chính và định tính theo các chỉ tiêu phi tài chính như trình độ, bằng cấp, nghề nghiệp, uy tín, tiềm năng,... của khách hàng.

Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng tại Agribank Tuyên Quang trong 3 năm qua đã không ngừng được điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm môi trường kinh doanh và tình hình hoạt động QLRRTD của Chi nhánh. CSTD đã được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo tuân thủ pháp luật, các quy định quản lý của NHNN, tuân thủ các nguyên tắc cấp TD, quản lý TD, QLRRTD. Đồng thời, phải đảm bảo định hướng phát triển hoạt động TD và kiểm soát CLTD, đảm bảo hiệu quả cho việc xây dựng và thực thi QTTD, quy trình quản lý, đo lường RRTD, quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động TD.

Bên cạnh chính sách tín dụng chung cho tất cả các nhóm khách hàng, ngân hàng cũng đã xây dựng những chính sách riêng cho từng nhóm khách hàng để đảm bảo phát huy hiệu quả của từng nhóm đối tượng khách hàng.

Quy trình tín dụng

Tại ngân hàng Agribank Tuyên Quang, quy trình tín dụng đã được xây dựng đầy đủ để hướng dẫn công tác tín dụng cho các bộ phận một cách hiệu quả nhất, cải thiện chất lượng công việc. Quy trình đã xác định rõ chức năng nhiệm vụ các phòng ban, các quy định hỗ trợ hoạt động tín dụng. Đồng thời quy trình cũng hỗ trợ cho công tác nhận diện rủi ro gắn liền với các bước của quy trình tín dụng.

Quản lý tài sản đảm bảo

Trong thời gian qua, Agribank Tuyên Quang giữ tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm ở mức cao. Hầu như các khoản vay tại chi nhánh đều có tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm bằng cách hoàn thiện toàn bộ hồ sơ tính pháp lý để bảo đảm quyền tối ưu cho NH khi phát mại tài sản và định kỳ tiến hành đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm.

Khả năng phân tán rủi ro

Ngân hàng thực hiện phân tán rủi ro thông qua mở rộng cho vay đa dạng các ngành nghề, tập trung vào các ngành nghề, lĩnh vực đang phát triển và chiếm thị phần nhỏ như cho vay thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu, cho vay tiêu dùng, mở rộng cho vay KH cá nhân, KH ngoài quốc doanh, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn, tăng tỷ trọng ngắn hạn, đa dạng hóa sản phẩm TD, cho vay đồng tài trợ các dự án lớn.

Cơ chế kiểm soát, theo dõi sau khi cho vay

Với việc đề ra cơ chế kiểm tra, theo dõi sau khi cho vay là: Định kỳ hàng tháng và đột xuất khi phát hiện KH vay có những thay đổi bất thường, CBTD phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, có biên bản kiểm tra lưu vào hồ sơ TD, nếu thiếu sẽ bị trừ điểm xếp loại CBTD. Nội dung kiểm tra, giám sát sau khi cho vay cũng được đầy đủ hơn như kiểm tra tình hình HĐKD chung của KH, kiểm tra doanh thu, chi phí, nợ phải thu, phải trả, kiểm tra tình trạng tài sản đảm bảo, kiểm tra các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng

vốn,... Với sự hỗ trợ ngày càng nhiều hơn các kênh thu thập thông tin, dữ liệu của KH vay, công tác kiểm tra giám sát sau khi cho vay ngày càng thực chất và có hiệu quả hơn.

Phân cấp thẩm quyền tín dụng

Tại ngân hàng, chính sách về phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng được thực hiện tốt. Đây là cơ sở quan trọng giúp ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Mọi sự thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng đề được phê duyệt căn cứ vào mức độ quan trọng của thông tin.

Từ những thành tựu đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, hoạt động tín dụng tại ngân hàng đã có những kết quả như sau:

* Phân tích tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh

Các chỉ tiêu về nợ quá hạn là những chỉ tiêu rất quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi người ta đánh giá rủi ro tín dụng cũng như hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Tuyên Quang

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ lệ NQH/TDN Số tiền Tỷ lệ NQH/TDN Số tiền Tỷ lệ NQH/TDN Tổng dư nợ 511.305 892.495 1.225.895 Nợ quá hạn 2.935 0.57% 11.789 1.32% 11.897 0.970%

(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu giới hạn tín dụng 2008-2010)

Theo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Có thể nói hoạt động tín dụng của chi nhánh là khá ổn định, tỷ lệ nợ quá

(1,32%) là do nguyên nhân khách quan của thị trường, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp khi lãi suất ngân hàng tăng cao các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả lãi dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến như vậy. Trong năm 2010 chi nhánh đã xử lý nợ xấu tốt hơn, việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn nên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm so với năm 2009.

* Phân tích thực trạng nợ xấu tại chi nhánh

Kết quả phân loại nợ trong thời gian gần đây cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang ngày càng nâng cao, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng giảm dần. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, công tác tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các nguyên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân loại nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang năm 2008-2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ cho vay (A) 511.305 892.495 1.225.895

Tổng nợ xấu (B) 18.304 9.912 9.528

Tỷ lệ nợ xấu (B/A) 3.58% 1.11% 0.78%

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang năm 2008-2010)

Với phương châm chất lượng đi đôi với tăng trưởng tín dụng, việc kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang luôn được quan tâm. Năm 2008, tổng nợ xấu là 18.304 triệu đồng chiếm 3,58% tổng dự nợ, năm 2009 nợ xấu là 9.912 triệu đồng chiếm 1.11% tổng dư nợ. Năm 2010 tổng nợ xấu tiếp tục giảm xuống chỉ chiếm 0,78% tổng dư nợ. Như vậy tỷ lệ

nợ xấu luôn duy trì ở mức độ an toàn, đặc biệt năm 2009, tình hình kinh tế biến động với sự khủng hoảng của thị trường bất động sản, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã đảm bảo chất lượng tín dụng bằng phương pháp chọn lọc kỹ các đối tượng cho vay trong lĩnh vực bất động sản nhờ đó đã giảm được tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này.

* Phân tích tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Là một trong ba ngân hàng quốc doanh hoạt ộng uy tín trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang chủ yếu là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên tình hình nợ xấu của chi nhánh cũng tập trung chủ yếu vào khách hàng ngoài quốc doanh, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4 Cơ cấu nợ xấu theo thành phần kinh tế

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Nợ xấu Tỷ trọng(%) Nợ xấu Tỷ trọng(%) Nợ xấu Tỷ trọng(%)

DN QD 10.253 56.02% 3.123 31.51% 453 4.75% DNNQD 8.051 43.98% 6.789 68.49% 9.075 95.25% Tổng nợ xấu 18.3 04 100.00% 9. 912 100.00% 9.52 8 100.00%

(Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Tuyên Quang năm 2008-2010)

Năm 2008 nợ xấu của các đơn vị ngoài quốc doanh là 8.051 triệu đồng chiếm 43.98% chủ yếu tập trung vào Công ty TNHH Xây dựng Hùng Phát với tổng nợ lên đến 7.820 triệu đồng.

năm 2009 với các biện pháp tích cực thu hồi nợ xấu Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tuyên Quang đã thu hồi được hơn 4.432 triệu đồng nợ xấu của Công ty cổ phần Sản xuất thức ăn gia súc thuộc thành phần kinh tế quốc doanh. Đây cũng là đơn vị có số dư nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ xấu của toàn chi nhánh.

Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu của thành phần quốc doanh tiếp tục giảm chỉ còn 453 triệu đồng chiếm 4.75% nguyên nhân chủ yếu là do nợ xấu của Công Ty Cổ phần Sản xuất thức ăn gia súc chỉ còn 145 triệu đồng. Trong khi đó nợ xấu của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh lại tiếp tục tăng lên đến 9.075 triệu đồng chiếm 95,25%.

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN QUANG (Trang 91 -91 )

×